Tết Dương lịch: Quá tải tàu xe có tiếp diễn?
Đi lại bằng tàu, xe khách trong dịp lễ, Tết vốn là điều “hãi hùng” đối với không ít người. Liệu tới đây tình hình này có tái diễn?
Đi lại bằng tàu, xe khách trong dịp lễ, Tết vốn là điều “hãi hùng” đối với không ít người. Liệu tới đây tình hình này có tái diễn?
Sinh viên Ngô Văn Dung, Đại học Ngoại Thương than thở, không chỉ vào các dịp lễ lớn trong năm mà chỉ cần vào các ngày cuối tuần, mỗi khi về nhà ở Ý Yên, Nam Định, sinh viên này đều phải chịu cảnh chen chúc trên các chuyến xe. Xe 45 chỗ nhưng hành khách được xếp lên tới 70 người, xe 24 chỗ, lượng khách thực tế cũng gấp đôi.
“Tết Dương lịch tới đây, nhiều cơ quan được nghỉ tới 3 ngày, chắc tình hình xe cộ còn tệ hơn”, Dung lo lắng.
Vẫn đáp ứng tốt nhu cầu?
Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam (bến xe Giáp Bát) lại cho rằng, mặc dù được nghỉ 3 ngày, nhưng do Tết âm lịch cũng sắp tới nên những người ở xa sẽ chờ tới kỳ nghỉ dài hơn.
Còn đối với những cự ly gần như Hà Nội- Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, dự kiến trong các ngày cao điểm bến xe sẽ tăng cường thêm khoảng 60-70 xe/ngày để phục vụ trên các tuyến này.
“Tình trạng “lèn” khách chỉ có thể xảy ra đối với một số tuyến đi về các huyện ở các địa phương này, do số lượng đầu xe ít”, ông Thành nhìn nhận.
Do đó, ông Thành khuyến cáo người dân nên vào bến để mua vé thay vì đứng đón xe ngoài đường. Điều này sẽ hạn chế tình trạng nhà xe thu vé cao hơn giá ngày thường cũng như tình trạng bị chen lấn, xô đẩy.
Ông Nguyễn Hữu Trúc, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Mỹ Đình cũng khẳng định: Sẽ không thiếu xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Dương lịch.
Nắm bắt lượng khách đi tuyến Mỹ Đình- Nam Định sẽ tăng khá mạnh nên công ty này đã có kế hoạch sẽ huy động thêm cũng như liên tục quay vòng xe để đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian sớm nhất.
Công ty Hoàng Long cũng đã có phương án đối với các tuyến Hà Nội- Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, được dự báo là lượng khách sẽ tăng mạnh.
Đối với ngành đường sắt, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban Kinh doanh vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay: theo dự báo, lượng khách đi lại trong dịp Tết Dương lịch sẽ chỉ tăng khoảng 1,5 lần so với ngày thường tương đương với khoảng hơn 10.000 khách/ngày. Với năng lực hiện tại, ngành đường sắt hoàn toàn có thể đáp ứng đủ các nhu cầu này.
Tuy vậy, phương án tăng chuyến vẫn được Tổng công ty tính tới, các kế hoạch dự phòng đều đã sẵn sàng. Theo đó, đối với các tuyến tàu địa phương như Hà Nội- Huế, Sài Gòn- Nha Trang, Hà Nội- Lào Cai, khi lượng khách tăng sẽ tổ chức nối thêm toa hoặc lập thêm các đôi tàu mới.
Về giá vé trong dịp Tết Dương lịch, theo đại diện các công ty sẽ vẫn giữ nguyên như hiện nay.
Tăng giá phải nhìn nhau?
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam dự báo đầu sang năm tới 2010, nhiều công ty vận tải sẽ phải điều chỉnh giá vé.
Cơ sở cho nhận định này là từ 1/4 đến nay, giá dầu diezel đã tăng 44%, xăng tăng 48%. Tuy nhiên, giá cước vận tải thì hầu như không tăng.
Thêm nữa, đầu năm 2010, lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng từ 10-15%. Điều này sẽ gây áp lực không nhỏ cho các công ty kinh doanh vận tải. Do đó, phương án điều chỉnh giá vé sẽ phải được nhiều hãng vận tải tính tới.
Bà Nguyễn Thị Bích, Giám sát phòng điều phối của Công ty Hoàng Long cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên, khi nào tăng giá và mức tăng là bao nhiêu thì vẫn còn trong kế hoạch và còn chờ vào động thái của các công ty khác.
Nhưng ông Nguyễn Hữu Trúc lại cho là, do mấy năm gần đây ngân hàng nới rộng cho vay đối với việc mua xe ô tô. Vì vậy, nhiều tư nhân và doanh nghiệp đã đổ xô đi mua xe để kinh doanh vận tải. Điều này đã dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu nên sức cạnh trên thị trường này là khá lớn. Do đó, khi muốn tăng giá các doanh nghiệp đều phải cân nhắc, tính toán rất nhiều. Như vậy, việc giá vé tới đây có tăng hay không vẫn còn phục thuộc vào nhiều yếu tố.
