Thảm sát tại Paris đã diễn ra như thế nào?
Đối với Chính phủ của Tổng thống Pháp, những ngày sắp tới sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp
Thủ đô của nước Pháp lẽ ra đã có một buổi tối thứ Sáu bình thường như bao buổi tối thứ Sáu khác, khi người dân địa phương và du khách cùng xem biểu diễn nghệ thuật, thưởng thức một bữa ăn ở nhà hàng, hay nhấm nháp ly đồ uống để tạm quên đi những lo toan trong tuần.
Nhưng theo hãng tin Reuters, lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, nước Pháp và thế giới phải đặt câu hỏi vì sao mà thảm sát lại có thể xảy ra ở ngay giữa trung tâm của Paris hoa lệ.
Nhưng theo hãng tin Reuters, lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, nước Pháp và thế giới phải đặt câu hỏi vì sao mà thảm sát lại có thể xảy ra ở ngay giữa trung tâm của Paris hoa lệ.
Nhà hát Bataclan, nơi những kẻ khủng bố cướp đi mạng sống của hơn 100 người trong cuộc xả súng tối 13/11, chỉ nằm cách vài bước chân từ tòa soạn tạp chí biếm họa Charlie Hebdo, nơi xảy ra vụ tấn công đẫm máu hồi tháng 1 năm nay.
“Khi đang đi ra xe ôtô của mình, chúng tôi nhìn thấy hàng chục người chạy ra khỏi Bataclan”, bà Caterina Giardino, một người dân địa phương, nhớ lại. “Nhiều người trong số họ đầy máu. Tất cả đều la hét”.
Hiện còn chưa rõ diễn biến chính xác của các cuộc tấn công liên hoàn bằng bom và súng tại nhà hát Bataclan, sân vận động Stade de France, và một loạt nhà hàng khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, theo thông tin được xác định đến thời điểm này, vụ nổ đầu tiên xảy ra vào lúc 21h17 bên ngoài sân vận động quốc gia Pháp Stade de France, nơi hai đội tuyển bóng đá Pháp và Đức đang chơi một trận đấu giao hữu. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có mặt tại sân để theo dõi trận đấu này.
Hai phút sau đó, khán giả ở Stade de France nghe thấy một tiếng nổ lớn nữa.
Nhân chứng tại nhà hát Bataclan nghe thấy những kẻ tấn công hô khẩu hiệu Hồi giáo và chỉ trích vai trò của nước Pháp trong cuộc chiến chống IS do Mỹ dẫn đầu ở Syria.
Sau hai vụ nổ ngoài sân Stade de France, những kẻ tấn công đã ập vào Bataclan, nơi ban nhạc rock đến từ California Eagles of Death Metal đang biểu diễn trên sân khấu để quảng bá album thứ tư của họ. Đang say sưa thưởng thức âm nhạc, khán giả trong nhà hát bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn.
“Tôi quay đầu lại và nhìn thấy một trong những kẻ tấn công. Hắn còn rất trẻ, chỉ khoảng 20 tuổi”, nhà báo Julien Pearce của kênh truyền thanh Europe 1, người có mặt tại Bataclan, nhớ lại.
“Ban đầu tôi nghĩ đây là một phần của chương trình biểu diễn, có thể là pháo hoa hay thứ gì đó. Nhưng khi tôi quay lại và thấy hắn cầm súng tiêu liên và nhả đạn, thì tôi hiểu rằng đây không phải là chuyện đùa”, ông Pearce kể.
Khi kẻ tấn công ngừng bóp cò, Pearce luồn qua bên dưới sân khấu và chạy ra cửa thoát hiểm. Nhưng các nhân chứng khác cho biết, nhiều người khác trong nhà hát đã không được may mắn như vậy.
“Mọi người đổ xuống như những quân bài domino”, một nhân chứng 22 tuổi có tên Toon nói. Anh bước vào cửa nhà hát đúng lúc 3 tay súng bắt đầu cất tiếng hét đe dọa những người có mặt trong nhà hát.
