5 xu hướng mua sắm trên mạng xã hội định hình kinh doanh tiếp thị doanh nghiệp năm 2024

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Việc bắt kịp các xu hướng mới sẽ trở thành một công cụ hiệu quả để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hãng Meta, dựa trên dữ liệu nghiên cứu của mình, vừa đưa ra năm nhận định về xu hướng trên mạng xã hội mà doanh nghiệp cần lưu ý, nắm bắt để tận dụng trong năm 2024.

Thứ nhất, sự phát triển của thế hệ Gen Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2012) đang dần gia tăng sức ảnh hưởng khi họ bắt đầu có thu nhập, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Hiện tại, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang có hơn 500 triệu người thuộc thế hệ Gen Z. Ước tính đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm tới một phần tư dân số khu vực.

Báo cáo thường niên SYNC do Meta thực hiện cho thấy Gen Z sẽ là một phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi giới trẻ tại đây có lối sống gắn liền với công nghệ và các thiết bị số, với 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.

Năm xu hướng mạng xã hội mà doanh nghiệp cần lưu ý trong năm 2024.
Năm xu hướng mạng xã hội mà doanh nghiệp cần lưu ý trong năm 2024.

Thứ hai, báo cáo nghiên cứu cho thấy xu hướng hộ gia đình ít thành viên hay một thành viên đang ngày càng trở nên phổ biến khi có tới 3 quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm 10 quốc gia ở Châu Á- Thái Bình Dương đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang hình thức hộ gia đình độc thân.

Tại Việt Nam, hộ gia đình nhỏ và độc thân là các nhóm có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với 1,1% tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2023- 2030. Xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần, đồ điện gia dụng và sản phẩm thiết yếu cỡ nhỏ. Ngoài ra, những người tiêu dùng độc thân thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, tham gia các cộng đồng trực tuyến và theo dõi các nhà sáng tạo nội dung.

 
Năm 2024 sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn của các quy trình tiếp thị truyền thống. Kỷ nguyên của giai đoạn nhận thức, cân nhắc và mua hàng một chiều sẽ dần biến mất dưới tác động của chuyển đổi số. Để tiếp tục phát triển, các nhà tiếp thị phải chuyển đổi sang cách tiếp cận khác linh hoạt và toàn diện hơn. Vì vậy, năm 2024 sẽ mở ra một cánh cổng mới cho ngành tiếp thị.

Thứ ba, năm 2023 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI cũng như công nghệ Generative AI (AI tạo sinh). Báo cáo cho thấy có tới 45% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sau khi xem thông tin trên Facebook/Instagram, và 20% người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.

Ngoài ra, AI cũng góp phần thúc đẩy hiệu suất quảng cáo khi các nền tảng của Meta sử dụng AI để tăng cường tính năng tự động hóa cho các nhà quảng cáo. Kết hợp với công nghệ AI tiên tiến, Meta sẽ tiếp tục tăng cường các nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong năm 2024.

Thứ tư, ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cho thấy, cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp. Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp kinh doanh hội thoại giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như tin nhắn SMS, email hay các ứng dụng khác.

Các chuyên gia nhận định, trong năm 2024, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn thông qua tin nhắn như đặt chỗ khi đi du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hay mua sắm…

Thứ năm, các hình thức video ngắn như Reels đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Báo cáo của Meta và Factworks cho thấy thế hệ Millennial gắn kết với tính năng Reels, trong khi tỉ lệ những người thuộc thế hệ Gen Z theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng số, gắn thẻ thương hiệu hoặc sản phẩm trong bài đăng, và mua sản phẩm sau khi xem Reels cao hơn.

Đồng thời, nội dung từ các nhà sáng tạo trên Reels cũng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm. 67% người tham gia khảo sát cho biết họ tìm ra các thương hiệu và sản phẩm phù hợp từ các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng của Meta ít nhất hàng tuần, cao hơn khoảng 20% so với các nền tảng khác.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con