Tham khảo ý kiến chuyên gia về áp giá trần, sàn vé máy bay
Áp giá trần, giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại ở ý kiến doanh nghiệp
Tại buổi họp báo quý 1 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 5/4, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc đưa ra giá sàn, giá trần đối với giá vé máy bay.
Việc đưa ra kiến nghị về mức giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại là ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời.
Hiện, Cục Hàng không đang tham khảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cũng như ý kiến của các bộ, ngành liên quan về vấn đề này.
“Cục Hàng không đang nghiên cứu đề xuất nâng giá trần, có giá sàn của hãng hàng không. Quyết định được đưa ra phải dựa trên hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, giá, cạnh tranh. Đồng thời, phải tính đến các yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô, điều kiện phát triển thực tiễn của ngành hàng không Việt Nam, tham khảo thực tiễn quốc tế và đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết thêm, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hàng không, bất cứ đề xuất gì của doanh nghiệp thì Bộ Giao thông Vận tải nói chung và Cục Hàng không nói riêng đều phải xem xét một cách cẩn trọng. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc áp giá vé hàng không tăng hay giảm đều ảnh hưởng lớn đến thị trường, không phải lĩnh vực nào cũng có thể để thị trường quyết định nhất là khi có phá giá, độc quyền.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng hiện nay người dân quan tâm đến giá sàn vé hàng không hơn là mức giá trần. Hiện Bộ đang giao Cục Hàng không nghiên cứu các nước lân cận. Tuy nhiên, việc áp giá trần giá sàn không vì lợi ích của hãng hàng không nào, quyết định được đưa ra phải vì lợi ích của người dân.
“Vấn đề này liên quan đến các hãng hàng không nên trước khi đưa ra quyết định Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình xin ý kiến của Chính phủ để có sự thống nhất từ đầu. Bộ sẽ tham mưu đầy đủ và báo cáo để thấy được tính chất giá trần, giá sàn ở Việt Nam và có câu trả lời”, ông Trường nói và cho biết thêm, lợi nhuận chính của các hãng hàng không phải là từ chất lượng dịch vụ chứ không phải tăng giá vé lên.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mạnh sắp tới Việt Nam sẽ có thêm cả hãng hàng không tư nhân quốc tế, vì vậy chính sách mới vừa tạo điều kiện cho người dân, lại vừa phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc này nhằm tránh tình trạng một số doanh nghiệp dịch vụ tăng lên nhưng lãi không tăng, thậm chí vẫn bị lỗ.
Trong dịp cao điểm sắp tới, ông Trường cho biết các hãng hàng không đều đã có đề xuất tăng mức giá vé 5%, điều này được cho là hợp lý vì nằm trong khung giá đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Trước đó, trong tháng 3, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có văn bản góp ý về khung giá vé máy bay gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, Vietnam Airlines đề xuất giá vé hạng phổ thông thấp nhất (sàn) cho một chuyến bay nội địa là 1,54 triệu đồng, cao nhất (trần) là 4,2 triệu đồng. Jetstar Pacific cũng kiến nghị áp dụng giá sàn từ 0,6 đến 1,2 triệu đồng tùy theo chặng bay.
Ngược lại, Vietjet Air không đồng tình khi cho rằng việc quy định giá sàn vé máy bay nội địa dù dưới hình thức nào cũng không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2014. Hơn nữa, quy định giá sàn dịch vụ vận chuyển hành khách cũng không còn phổ biến trên thế giới.
Việc đưa ra kiến nghị về mức giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại là ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời.
Hiện, Cục Hàng không đang tham khảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cũng như ý kiến của các bộ, ngành liên quan về vấn đề này.
“Cục Hàng không đang nghiên cứu đề xuất nâng giá trần, có giá sàn của hãng hàng không. Quyết định được đưa ra phải dựa trên hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, giá, cạnh tranh. Đồng thời, phải tính đến các yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô, điều kiện phát triển thực tiễn của ngành hàng không Việt Nam, tham khảo thực tiễn quốc tế và đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết thêm, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hàng không, bất cứ đề xuất gì của doanh nghiệp thì Bộ Giao thông Vận tải nói chung và Cục Hàng không nói riêng đều phải xem xét một cách cẩn trọng. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc áp giá vé hàng không tăng hay giảm đều ảnh hưởng lớn đến thị trường, không phải lĩnh vực nào cũng có thể để thị trường quyết định nhất là khi có phá giá, độc quyền.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng hiện nay người dân quan tâm đến giá sàn vé hàng không hơn là mức giá trần. Hiện Bộ đang giao Cục Hàng không nghiên cứu các nước lân cận. Tuy nhiên, việc áp giá trần giá sàn không vì lợi ích của hãng hàng không nào, quyết định được đưa ra phải vì lợi ích của người dân.
“Vấn đề này liên quan đến các hãng hàng không nên trước khi đưa ra quyết định Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình xin ý kiến của Chính phủ để có sự thống nhất từ đầu. Bộ sẽ tham mưu đầy đủ và báo cáo để thấy được tính chất giá trần, giá sàn ở Việt Nam và có câu trả lời”, ông Trường nói và cho biết thêm, lợi nhuận chính của các hãng hàng không phải là từ chất lượng dịch vụ chứ không phải tăng giá vé lên.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mạnh sắp tới Việt Nam sẽ có thêm cả hãng hàng không tư nhân quốc tế, vì vậy chính sách mới vừa tạo điều kiện cho người dân, lại vừa phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc này nhằm tránh tình trạng một số doanh nghiệp dịch vụ tăng lên nhưng lãi không tăng, thậm chí vẫn bị lỗ.
Trong dịp cao điểm sắp tới, ông Trường cho biết các hãng hàng không đều đã có đề xuất tăng mức giá vé 5%, điều này được cho là hợp lý vì nằm trong khung giá đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Trước đó, trong tháng 3, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có văn bản góp ý về khung giá vé máy bay gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, Vietnam Airlines đề xuất giá vé hạng phổ thông thấp nhất (sàn) cho một chuyến bay nội địa là 1,54 triệu đồng, cao nhất (trần) là 4,2 triệu đồng. Jetstar Pacific cũng kiến nghị áp dụng giá sàn từ 0,6 đến 1,2 triệu đồng tùy theo chặng bay.
Ngược lại, Vietjet Air không đồng tình khi cho rằng việc quy định giá sàn vé máy bay nội địa dù dưới hình thức nào cũng không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2014. Hơn nữa, quy định giá sàn dịch vụ vận chuyển hành khách cũng không còn phổ biến trên thế giới.