Hy Lạp chính thức cầu viện EU và IMF
Ngày 23/4, Hy Lạp đã chính thức đề nghị EU và IMF kích hoạt gói cứu trợ tài chính dành cho quốc gia này
Ngày 23/4, Hy Lạp đã chính thức đề nghị Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kích hoạt gói cứu trợ tài chính dành cho quốc gia này, với hy vọng nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo hãng tin AP, phát biểu tại thủ đô Athens, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou nói rằng, đã tới lúc nước này phải chính thức đề nghị các đối tác khởi động chương trình cứu trợ. “Thời điểm đó đã đến”, ông Papandreou nói.
Theo kế hoạch được thông qua tại Brussels (Bỉ) hôm 11/4, Hy Lạp sẽ được EU cho vay 30 tỷ Euro (khoảng 40 tỷ USD) trong thời hạn 1 năm với lãi suất 5%. Ngoài ra, Hy Lạp còn nhận được thêm khoản vay trị giá khoảng 10 tỷ Euro từ IMF.
Giám đốc điều hành BlueGold Capital Management LLP, Stephen Jen, nhận xét: “Số tiền trên là một khoản tài chính lớn, sẽ giúp giải quyết vấn đề của Hy Lạp”. Theo các nhà chức trách EU, khoản vay nói trên sẽ ở trạng thái chờ kích hoạt và được cấp ngay khi Athens có đề nghị.
Một ngày sau khi thông tin trên được công bố, Hy Lạp đã phát hành thành công 1,56 tỷ Euro trái phiếu. Tuy nhiên, Hy Lạp phải chấp thuận trả lợi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Lợi suất trái phiếu 12 tháng là 4,85%, 6 tháng là 4,55%. Trong khi, mức lợi suất trong đợt phát hành hồi tháng 1 lần lượt là 2,2% và 1,38%.
Đến ngày 15/4, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu cho biết, nước này muốn đàm phán về chương trình chính sách kinh tế trong nhiều năm với Ủy ban, Ngân hàng trung ương châu Âu và IMF. Lá thứ này đã giúp dọn đường cho việc lần đầu tiên IMF giải cứu một nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro.
Từ hôm 21/4, Hy Lạp đã bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán với Ủy ban châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và IMF về gói cứu trợ. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài 10 ngày.
Một nguồn tin Chính phủ Hy Lạp cho hay, Athens đã yêu cầu khởi động kế hoạch cho dù chi tiết vẫn đang được bàn thảo. “Các cuộc thương lượng vẫn đang được tiến hành với đại diện của IMF và Ngân hàng trung ương châu Âu để xác định nội dung chương trình”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Do chi tiết của gói cứu trợ vẫn chưa rõ ràng và một số nước trong khu vực sử dụng đồng Euro còn cần phải chờ Quốc hội thông qua, nên Hy Lạp sẽ không nhận được tiền ngay lập tức.
"Sẽ phải mất vài ngày nữa, tiền mới bắt đầu được gửi tới”, Thủ tướng Hy Lạp cho biết. Ông nói thêm rằng quyết định đề nghị giúp đỡ được đưa sau một số sự kiện diễn ra trong vài ngày qua, đặc biệt là việc đánh giá lại mức thâm hụt ngân sách và xếp hạng nợ của nước này hôm qua 22/4.
Theo Cơ quan thống kê thuộc EU, ngân sách của Hy Lạp thâm hụt nghiêm trọng hơn dự đoán ban đầu và có khả năng tồi tệ hơn trong thời gian tới. Trong khi, cơ quan đánh giá tín dụng Moody’s đã giảm bậc xếp hạng nợ của Hy Lạp từ A2 xuống A3 và cảnh báo nó còn có thể bị hạ thấp hơn.
Theo hãng tin AP, phát biểu tại thủ đô Athens, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou nói rằng, đã tới lúc nước này phải chính thức đề nghị các đối tác khởi động chương trình cứu trợ. “Thời điểm đó đã đến”, ông Papandreou nói.
Theo kế hoạch được thông qua tại Brussels (Bỉ) hôm 11/4, Hy Lạp sẽ được EU cho vay 30 tỷ Euro (khoảng 40 tỷ USD) trong thời hạn 1 năm với lãi suất 5%. Ngoài ra, Hy Lạp còn nhận được thêm khoản vay trị giá khoảng 10 tỷ Euro từ IMF.
Giám đốc điều hành BlueGold Capital Management LLP, Stephen Jen, nhận xét: “Số tiền trên là một khoản tài chính lớn, sẽ giúp giải quyết vấn đề của Hy Lạp”. Theo các nhà chức trách EU, khoản vay nói trên sẽ ở trạng thái chờ kích hoạt và được cấp ngay khi Athens có đề nghị.
Một ngày sau khi thông tin trên được công bố, Hy Lạp đã phát hành thành công 1,56 tỷ Euro trái phiếu. Tuy nhiên, Hy Lạp phải chấp thuận trả lợi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Lợi suất trái phiếu 12 tháng là 4,85%, 6 tháng là 4,55%. Trong khi, mức lợi suất trong đợt phát hành hồi tháng 1 lần lượt là 2,2% và 1,38%.
Đến ngày 15/4, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu cho biết, nước này muốn đàm phán về chương trình chính sách kinh tế trong nhiều năm với Ủy ban, Ngân hàng trung ương châu Âu và IMF. Lá thứ này đã giúp dọn đường cho việc lần đầu tiên IMF giải cứu một nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro.
Từ hôm 21/4, Hy Lạp đã bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán với Ủy ban châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và IMF về gói cứu trợ. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài 10 ngày.
Một nguồn tin Chính phủ Hy Lạp cho hay, Athens đã yêu cầu khởi động kế hoạch cho dù chi tiết vẫn đang được bàn thảo. “Các cuộc thương lượng vẫn đang được tiến hành với đại diện của IMF và Ngân hàng trung ương châu Âu để xác định nội dung chương trình”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Do chi tiết của gói cứu trợ vẫn chưa rõ ràng và một số nước trong khu vực sử dụng đồng Euro còn cần phải chờ Quốc hội thông qua, nên Hy Lạp sẽ không nhận được tiền ngay lập tức.
"Sẽ phải mất vài ngày nữa, tiền mới bắt đầu được gửi tới”, Thủ tướng Hy Lạp cho biết. Ông nói thêm rằng quyết định đề nghị giúp đỡ được đưa sau một số sự kiện diễn ra trong vài ngày qua, đặc biệt là việc đánh giá lại mức thâm hụt ngân sách và xếp hạng nợ của nước này hôm qua 22/4.
Theo Cơ quan thống kê thuộc EU, ngân sách của Hy Lạp thâm hụt nghiêm trọng hơn dự đoán ban đầu và có khả năng tồi tệ hơn trong thời gian tới. Trong khi, cơ quan đánh giá tín dụng Moody’s đã giảm bậc xếp hạng nợ của Hy Lạp từ A2 xuống A3 và cảnh báo nó còn có thể bị hạ thấp hơn.