Thận trọng khi xuất khẩu lao động sang Mỹ
Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu lao động “màu mỡ” nhất, tuy nhiên, việc đặt chân vào thị trường này không hề dễ chút nào
Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu lao động “màu mỡ” nhất, tuy nhiên, việc đặt chân vào thị trường này không hề dễ chút nào.
Cơ hội cho lao động kinh nghiệm
Thông báo tuyển dụng của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà cho thấy, họ cần đến 200 lao động là thợ hàn đi xuất khẩu lao động sang Mỹ.
Tuy nhiên, những đối tượng lao động mà doanh nghiệp này nhắm đến là những người có kinh nghiệm.
Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, Tổng giám đốc Simco Sông Đà, kinh nghiệm ở đây không chỉ dừng lại ở tay nghề, mà cả kinh nghiệm của những lao động đã từng làm việc ở nước ngoài.
Ông Mỹ giải thích, lao động đã từng đi xuất khẩu, ngoài tác phong công nghiệp, vốn ngoại ngữ, họ còn có ý thức kỷ luật cao. Doanh nghiệp dịch vụ, môi giới có thể yên tâm với nạn lao động bỏ trốn.
Thực tế cho thấy, nhu cầu nhận lao động nhập cư của thị trường Mỹ khá lớn, song lại là thị trường kén lao động, đơn giản họ cảnh giác với nạn lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp và nạn nhập cư trái phép.
Nói về thị trường Mỹ, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Mỹ, khi thực tế đã có được những lao động đầu tiên sang được thị trường này.
Tuy nhiên, để ổn định và tạo cơ hội cho lao động vào thị trường thu nhập cao, chúng ta cần khai thác thị truờng một cách thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt chính sách nhập cư lao động của nước sở tại.
Với Mỹ, chính sách tiếp nhận lao động nhập cư khá “phức tạp”. Đầu tiên, những doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trước khi nộp hồ sơ xin tuyển dụng cho Bộ Lao động Hoa Kỳ, phải chứng minh được rằng trong một thời gian dài bằng nhiều cách, họ vẫn chưa thể tuyển được lao động họ cần tại Hoa Kỳ; hoặc công việc mà doanh nghiệp này cần tuyển không dành cho người bản địa.
Doanh nghiệp sử dụng lao động cũng cần nói rõ rằng những lao động họ tuyển cần có kiến thức, kỹ năng gì. Ngoài ra, họ cũng phải chứng minh được những lao động nước ngoài họ tuyển phải được làm việc trong môi trường tương đương người bản xứ, nhận mức lương tương đương người bản xứ.
Khi nhà tuyển dụng đáp ứng được tất cả những điều kiện trên, Bộ Lao động Hoa Kỳ sẽ cấp giấy xác nhận cho phép doanh nghiệp được tuyển lao động nước ngoàì, doanh nghiệp tiếp tục mang giấy phép này nộp cho bộ phận di trú Hoa Kỳ để bộ phận này xem xét lao động mà doanh nghiệp cần tuyển thuộc nhóm cấp visa nào. Hàng năm, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ công bố chỉ tiêu cụ thể.
Thông tin từ Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam, visa dành cho những người muốn vào Mỹ làm việc thuộc dạng H, thời hạn thường không quá một năm.
Cụ thể, visa dạng H1 dành cho những chuyên viên tay nghề cao, đặc biệt là các chuyên gia công nghệ thông tin. Dạng H2 hay còn gọi là visa ngắn hạn, dành cho lao động có thời vụ (H2A dành cho những lao động làm nông nghiệp, H2B là visa cho những lao động thuộc lĩnh vực hàn, xây dựng…).
Những dạng visa nói trên là dạng visa không di dân, vì vậy, khi lao động xin visa này phải chứng minh được họ có nhiều ràng buộc, nền tảng vững chắc ở Việt Nam, sau khi hết thời hạn làm việc ở Mỹ, nhất định họ sẽ về nước.
