Tập đoàn Dầu khí được lập quỹ tài chính tập trung
Tập đoàn Dầu khí cũng có thể huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu hoặc vay vốn
Đó là một trong những nội dung tại Quyết định số 36/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Ngoài ra, PVN cũng có thể huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, đồng thời chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Theo quyết định này, PVN sẽ nắm 100% vốn điều lệ của 6 công ty con; năm 50% vốn điều lệ của 11 công ty con khác. Đối với 2 công ty liên kết, PVN sẽ nắm dưới 50% vốn điều lệ và Viện Dầu khí Việt Nam, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô và Trường Đào tạo nhân lực dầu khí.
PVN sẽ được sử dụng vốn và tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài và tự định đoạt về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật. PVN chủ động kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Đồng thời, PVN có quyền quyết định các dự án đầu tư và giá mua, bán sản phẩm dịch vụ trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước định giá. PVN quyết định đầu tư thành lập mới, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con, các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Về các hoạt động của mình, PVN có chức năng tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật dầu khí.
Bên cạnh đó, PVN cũng trực tiếp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu khí theo quy định của pháp luật như: nghiên cứu, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí; kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cũng như thiết bị phục vụ cho ngành dầu khí; khảo sát thiết kế, sửa chữa các công trình phục vụ ngành dầu khí...
Quyết định này cũng quy định việc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện các quyền và chủ sở hữu đối với PVN thông qua việc quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu PVN theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến của các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; yêu cầu PVN báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của PVN.
Ngoài ra, PVN cũng có thể huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, đồng thời chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Theo quyết định này, PVN sẽ nắm 100% vốn điều lệ của 6 công ty con; năm 50% vốn điều lệ của 11 công ty con khác. Đối với 2 công ty liên kết, PVN sẽ nắm dưới 50% vốn điều lệ và Viện Dầu khí Việt Nam, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô và Trường Đào tạo nhân lực dầu khí.
PVN sẽ được sử dụng vốn và tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài và tự định đoạt về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật. PVN chủ động kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Đồng thời, PVN có quyền quyết định các dự án đầu tư và giá mua, bán sản phẩm dịch vụ trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước định giá. PVN quyết định đầu tư thành lập mới, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con, các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Về các hoạt động của mình, PVN có chức năng tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật dầu khí.
Bên cạnh đó, PVN cũng trực tiếp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu khí theo quy định của pháp luật như: nghiên cứu, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí; kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cũng như thiết bị phục vụ cho ngành dầu khí; khảo sát thiết kế, sửa chữa các công trình phục vụ ngành dầu khí...
Quyết định này cũng quy định việc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện các quyền và chủ sở hữu đối với PVN thông qua việc quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu PVN theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến của các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; yêu cầu PVN báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của PVN.