Chính phủ không có cơ sở “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế”
Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng việc thực hiện nghị quyết về gỡ khó cho doanh nghiệp
Hôm 9/7 vừa qua, Thủ tướng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Trí Dũng (An Giang) liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Khoản 14 mục 2 của nghị quyết này nêu rõ: xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014.
Thẩm quyền xóa nợ thuế thực hiện theo quy định tại khoản 22 điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Nghị quyết giao Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đối tượng doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế nói trên.
Đến nay, Chính phủ đã tổ chức thực hiện quy định này như thế nào, là chất vấn của đại biểu Dũng gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Vị đại biểu An Giang cũng muốn biết nếu quy định nêu trên không thể thực hiện thì do đâu? Doanh nghiệp vẫn đang trông được thụ hưởng thì giải thích, thông suốt thế nào về hiệu lực, tính khả thi của nghị quyết của Chính phủ nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp?
Ký thay Thủ tướng văn bản trả lời, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ đã đề ra 49 giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ và 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Đối với 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ (gồm: 9 giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp, 3 giải pháp về thuế giá trị gia tăng, 3 giải pháp về thuế thu nhập cá nhân và 7 giải pháp về quản lý thuế), Chính phủ đã ban hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 sửa đổi, bổ sung 4 nghị định về thuế. Bộ Tài chính cũng đã ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 119 sửa đổi, bổ sung 7 thông tư về thuế và Thông tư số 151 để thực hiện ngay từ tháng 10/2014.
Liên quan đến 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Về thuế báo cáo Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định, trong đó có giải pháp “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” như đã nói trên.
Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Về thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, nội dung về “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” đã không được Quốc hội thông qua, nên Chính phủ không có cơ sở để thực hiện, Phó thủ tướng trả lời đại biểu.
Với giải thích này, Phó thủ tướng khẳng định, những nội dung nêu tại Nghị quyết số 63 đã được chỉ đạo thực hiện đầy đủ.
Khoản 14 mục 2 của nghị quyết này nêu rõ: xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014.
Thẩm quyền xóa nợ thuế thực hiện theo quy định tại khoản 22 điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Nghị quyết giao Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đối tượng doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế nói trên.
Đến nay, Chính phủ đã tổ chức thực hiện quy định này như thế nào, là chất vấn của đại biểu Dũng gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Vị đại biểu An Giang cũng muốn biết nếu quy định nêu trên không thể thực hiện thì do đâu? Doanh nghiệp vẫn đang trông được thụ hưởng thì giải thích, thông suốt thế nào về hiệu lực, tính khả thi của nghị quyết của Chính phủ nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp?
Ký thay Thủ tướng văn bản trả lời, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ đã đề ra 49 giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ và 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Đối với 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ (gồm: 9 giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp, 3 giải pháp về thuế giá trị gia tăng, 3 giải pháp về thuế thu nhập cá nhân và 7 giải pháp về quản lý thuế), Chính phủ đã ban hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 sửa đổi, bổ sung 4 nghị định về thuế. Bộ Tài chính cũng đã ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 119 sửa đổi, bổ sung 7 thông tư về thuế và Thông tư số 151 để thực hiện ngay từ tháng 10/2014.
Liên quan đến 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Về thuế báo cáo Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định, trong đó có giải pháp “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” như đã nói trên.
Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Về thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, nội dung về “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” đã không được Quốc hội thông qua, nên Chính phủ không có cơ sở để thực hiện, Phó thủ tướng trả lời đại biểu.
Với giải thích này, Phó thủ tướng khẳng định, những nội dung nêu tại Nghị quyết số 63 đã được chỉ đạo thực hiện đầy đủ.