Doanh nghiệp là “ngân hàng thông tin”
Mặc dù Cục Quản lý lao động ngoài nước đã cho phép 4 doanh nghiệp tiến hành khai thác thị trường Mỹ tiềm năng, song suy cho cùng cũng chỉ là đơn phương cho phép, một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam nói.
Ông này nói, cho đến thời điểm này, Mỹ chưa ký bất cứ một thoả thuận nào với Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam cũng từng phát biểu với báo chí trong nước rằng, Mỹ không nhận lao động thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước. Ngược lại, Tổng lãnh sự hoặc Đại sứ quán Mỹ sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân lao động.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại hàng không, cho biết, với thị trường Mỹ, nên coi doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam như một “ngân hàng thông tin”, là địa chỉ cung cấp những thông tin cần thiết cho lao động có nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Vui lấy ví dụ, rất nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động sang Mỹ nhưng họ không biết phải bắt đầu như thế nào. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước sẽ khai thác và cung cấp cho lao động biết doanh nghiệp Mỹ nào đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài, đồng thời tư vấn và hướng dẫn lao động làm thủ tục, hồ sơ, đăng ký phỏng vấn để xin visa tại Đại sứ quán Mỹ.
“Ngoài ra, chúng tôi có thể định hướng, kết hợp đào tạo ngoại ngữ cho lao động, tư vấn cho lao động làm thế nào để có buổi phỏng vấn đạt hiệu quả, giúp họ có được những lập luận chứng minh sự ràng buộc ở quê nhà và cam kết hết hợp đồng lao động họ sẽ về nước”, ông Vui nói.
Ông Nguyễn Thiện Mỹ cũng cho rằng, khi lao động đặt chân vào được một thị trường nào đó, doanh nghiệp chỉ là yếu tố hỗ trợ, còn thành công lại phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người lao động.
Nếu lao động làm tốt, tạo được uy tín, thương hiệu cho lao động nước mình thì cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội đi xuất khẩu cho những lao động tiếp theo sẽ rất lớn. Ngược lại, nếu lao động thiếu ý thức, không tuân thủ quy định của nước sở tại, nguy cơ đánh mất thị trường hoàn toàn có thể xảy ra...
Cơ hội cho lao động kinh nghiệm
Thông báo tuyển dụng của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà cho thấy, họ cần đến 200 lao động là thợ hàn đi xuất khẩu lao động sang Mỹ.
Tuy nhiên, những đối tượng lao động mà doanh nghiệp này nhắm đến là những người có kinh nghiệm.
Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, Tổng giám đốc Simco Sông Đà, kinh nghiệm ở đây không chỉ dừng lại ở tay nghề, mà cả kinh nghiệm của những lao động đã từng làm việc ở nước ngoài.
Ông Mỹ giải thích, lao động đã từng đi xuất khẩu, ngoài tác phong công nghiệp, vốn ngoại ngữ, họ còn có ý thức kỷ luật cao. Doanh nghiệp dịch vụ, môi giới có thể yên tâm với nạn lao động bỏ trốn.
Thực tế cho thấy, nhu cầu nhận lao động nhập cư của thị trường Mỹ khá lớn, song lại là thị trường kén lao động, đơn giản họ cảnh giác với nạn lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp và nạn nhập cư trái phép.
Nói về thị trường Mỹ, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Mỹ, khi thực tế đã có được những lao động đầu tiên sang được thị trường này.
Tuy nhiên, để ổn định và tạo cơ hội cho lao động vào thị trường thu nhập cao, chúng ta cần khai thác thị truờng một cách thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt chính sách nhập cư lao động của nước sở tại.
Với Mỹ, chính sách tiếp nhận lao động nhập cư khá “phức tạp”. Đầu tiên, những doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trước khi nộp hồ sơ xin tuyển dụng cho Bộ Lao động Hoa Kỳ, phải chứng minh được rằng trong một thời gian dài bằng nhiều cách, họ vẫn chưa thể tuyển được lao động họ cần tại Hoa Kỳ; hoặc công việc mà doanh nghiệp này cần tuyển không dành cho người bản địa.
