Tập đoàn Stavian: Phát triển bền vững để nối dài hành trình chinh phục bản đồ quốc tế
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của mọi quốc gia. Các ngành sản xuất và ngành hàng tiêu dùng - dịch vụ cần phải chủ động thay đổi để bắt nhịp với những bước tiến mới của toàn cầu...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỂ PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH, THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI THỊ TRƯỜNG
Sau hơn 6 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Xét trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu được cải thiện không ngừng với vị trí 51/165 quốc gia vào năm 2021. Có thể nói đây là thành tích đàng tự hào của những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã được cam kết.
Phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp có thể hiểu là chiến lược quản trị doanh nghiệp hài hòa giữa các yếu tố lợi ích về kinh tế (lợi nhuận, doanh thu) với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng. Theo chuyên gia, thông qua việc phát triển bền vững, các doanh nghiệp sẽ có sức bền dẻo dai hơn và khả năng thích ứng với hoàn cảnh cũng cao hơn. Do đó, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịch chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.
Tuy nhiên, việc phát triển các khối ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp hóa dầu, hoá chất, năng lượng, cơ khí chế tạo… vẫn rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo quá trình công nghiệp hóa đất nước là vô cùng cần thiết. Mỗi hành động, đóng góp nhỏ hướng tới hoạt động bền vững từ phía doanh nghiệp cũng góp phần đáng kể.
KIẾN TẠO NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG, TẬP ĐOÀN STAVIAN TỰ TIN THAM GIA CUỘC CHƠI TOÀN CẦU
Với gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nhựa và hóa dầu, Tập đoàn Stavian đang không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế là một trong những nhà phân phối hạt nhựa nguyên sinh và sản phẩm hóa dầu hàng đầu tại khu vực và trên thế giới. Doanh nghiệp cũng tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất bao bì nhựa sinh học tự hủy thân thiện môi trường lớn nhất Việt Nam với hệ thống sản phẩm đạt chứng nhận túi nylon thân thiện môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất như EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Đạt được sự phát triển như hiện tại, Tập đoàn Stavian đồng thời song song đẩy mạnh nâng cấp dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên – một trong những dự án mới nhất của Stavian một lần nữa khẳng định quyết tâm của doanh nghiệp về phát triển bền vững trong kinh doanh.
Đặt mục tiêu tăng cường tính chủ động về nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp nội địa với quy mô sản xuất 600.000 tấn Polypropylene/năm, dự án có tổng mức đầu tư ước tính lên đến 1,5 tỷ USD, sử dụng công nghệ bản quyền, dây chuyển sản xuất hiện đại nhất thị trường tới từ các quốc gia khối G7, đảm bảo tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về bảo vệ môi trường và đưa phát thải khí nhà kính ròng về 0 vào năm 2050.
Không chỉ có vậy, trong nhiều năm qua, Tập đoàn Stavian ghi dấu ấn với nhiều đóng góp cho cộng đồng thông qua các chương trình CSR ý nghĩa. Những hành động “vàng” có thể kể đến như việc hỗ trợ đồng bào khắc phục thiên tai lũ lụt ở khu vực miền Trung, ủng hộ tiền mặt và hiện vật cho Bộ Y tế cùng nhiều bệnh viện tuyến đầu toàn quốc phòng chống đại dịch Covid-19, hay hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng nhà ở tình nghĩa, tài trợ xây dựng trường học cho trẻ em vùng cao…
Thông qua việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chuẩn quốc tế và tập trung hướng đến các tiêu chí phát triển bền vững, Tập đoàn Stavian đang ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái doanh nghiệp tuần hoàn và nâng cao giá trị cạnh tranh trên bản đồ thương mại toàn cầu.