Thái Lan sắp thành “người già” ở Đông Nam Á
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tượng dân số già hóa luôn có mối quan hệ rất mật thiết tới sự tăng trưởng
Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á được cho là có được một nền tảng dân số trẻ trong hàng thập niên tới, thì Thái Lan lại đang đi ngược xu hướng này, dần dần trở nên già cỗi, hãng tin CNBC bình luận.
Theo CNBC, dân số của Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, đang trở nên già đi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Thái Lan vẫn chưa có những bước đi cần thiết để chuẩn bị cho sự thay đổi nhân khẩu học này.
Liên hiệp quốc dự tính dân số trong độ tuổi lao động (15 đến 64 tuổi) ở Thái Lan sẽ đạt đỉnh vào năm 2017. Báo cáo cũng cho thấy, số lượng người có độ tuổi từ 65 trở lên ở Thái Lan đã đạt con số 8,9% vào năm 2010 và dự kiến nhanh chóng tăng lên mức 19,5% trong năm 2030. "Tình trạng già hóa dân số ở Thái Lan là rất nghiêm trọng", chuyên gia Su Sian Lim của ngân hàng HSBC khu vực Đông Nam Á nhận định.
Theo ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofAML), Thái Lan là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sẽ phải gia nhập cùng với nhóm các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, chứng kiến tình trạng già hóa dân số trong thập niên tới. Các chuyên gia phân tích của BofAML nhận định rằng, Thái Lan sẽ sớm trở thành "người già" ở khu vực Đông Nam Á.
Trên thực tế, không phải tới tận bây giờ mới có những cảnh báo về tình trạng già hóa dân số ở Thái Lan, mà nhiều chuyên gia dân số ở chính quốc gia này ngay từ sớm đã nhận thức được mối nguy hại đó. Tờ Nation hồi tháng 8 dẫn lời ông Kossit Panpiemras, Giám đốc Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESD) cho biết, vào năm 2040, một phần tư dân số Thái Lan sẽ trên 65 tuổi.
Theo ông, với việc tỉ lệ sinh ở nước này đang giảm, số người trong độ tuổi làm việc trong tương lai cũng sẽ ít đi. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước nên xem xét việc tuyên truyền tiết kiệm tiền để người dân có thể tự hỗ trợ tốt cuộc sống của mình sau khi về hưu. Ông nhận định, dân số già hóa sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Ông cũng dẫn chứng những thay đổi trong cấu trúc dân số ở Nhật Bản đã có những ảnh hưởng ra sao đối với kinh tế lớn thứ ba thế giới này. Theo The Nation, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng nói, một nền kinh tế được thúc đẩy bằng các chính sách tài chính và tiền tệ sẽ không bền vững bằng một nền kinh tế được thúc đẩy bằng năng suất sản xuất, kế hoạch hóa cấu trúc dân số và tiền tiết kiệm.
Cụ thể hơn, tình trạng dân số già hóa luôn có mối quan hệ rất mật thiết tới sự tăng trưởng, do một lượng lớn sản phẩm làm ra sẽ biến mất khi số người trong độ tuổi lao động giảm xuống. Một nền tảng dân số già cỗi có thể gây ra vô số hệ quả có tính lâu dài đối với nền kinh tế, từ việc gây sức ép cho nền tài chính quốc gia, hệ thống y tế, an sinh xã hội cho đến việc hạ thấp tăng trưởng kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Seng Wun Song của ngân hàng CIMB tại Singapore, "chúng tôi thường nhìn nhận các nền kinh tế đang phát triển như Thái Lan có mức tăng trưởng hàng năm từ 5 đến 6%". Mức tăng trưởng như vậy sẽ trở thành một vấn đề khi nhân khẩu học trở nên già cỗi, chuyên gia này cho hay.
Các nhà kinh tế học cho rằng, Thái Lan cần nhanh chóng thực thi các chính sách giải quyết vấn đề suy giảm dân số theo cách mà Singapore đã làm trong vài năm gần đây. Singapore cũng từng đối mặt với vấn nạn dân số già và tỷ lệ sinh giảm, nhưng tình trạng này đã được cải thiện phần nào, nhờ chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bên cạnh đẩy mạnh chất lượng dân số.
Mặc dù việc tăng nhanh dân số nhập cư sẽ để lại những hệ luỵ về xã hội và chính trị, nhưng nó lại giúp Singapore bổ sung lực lượng lao động, tăng thêm tiềm năng sinh sản và làm giảm bớt ảnh hưởng từ tình trạng dân số già hoá ở quốc đảo này. Singapore đã kết hợp đẩy mạnh việc nhập cư nhân tài, người có đóng góp cho Singapore và người Singapore gốc Do Thái.
Theo các nhà phân tích, một trong những lựa chọn dành cho Thái Lan để đối phó với tình trạng già hóa dân số có thể là khuyến khích lao động nhập cư. Việc cải cách hệ thống giáo dục nhằm sinh ra một lượng lao động "năng suất hơn" cũng là việc mà chính phủ nước này cần cân nhắc. Song hơn hết, theo chuyên gia Lim của HSBC, Chính phủ Thái Lan cần hành động nhanh chóng.