Doanh nghiệp sử dụng lao động cũng cần nói rõ rằng những lao động họ tuyển cần có kiến thức, kỹ năng gì. Ngoài ra, họ cũng phải chứng minh được những lao động nước ngoài họ tuyển phải được làm việc trong môi trường tương đương người bản xứ, nhận mức lương tương đương người bản xứ.
Khi nhà tuyển dụng đáp ứng được tất cả những điều kiện trên, Bộ Lao động Hoa Kỳ sẽ cấp giấy xác nhận cho phép doanh nghiệp được tuyển lao động nước ngoàì, doanh nghiệp tiếp tục mang giấy phép này nộp cho bộ phận di trú Hoa Kỳ để bộ phận này xem xét lao động mà doanh nghiệp cần tuyển thuộc nhóm cấp visa nào. Hàng năm, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ công bố chỉ tiêu cụ thể.
Thông tin từ Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam, visa dành cho những người muốn vào Mỹ làm việc thuộc dạng H, thời hạn thường không quá một năm.
Cụ thể, visa dạng H1 dành cho những chuyên viên tay nghề cao, đặc biệt là các chuyên gia công nghệ thông tin. Dạng H2 hay còn gọi là visa ngắn hạn, dành cho lao động có thời vụ (H2A dành cho những lao động làm nông nghiệp, H2B là visa cho những lao động thuộc lĩnh vực hàn, xây dựng…).
Những dạng visa nói trên là dạng visa không di dân, vì vậy, khi lao động xin visa này phải chứng minh được họ có nhiều ràng buộc, nền tảng vững chắc ở Việt Nam, sau khi hết thời hạn làm việc ở Mỹ, nhất định họ sẽ về nước.
Doanh nghiệp là “ngân hàng thông tin”
Mặc dù Cục Quản lý lao động ngoài nước đã cho phép 4 doanh nghiệp tiến hành khai thác thị trường Mỹ tiềm năng, song suy cho cùng cũng chỉ là đơn phương cho phép, một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam nói.
Ông này nói, cho đến thời điểm này, Mỹ chưa ký bất cứ một thoả thuận nào với Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam cũng từng phát biểu với báo chí trong nước rằng, Mỹ không nhận lao động thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước. Ngược lại, Tổng lãnh sự hoặc Đại sứ quán Mỹ sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân lao động.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại hàng không, cho biết, với thị trường Mỹ, nên coi doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam như một “ngân hàng thông tin”, là địa chỉ cung cấp những thông tin cần thiết cho lao động có nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Vui lấy ví dụ, rất nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động sang Mỹ nhưng họ không biết phải bắt đầu như thế nào. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước sẽ khai thác và cung cấp cho lao động biết doanh nghiệp Mỹ nào đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài, đồng thời tư vấn và hướng dẫn lao động làm thủ tục, hồ sơ, đăng ký phỏng vấn để xin visa tại Đại sứ quán Mỹ.
“Ngoài ra, chúng tôi có thể định hướng, kết hợp đào tạo ngoại ngữ cho lao động, tư vấn cho lao động làm thế nào để có buổi phỏng vấn đạt hiệu quả, giúp họ có được những lập luận chứng minh sự ràng buộc ở quê nhà và cam kết hết hợp đồng lao động họ sẽ về nước”, ông Vui nói.
Ông Nguyễn Thiện Mỹ cũng cho rằng, khi lao động đặt chân vào được một thị trường nào đó, doanh nghiệp chỉ là yếu tố hỗ trợ, còn thành công lại phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người lao động.
Nếu lao động làm tốt, tạo được uy tín, thương hiệu cho lao động nước mình thì cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội đi xuất khẩu cho những lao động tiếp theo sẽ rất lớn. Ngược lại, nếu lao động thiếu ý thức, không tuân thủ quy định của nước sở tại, nguy cơ đánh mất thị trường hoàn toàn có thể xảy ra...