“Một trong số bọn chúng đội một chiếc mũ lớn. Tất cả đều mặc đồ đen”, Toon kể. Ngay lập tức, thanh niên này quay gót và bỏ chạy.
Theo thông tin ban đầu, các thành viên của Eagles of Death Metal, ban nhạc thành lập vào cuối thập niên 1990, đều an toàn.
Bên ngoài nhà hát, sự hoảng loạn cũng lan rộng. Cảnh sát trưởng Paris Michel Cadot nói những kẻ khủng bố đã xả súng vào hàng loạt quán cà phê và nhà hàng xung quanh Bataclan trước khi tấn công vào nhà hát.
Một nhân chứng đã nhìn thấy một người đàn ông vừa chạy trên đường vừa hét lên: “Chiến tranh đã nổ ra rồi!” Một người Paris trẻ nói anh và 60 người khác đã ẩn nấp trong hầm rượu của một quán bar phía sau nhà hát suốt một giờ đồng hồ.
Nửa đêm, một vài tiếng nổ vang lên từ bên trong nhà hát Bataclan, không lâu sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande ra một tuyên bố cho biết cảnh sát đang tiến hành một chiến dịch để giải cứu những người còn mắc kẹt bên trong nhà hát.
“Chiến dịch của cảnh sát diễn ra vô cùng khó khăn. Những kẻ khủng bố cố thủ bên trong một tầng của nhà hát có bom trong người và đã kích hoạt. 4 tên đã bị tiêu diệt”, cảnh sát trưởng Cadot cho biết. Ngoài ra, còn có 4 kẻ tấn công khác bị tiêu diệt bên ngoài nhà hát.
Tổng thống Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc sau khi gọi vụ khủng bố là chưa từng có tiền lệ trên đất Pháp. Bộ Nội vụ Pháp từ chối cho biết liệu có còn kẻ tấn công nào chưa bị tiêu diệt hay không.
Đối với Chính phủ của ông Hollande, những ngày sắp tới sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp.
Liệu cuộc tấn công có liên quan tới vai trò của Pháp ở Syria hay không? Vì sao Pháp tiếp tục bị tấn công thay vì các thành viên khác trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu?
Lẽ ra sau vụ tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo, Pháp cần làm nhiều việc hơn nữa để ngăn ngừa tấn công khủng bố?
Và, liệu người Pháp có đủ dũng cảm để vượt qua nỗi sợ an ninh để bước ra đường, khi mà đất nước này phải hứng chịu hai vụ khủng bố chỉ trong vòng chưa đầy một năm?
“Khi đang đi ra xe ôtô của mình, chúng tôi nhìn thấy hàng chục người chạy ra khỏi Bataclan”, bà Caterina Giardino, một người dân địa phương, nhớ lại. “Nhiều người trong số họ đầy máu. Tất cả đều la hét”.
Hiện còn chưa rõ diễn biến chính xác của các cuộc tấn công liên hoàn bằng bom và súng tại nhà hát Bataclan, sân vận động Stade de France, và một loạt nhà hàng khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, theo thông tin được xác định đến thời điểm này, vụ nổ đầu tiên xảy ra vào lúc 21h17 bên ngoài sân vận động quốc gia Pháp Stade de France, nơi hai đội tuyển bóng đá Pháp và Đức đang chơi một trận đấu giao hữu. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có mặt tại sân để theo dõi trận đấu này.
Hai phút sau đó, khán giả ở Stade de France nghe thấy một tiếng nổ lớn nữa.
Nhân chứng tại nhà hát Bataclan nghe thấy những kẻ tấn công hô khẩu hiệu Hồi giáo và chỉ trích vai trò của nước Pháp trong cuộc chiến chống IS do Mỹ dẫn đầu ở Syria.