Theo CNBC, dân số của Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, đang trở nên già đi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Thái Lan vẫn chưa có những bước đi cần thiết để chuẩn bị cho sự thay đổi nhân khẩu học này.
Liên hiệp quốc dự tính dân số trong độ tuổi lao động (15 đến 64 tuổi) ở Thái Lan sẽ đạt đỉnh vào năm 2017. Báo cáo cũng cho thấy, số lượng người có độ tuổi từ 65 trở lên ở Thái Lan đã đạt con số 8,9% vào năm 2010 và dự kiến nhanh chóng tăng lên mức 19,5% trong năm 2030. "Tình trạng già hóa dân số ở Thái Lan là rất nghiêm trọng", chuyên gia Su Sian Lim của ngân hàng HSBC khu vực Đông Nam Á nhận định.
Theo ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofAML), Thái Lan là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sẽ phải gia nhập cùng với nhóm các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, chứng kiến tình trạng già hóa dân số trong thập niên tới. Các chuyên gia phân tích của BofAML nhận định rằng, Thái Lan sẽ sớm trở thành "người già" ở khu vực Đông Nam Á.
Trên thực tế, không phải tới tận bây giờ mới có những cảnh báo về tình trạng già hóa dân số ở Thái Lan, mà nhiều chuyên gia dân số ở chính quốc gia này ngay từ sớm đã nhận thức được mối nguy hại đó. Tờ Nation hồi tháng 8 dẫn lời ông Kossit Panpiemras, Giám đốc Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESD) cho biết, vào năm 2040, một phần tư dân số Thái Lan sẽ trên 65 tuổi.
Theo ông, với việc tỉ lệ sinh ở nước này đang giảm, số người trong độ tuổi làm việc trong tương lai cũng sẽ ít đi. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước nên xem xét việc tuyên truyền tiết kiệm tiền để người dân có thể tự hỗ trợ tốt cuộc sống của mình sau khi về hưu. Ông nhận định, dân số già hóa sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Ông cũng dẫn chứng những thay đổi trong cấu trúc dân số ở Nhật Bản đã có những ảnh hưởng ra sao đối với kinh tế lớn thứ ba thế giới này. Theo The Nation, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng nói, một nền kinh tế được thúc đẩy bằng các chính sách tài chính và tiền tệ sẽ không bền vững bằng một nền kinh tế được thúc đẩy bằng năng suất sản xuất, kế hoạch hóa cấu trúc dân số và tiền tiết kiệm.
Cụ thể hơn, tình trạng dân số già hóa luôn có mối quan hệ rất mật thiết tới sự tăng trưởng, do một lượng lớn sản phẩm làm ra sẽ biến mất khi số người trong độ tuổi lao động giảm xuống. Một nền tảng dân số già cỗi có thể gây ra vô số hệ quả có tính lâu dài đối với nền kinh tế, từ việc gây sức ép cho nền tài chính quốc gia, hệ thống y tế, an sinh xã hội cho đến việc hạ thấp tăng trưởng kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Seng Wun Song của ngân hàng CIMB tại Singapore, "chúng tôi thường nhìn nhận các nền kinh tế đang phát triển như Thái Lan có mức tăng trưởng hàng năm từ 5 đến 6%". Mức tăng trưởng như vậy sẽ trở thành một vấn đề khi nhân khẩu học trở nên già cỗi, chuyên gia này cho hay.
Các nhà kinh tế học cho rằng, Thái Lan cần nhanh chóng thực thi các chính sách giải quyết vấn đề suy giảm dân số theo cách mà Singapore đã làm trong vài năm gần đây. Singapore cũng từng đối mặt với vấn nạn dân số già và tỷ lệ sinh giảm, nhưng tình trạng này đã được cải thiện phần nào, nhờ chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bên cạnh đẩy mạnh chất lượng dân số.
Mặc dù việc tăng nhanh dân số nhập cư sẽ để lại những hệ luỵ về xã hội và chính trị, nhưng nó lại giúp Singapore bổ sung lực lượng lao động, tăng thêm tiềm năng sinh sản và làm giảm bớt ảnh hưởng từ tình trạng dân số già hoá ở quốc đảo này. Singapore đã kết hợp đẩy mạnh việc nhập cư nhân tài, người có đóng góp cho Singapore và người Singapore gốc Do Thái.
Theo các nhà phân tích, một trong những lựa chọn dành cho Thái Lan để đối phó với tình trạng già hóa dân số có thể là khuyến khích lao động nhập cư. Việc cải cách hệ thống giáo dục nhằm sinh ra một lượng lao động "năng suất hơn" cũng là việc mà chính phủ nước này cần cân nhắc. Song hơn hết, theo chuyên gia Lim của HSBC, Chính phủ Thái Lan cần hành động nhanh chóng.