Tháng Giêng: Vàng, xăng đều tăng giá rất mạnh
Tính chung toàn bộ tháng đầu năm, giá nhiều mặt hàng như vàng, xăng trên thị trường thế giới đều đã tăng rất mạnh
Mặc dù kết thúc phiên giao dịch đêm qua, các thị trường hàng hóa toàn cầu biến động khá mạnh do ảnh hưởng từ các thông tin kinh tế vĩ mô kém sắc từ Mỹ cùng tin tức mới được xem là lạc quan từ châu Âu, nhưng nhìn chung cả tháng 1, giá nhiều mặt hàng đã tăng rất mạnh, như vàng, xăng...
Giá xăng tăng 7,5%
Chốt phiên giao dịch thị trường năng lượng ngày 31/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 giảm 30 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 98,48 USD/thùng trên sàn New York, đưa mức giảm cả tháng 1 xuống 0,4%. Đầu ngày, giá dầu loại này có lúc vượt lên mức khá cao là 101,29 USD/thùng.
Thị trường dầu thô mở phiên trong bầu không khí lạc quan về tình hình châu Âu, nhưng các thông tin liên tiếp về niềm tin người tiêu dùng, giá nhà đất ở Mỹ cùng hoạt động kinh doanh tại khu vực Chicago đã kéo giá mặt hàng này xuống thấp vào cuối phiên. Khối lượng giao dịch trong ngày khá ảm đạm.
Một yếu tố khác cũng tác động khá mạnh lên thị trường dầu là đà tăng của đồng bạc xanh. Chốt phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã leo lên mức 79,292 điểm, từ mức chốt 79,142 điểm vào cuối phiên liền trước trên thị trường Bắc Mỹ.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 chốt phiên 31/1 tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,89 USD/gallon, dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 3,06 USD/gallon. Tính chung cả tháng đầu năm, giá xăng tăng vọt 7,5%, giá dầu sưởi tăng 4,4%.
Trên thị trường khí tự nhiên, giá mặt hàng này loại hợp đồng tháng 3 đã giảm 21 cent, tương ứng 7,7%, xuống chốt phiên 31/1 ở mức 2,5 USD/ triệu BTU. Đây là mức giảm giá trong một ngày lớn nhất của khí tự nhiên kể từ ngày 29/4/2010. Tính chung cả tháng 1, giá khí tự nhiên đã trượt 16%, cao nhất từ tháng 8/2010.
Giá vàng tăng 11%
Hiệp ước tài chính mới của Liên minh châu Âu là nguyên nhân chính khiến giá vàng đêm qua được đẩy lên mức cao nhất trong 8 tuần. Cụ thể, chốt phiên 31/1, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 6 USD, tương ứng 0,4%, lên 1.740,4 USD/ounce.
Phạm vi giao dịch của vàng kỳ hạn trong ngày là từ mức thấp nhất 1.727 USD cho tới mức cao nhất là 1.750,60 USD/ounce. Với vài phiên tăng điểm liên tiếp gần đây, tính chung tháng giao dịch vừa qua, giá mặt hàng kim loại quý này trên thị trường giao sau đã nhảy được 11%.
Không cùng chiều với thị trường vàng, giá các mặt hàng kim loại khác giảm khá mạnh trong ngày hôm qua do tác động từ loạt thông tin yếu kém về kinh tế Mỹ, nhưng tính chung cả tháng Giêng, giá các loại hàng hóa này đều đạt mức tăng rất mạnh.
Cụ thể, giá bạc giao tháng 3 giảm 27 cent, tương ứng 0,8%, xuống 33,26 USD/ounce, nhưng cả tháng qua, giá bạc kỳ hạn tăng 19%. Giá kim loại đồng giao cùng kỳ hạn chốt phiên 31/1 hạ 4 cent, tương ứng 1%, xuống còn 3,79 USD/lb, nhưng mức tăng trong toàn bộ tháng 1 là 10%.
Tương tự, giá palladium giao tháng 3 kết thúc ngày 31/1 đã hạ 2,15 USD, tương ứng 0,3%, xuống 686,35 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung tháng 1, giá kim loại này tăng 4,6%. Bạch kim giao tháng 4 chốt ngày hạ mạnh 28,2 USD, tương ứng 1,7%, xuống 1.588,10 USD/ounce, nhưng tính chung tháng 1, giá bạch kim tăng 13%.
Nhiều hàng nông sản lên giá
Trong khi đó, chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng đầu năm, giá của nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế đều tăng khá mạnh. Trong đó, giá ca cao tăng 11 USD, tương ứng 0,48% lên 2.291 USD/tấn. Giá ngô tương lai tăng 0,47% lên mức 642 cent/bushel.
Giá đậu tương giao sau trên thị trường quốc tế chốt phiên 31/1 tăng 0,38% lên 1.203,5 cent/bushel. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT tăng 0,36% lên 14,05 USD/cwt.