Sau hai vụ nổ ngoài sân Stade de France, những kẻ tấn công đã ập vào Bataclan, nơi ban nhạc rock đến từ California Eagles of Death Metal đang biểu diễn trên sân khấu để quảng bá album thứ tư của họ. Đang say sưa thưởng thức âm nhạc, khán giả trong nhà hát bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn.
“Tôi quay đầu lại và nhìn thấy một trong những kẻ tấn công. Hắn còn rất trẻ, chỉ khoảng 20 tuổi”, nhà báo Julien Pearce của kênh truyền thanh Europe 1, người có mặt tại Bataclan, nhớ lại.
“Ban đầu tôi nghĩ đây là một phần của chương trình biểu diễn, có thể là pháo hoa hay thứ gì đó. Nhưng khi tôi quay lại và thấy hắn cầm súng tiêu liên và nhả đạn, thì tôi hiểu rằng đây không phải là chuyện đùa”, ông Pearce kể.
Khi kẻ tấn công ngừng bóp cò, Pearce luồn qua bên dưới sân khấu và chạy ra cửa thoát hiểm. Nhưng các nhân chứng khác cho biết, nhiều người khác trong nhà hát đã không được may mắn như vậy.
“Mọi người đổ xuống như những quân bài domino”, một nhân chứng 22 tuổi có tên Toon nói. Anh bước vào cửa nhà hát đúng lúc 3 tay súng bắt đầu cất tiếng hét đe dọa những người có mặt trong nhà hát.
“Một trong số bọn chúng đội một chiếc mũ lớn. Tất cả đều mặc đồ đen”, Toon kể. Ngay lập tức, thanh niên này quay gót và bỏ chạy.
Theo thông tin ban đầu, các thành viên của Eagles of Death Metal, ban nhạc thành lập vào cuối thập niên 1990, đều an toàn.
Bên ngoài nhà hát, sự hoảng loạn cũng lan rộng. Cảnh sát trưởng Paris Michel Cadot nói những kẻ khủng bố đã xả súng vào hàng loạt quán cà phê và nhà hàng xung quanh Bataclan trước khi tấn công vào nhà hát.
Một nhân chứng đã nhìn thấy một người đàn ông vừa chạy trên đường vừa hét lên: “Chiến tranh đã nổ ra rồi!” Một người Paris trẻ nói anh và 60 người khác đã ẩn nấp trong hầm rượu của một quán bar phía sau nhà hát suốt một giờ đồng hồ.
Nửa đêm, một vài tiếng nổ vang lên từ bên trong nhà hát Bataclan, không lâu sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande ra một tuyên bố cho biết cảnh sát đang tiến hành một chiến dịch để giải cứu những người còn mắc kẹt bên trong nhà hát.
“Chiến dịch của cảnh sát diễn ra vô cùng khó khăn. Những kẻ khủng bố cố thủ bên trong một tầng của nhà hát có bom trong người và đã kích hoạt. 4 tên đã bị tiêu diệt”, cảnh sát trưởng Cadot cho biết. Ngoài ra, còn có 4 kẻ tấn công khác bị tiêu diệt bên ngoài nhà hát.
Tổng thống Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc sau khi gọi vụ khủng bố là chưa từng có tiền lệ trên đất Pháp. Bộ Nội vụ Pháp từ chối cho biết liệu có còn kẻ tấn công nào chưa bị tiêu diệt hay không.
Đối với Chính phủ của ông Hollande, những ngày sắp tới sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp.
Liệu cuộc tấn công có liên quan tới vai trò của Pháp ở Syria hay không? Vì sao Pháp tiếp tục bị tấn công thay vì các thành viên khác trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu?
Lẽ ra sau vụ tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo, Pháp cần làm nhiều việc hơn nữa để ngăn ngừa tấn công khủng bố?
Và, liệu người Pháp có đủ dũng cảm để vượt qua nỗi sợ an ninh để bước ra đường, khi mà đất nước này phải hứng chịu hai vụ khủng bố chỉ trong vòng chưa đầy một năm?