Sinh viên Ngô Văn Dung, Đại học Ngoại Thương than thở, không chỉ vào các dịp lễ lớn trong năm mà chỉ cần vào các ngày cuối tuần, mỗi khi về nhà ở Ý Yên, Nam Định, sinh viên này đều phải chịu cảnh chen chúc trên các chuyến xe. Xe 45 chỗ nhưng hành khách được xếp lên tới 70 người, xe 24 chỗ, lượng khách thực tế cũng gấp đôi.
“Tết Dương lịch tới đây, nhiều cơ quan được nghỉ tới 3 ngày, chắc tình hình xe cộ còn tệ hơn”, Dung lo lắng.
Vẫn đáp ứng tốt nhu cầu?
Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam (bến xe Giáp Bát) lại cho rằng, mặc dù được nghỉ 3 ngày, nhưng do Tết âm lịch cũng sắp tới nên những người ở xa sẽ chờ tới kỳ nghỉ dài hơn.
Còn đối với những cự ly gần như Hà Nội- Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, dự kiến trong các ngày cao điểm bến xe sẽ tăng cường thêm khoảng 60-70 xe/ngày để phục vụ trên các tuyến này.
“Tình trạng “lèn” khách chỉ có thể xảy ra đối với một số tuyến đi về các huyện ở các địa phương này, do số lượng đầu xe ít”, ông Thành nhìn nhận.
Do đó, ông Thành khuyến cáo người dân nên vào bến để mua vé thay vì đứng đón xe ngoài đường. Điều này sẽ hạn chế tình trạng nhà xe thu vé cao hơn giá ngày thường cũng như tình trạng bị chen lấn, xô đẩy.
Ông Nguyễn Hữu Trúc, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Mỹ Đình cũng khẳng định: Sẽ không thiếu xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Dương lịch.
Nắm bắt lượng khách đi tuyến Mỹ Đình- Nam Định sẽ tăng khá mạnh nên công ty này đã có kế hoạch sẽ huy động thêm cũng như liên tục quay vòng xe để đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian sớm nhất.
Công ty Hoàng Long cũng đã có phương án đối với các tuyến Hà Nội- Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, được dự báo là lượng khách sẽ tăng mạnh.
Đối với ngành đường sắt, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban Kinh doanh vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay: theo dự báo, lượng khách đi lại trong dịp Tết Dương lịch sẽ chỉ tăng khoảng 1,5 lần so với ngày thường tương đương với khoảng hơn 10.000 khách/ngày. Với năng lực hiện tại, ngành đường sắt hoàn toàn có thể đáp ứng đủ các nhu cầu này.
Tuy vậy, phương án tăng chuyến vẫn được Tổng công ty tính tới, các kế hoạch dự phòng đều đã sẵn sàng. Theo đó, đối với các tuyến tàu địa phương như Hà Nội- Huế, Sài Gòn- Nha Trang, Hà Nội- Lào Cai, khi lượng khách tăng sẽ tổ chức nối thêm toa hoặc lập thêm các đôi tàu mới.
Về giá vé trong dịp Tết Dương lịch, theo đại diện các công ty sẽ vẫn giữ nguyên như hiện nay.
Tăng giá phải nhìn nhau?
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam dự báo đầu sang năm tới 2010, nhiều công ty vận tải sẽ phải điều chỉnh giá vé.
Cơ sở cho nhận định này là từ 1/4 đến nay, giá dầu diezel đã tăng 44%, xăng tăng 48%. Tuy nhiên, giá cước vận tải thì hầu như không tăng.
Thêm nữa, đầu năm 2010, lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng từ 10-15%. Điều này sẽ gây áp lực không nhỏ cho các công ty kinh doanh vận tải. Do đó, phương án điều chỉnh giá vé sẽ phải được nhiều hãng vận tải tính tới.
Bà Nguyễn Thị Bích, Giám sát phòng điều phối của Công ty Hoàng Long cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên, khi nào tăng giá và mức tăng là bao nhiêu thì vẫn còn trong kế hoạch và còn chờ vào động thái của các công ty khác.
Nhưng ông Nguyễn Hữu Trúc lại cho là, do mấy năm gần đây ngân hàng nới rộng cho vay đối với việc mua xe ô tô. Vì vậy, nhiều tư nhân và doanh nghiệp đã đổ xô đi mua xe để kinh doanh vận tải. Điều này đã dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu nên sức cạnh trên thị trường này là khá lớn. Do đó, khi muốn tăng giá các doanh nghiệp đều phải cân nhắc, tính toán rất nhiều. Như vậy, việc giá vé tới đây có tăng hay không vẫn còn phục thuộc vào nhiều yếu tố.