Tập đoàn CMC hợp nhất hai đơn vị thành viên
Tập đoàn Công nghệ CMC hợp nhất hai công ty CMC TI và CMC Telecom để tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, nguồn lực, chi phí
Tập đoàn Công nghệ CMC vừa chính thức công bố hợp nhất hai đơn vị Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC và Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông CMC thành Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom).
Ông Hà Thế Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, việc hợp nhất trên nhằm tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, nguồn lực, chi phí, đồng thời để quy hoạch lại các mảng hoạt động, đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm tiềm năng,..
Theo CMC, ngay từ những năm 2007, tập đoàn đã sớm tham gia vào thị trường viễn thông Internet, song vướng mắc lớn nhất khi đó là chính sách sở hữu hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, vì thế mà CMC phải thành lập hai công ty trên. Dù vậy, trong quá trình hoạt động, hai công ty bộc lộ những bất cập như chồng lấn dịch vụ, hạn chế kinh doanh,...
Ông Minh cho biết, sau khi Luật Viễn thông có hiệu lực (năm 2011), cho phép mọi thành phần tham gia thị trường viễn thông, thì đây chính là cơ sở để CMC tiến hành hợp nhất hai công ty thành viên.
Tại thời điểm hợp nhất, CMC Telecom có vốn điều lệ là 192 tỷ đồng và con số này sẽ tăng lên 500 tỷ đồng vào 2015. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là truy nhập Internet, truyền số liệu, dữ liệu trực tuyến, VoiceIP, giá trị gia tăng.
Công ty này đặt ra mục tiêu tới 2015 sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, có hạ tầng ở 20 tỉnh/thành phố lớn và đạt ít nhất 250.000 khách hàng (CMC Telecom hiện có hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 50.000 khách hàng hộ gia đình).
Mới đây, trong đề án tái cấu trúc trình lên Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đề nghị hợp nhất một loạt các công ty thành viên chủ lực khác, gồm: Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hợp nhất với Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) hợp nhất với Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC).
Ông Hà Thế Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, việc hợp nhất trên nhằm tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, nguồn lực, chi phí, đồng thời để quy hoạch lại các mảng hoạt động, đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm tiềm năng,..
Theo CMC, ngay từ những năm 2007, tập đoàn đã sớm tham gia vào thị trường viễn thông Internet, song vướng mắc lớn nhất khi đó là chính sách sở hữu hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, vì thế mà CMC phải thành lập hai công ty trên. Dù vậy, trong quá trình hoạt động, hai công ty bộc lộ những bất cập như chồng lấn dịch vụ, hạn chế kinh doanh,...
Ông Minh cho biết, sau khi Luật Viễn thông có hiệu lực (năm 2011), cho phép mọi thành phần tham gia thị trường viễn thông, thì đây chính là cơ sở để CMC tiến hành hợp nhất hai công ty thành viên.
Tại thời điểm hợp nhất, CMC Telecom có vốn điều lệ là 192 tỷ đồng và con số này sẽ tăng lên 500 tỷ đồng vào 2015. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là truy nhập Internet, truyền số liệu, dữ liệu trực tuyến, VoiceIP, giá trị gia tăng.
Công ty này đặt ra mục tiêu tới 2015 sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, có hạ tầng ở 20 tỉnh/thành phố lớn và đạt ít nhất 250.000 khách hàng (CMC Telecom hiện có hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 50.000 khách hàng hộ gia đình).
Mới đây, trong đề án tái cấu trúc trình lên Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đề nghị hợp nhất một loạt các công ty thành viên chủ lực khác, gồm: Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hợp nhất với Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) hợp nhất với Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC).