Thế giới sốc với vụ khủng bố Paris
Tổng thống Mỹ gọi vụ việc là một “cuộc tấn công nhằm vào toàn thể nhân loại”
Các quốc gia trên thế giới đồng loạt bày tỏ cảm giác sốc và bàng hoàng trước vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp đêm ngày 13/11.
“Đây thực sự là một ngày thứ Sáu đen tối đối với nước Pháp và toàn thế giới”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Bishop phát biểu trước báo giới tại thành phố Perth, Australia. “Nhân dân Pháp và lối sống của họ đang nằm dưới sự tấn công”, bà Bishop nói.
Trong bối cảnh các nguyên thủ quốc gia chuẩn bị đến Manila, Philippines để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tuần tới, giới chức nước chủ nhà tuyên bố đang đánh giá tình hình và sẽ có các biện pháp đảm bảo an toàn cho tất cả các nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, chủ nghĩa khủng bố có thể sẽ trở thành chủ đề “nóng” nhất trong chương trình nghị sự của hội nghị G-20 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần này. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hủy kế hoạch tham dự sự kiện này để giải quyết hậu quả của vụ khủng bố ở Paris.
Trong một bài viết trên trang Facebook cá nhân sáng 14/11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông bị sốc trước vụ khủng bố ở Pháp và khẳng định các nhà lãnh đạo G-20 sẽ đưa chủ đề khủng bố trở thành chủ đề “quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết” tại cuộc họp thượng đỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore K. Shanmugam ngày 14/11 cho hay nước này đã tăng mức độ cảnh báo an ninh, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm soát chống khủng bố.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết trên trang Twitter cá nhân: “Tôi cảm thấy sốc với những gì đã xảy ra ở Paris, nhưng chúng tôi tiếp tục đoàn kết và không lùi bước trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói nước này sốc nặng và phản đối mạnh mẽ vụ khủng bố ở Paris. Chủ nghĩa khủng bố là một thách thức chung của nhân loại, ông Hồng Lỗi nói trong một tuyên bố đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản khuyến cáo người dân nước này sang Pháp du lịch nên cẩn trọng. Phó chánh thư ký nội các Nhật Koichi Hagiuda nói không thể tha thứ cho những kẻ đã gây ra vụ tấn công và nước Nhật cùng với cộng đồng quốc tế sẽ quyết tâm đến cùng đáp trả những kẻ thủ ác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 14/11 đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Pháp.
Ông Lê Hải Bình cũng cho biết, ngày 14/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls.
“Đây thực sự là một ngày thứ Sáu đen tối đối với nước Pháp và toàn thế giới”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Bishop phát biểu trước báo giới tại thành phố Perth, Australia. “Nhân dân Pháp và lối sống của họ đang nằm dưới sự tấn công”, bà Bishop nói.
Trong bối cảnh các nguyên thủ quốc gia chuẩn bị đến Manila, Philippines để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tuần tới, giới chức nước chủ nhà tuyên bố đang đánh giá tình hình và sẽ có các biện pháp đảm bảo an toàn cho tất cả các nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, chủ nghĩa khủng bố có thể sẽ trở thành chủ đề “nóng” nhất trong chương trình nghị sự của hội nghị G-20 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần này. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hủy kế hoạch tham dự sự kiện này để giải quyết hậu quả của vụ khủng bố ở Paris.
Trong một bài viết trên trang Facebook cá nhân sáng 14/11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông bị sốc trước vụ khủng bố ở Pháp và khẳng định các nhà lãnh đạo G-20 sẽ đưa chủ đề khủng bố trở thành chủ đề “quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết” tại cuộc họp thượng đỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore K. Shanmugam ngày 14/11 cho hay nước này đã tăng mức độ cảnh báo an ninh, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm soát chống khủng bố.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết trên trang Twitter cá nhân: “Tôi cảm thấy sốc với những gì đã xảy ra ở Paris, nhưng chúng tôi tiếp tục đoàn kết và không lùi bước trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói nước này sốc nặng và phản đối mạnh mẽ vụ khủng bố ở Paris. Chủ nghĩa khủng bố là một thách thức chung của nhân loại, ông Hồng Lỗi nói trong một tuyên bố đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản khuyến cáo người dân nước này sang Pháp du lịch nên cẩn trọng. Phó chánh thư ký nội các Nhật Koichi Hagiuda nói không thể tha thứ cho những kẻ đã gây ra vụ tấn công và nước Nhật cùng với cộng đồng quốc tế sẽ quyết tâm đến cùng đáp trả những kẻ thủ ác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 14/11 đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Pháp.
“Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13/11/2015 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương”, ông Lê Hải Bình nói trong một tuyên bố được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao.
“Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà Chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng”.
Ông Lê Hải Bình cũng cho biết, ngày 14/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls.
Cùng ngày, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh và Thủ tướng New Zealand John Key cũng đã lên án vụ tấn công và gửi lời chia buồn sâu sắc tới nhân dân Pháp.
Là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên lên tiếng sau vụ khủng bố ở Paris, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói cảm giác của bà là “sốc nặng”.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh và Thủ tướng New Zealand John Key cũng đã lên án vụ tấn công và gửi lời chia buồn sâu sắc tới nhân dân Pháp.
Là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên lên tiếng sau vụ khủng bố ở Paris, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói cảm giác của bà là “sốc nặng”.
“Tâm trí của tôi trong thời khắc này đang hướng về nạn nhân của vụ tấn công khủng bố, thân nhân của họ và tất cả người dân ở Paris. Chính phủ Đức liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Pháp đã bày tỏ sự cảm thông và đoàn kết của nhân dân Đức với nhân dân Pháp”, bà Merkel nói trong một tuyên bố.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi vụ khủng bố ở nước Pháp là “một hành động tàn bạo nhằm khiến những thường dân vô tội cảm thấy khiếp sợ”, đồng thời cam kết sẽ làm tất cả những việc cần thiết để đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, ông Obama gọi vụ việc là một “cuộc tấn công nhằm vào toàn thể nhân loại”.
Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn tới nước Pháp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi vụ khủng bố ở nước Pháp là “một hành động tàn bạo nhằm khiến những thường dân vô tội cảm thấy khiếp sợ”, đồng thời cam kết sẽ làm tất cả những việc cần thiết để đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, ông Obama gọi vụ việc là một “cuộc tấn công nhằm vào toàn thể nhân loại”.
Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn tới nước Pháp.
“Nước Nga lên án mạnh mẽ những kẻ tấn công phi nhân tính và sẵn sàng hỗ trợ công tác điều tra để tìm ra những kẻ này”, ông Peskov nói.
Trên trang Facebook của Bộ Ngoại giao Nga, phát ngôn viên Maria Zakharova viết: “Người dân Paris và nước Pháp, chúng tôi đang ở bên các bạn. Hãy mạnh mẽ. Nỗi đau của các bạn cũng là nỗi đau của chúng tôi”.
Sau khi xảy ra vụ tấn công, Tổng thống Pháp Hollande đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới Pháp. Ông Hollande gọi đây là một vụ khủng bố chưa từng có tiền lệ ở Pháp và tới ngay hiện trường đẫm máu ở nhà hát Bataclan.
Trên trang Facebook của Bộ Ngoại giao Nga, phát ngôn viên Maria Zakharova viết: “Người dân Paris và nước Pháp, chúng tôi đang ở bên các bạn. Hãy mạnh mẽ. Nỗi đau của các bạn cũng là nỗi đau của chúng tôi”.
Sau khi xảy ra vụ tấn công, Tổng thống Pháp Hollande đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới Pháp. Ông Hollande gọi đây là một vụ khủng bố chưa từng có tiền lệ ở Pháp và tới ngay hiện trường đẫm máu ở nhà hát Bataclan.
Tại đây, Tổng thống Pháp cam kết sẽ tiến hành một cuộc chiến không khoan nhượng chống lại những kẻ khủng bố.