Ngược dòng, giá cà phê arabica quay đầu giảm 0,72% xuống còn 215,05 cent/lb. Giá bông kỳ hạn giảm 0,96% xuống mức chốt 93,25 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 0,88% xuống mức 23,64 cent/lb. Giá len tương lai trên sàn SFE giảm mạnh 2,25% xuống chốt ở 1.260 cent/kg.
Giá xăng tăng 7,5%
Chốt phiên giao dịch thị trường năng lượng ngày 31/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 giảm 30 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 98,48 USD/thùng trên sàn New York, đưa mức giảm cả tháng 1 xuống 0,4%. Đầu ngày, giá dầu loại này có lúc vượt lên mức khá cao là 101,29 USD/thùng.
Thị trường dầu thô mở phiên trong bầu không khí lạc quan về tình hình châu Âu, nhưng các thông tin liên tiếp về niềm tin người tiêu dùng, giá nhà đất ở Mỹ cùng hoạt động kinh doanh tại khu vực Chicago đã kéo giá mặt hàng này xuống thấp vào cuối phiên. Khối lượng giao dịch trong ngày khá ảm đạm.
Một yếu tố khác cũng tác động khá mạnh lên thị trường dầu là đà tăng của đồng bạc xanh. Chốt phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã leo lên mức 79,292 điểm, từ mức chốt 79,142 điểm vào cuối phiên liền trước trên thị trường Bắc Mỹ.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 chốt phiên 31/1 tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,89 USD/gallon, dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 3,06 USD/gallon. Tính chung cả tháng đầu năm, giá xăng tăng vọt 7,5%, giá dầu sưởi tăng 4,4%.
Trên thị trường khí tự nhiên, giá mặt hàng này loại hợp đồng tháng 3 đã giảm 21 cent, tương ứng 7,7%, xuống chốt phiên 31/1 ở mức 2,5 USD/ triệu BTU. Đây là mức giảm giá trong một ngày lớn nhất của khí tự nhiên kể từ ngày 29/4/2010. Tính chung cả tháng 1, giá khí tự nhiên đã trượt 16%, cao nhất từ tháng 8/2010.
Giá vàng tăng 11%
Hiệp ước tài chính mới của Liên minh châu Âu là nguyên nhân chính khiến giá vàng đêm qua được đẩy lên mức cao nhất trong 8 tuần. Cụ thể, chốt phiên 31/1, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 6 USD, tương ứng 0,4%, lên 1.740,4 USD/ounce.
Phạm vi giao dịch của vàng kỳ hạn trong ngày là từ mức thấp nhất 1.727 USD cho tới mức cao nhất là 1.750,60 USD/ounce. Với vài phiên tăng điểm liên tiếp gần đây, tính chung tháng giao dịch vừa qua, giá mặt hàng kim loại quý này trên thị trường giao sau đã nhảy được 11%.
Không cùng chiều với thị trường vàng, giá các mặt hàng kim loại khác giảm khá mạnh trong ngày hôm qua do tác động từ loạt thông tin yếu kém về kinh tế Mỹ, nhưng tính chung cả tháng Giêng, giá các loại hàng hóa này đều đạt mức tăng rất mạnh.
Cụ thể, giá bạc giao tháng 3 giảm 27 cent, tương ứng 0,8%, xuống 33,26 USD/ounce, nhưng cả tháng qua, giá bạc kỳ hạn tăng 19%. Giá kim loại đồng giao cùng kỳ hạn chốt phiên 31/1 hạ 4 cent, tương ứng 1%, xuống còn 3,79 USD/lb, nhưng mức tăng trong toàn bộ tháng 1 là 10%.
Tương tự, giá palladium giao tháng 3 kết thúc ngày 31/1 đã hạ 2,15 USD, tương ứng 0,3%, xuống 686,35 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung tháng 1, giá kim loại này tăng 4,6%. Bạch kim giao tháng 4 chốt ngày hạ mạnh 28,2 USD, tương ứng 1,7%, xuống 1.588,10 USD/ounce, nhưng tính chung tháng 1, giá bạch kim tăng 13%.
Nhiều hàng nông sản lên giá
Trong khi đó, chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng đầu năm, giá của nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế đều tăng khá mạnh. Trong đó, giá ca cao tăng 11 USD, tương ứng 0,48% lên 2.291 USD/tấn. Giá ngô tương lai tăng 0,47% lên mức 642 cent/bushel.
Giá đậu tương giao sau trên thị trường quốc tế chốt phiên 31/1 tăng 0,38% lên 1.203,5 cent/bushel. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT tăng 0,36% lên 14,05 USD/cwt.
Ngược dòng, giá cà phê arabica quay đầu giảm 0,72% xuống còn 215,05 cent/lb. Giá bông kỳ hạn giảm 0,96% xuống mức chốt 93,25 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 0,88% xuống mức 23,64 cent/lb. Giá len tương lai trên sàn SFE giảm mạnh 2,25% xuống chốt ở 1.260 cent/kg.