Tháng này sẽ trình Chính phủ nghị định mới xử phạt vi phạm về giá
Quản lý giá lại tiếp tục xuất hiện trong không ít các chất vấn bằng văn bản đã được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã “hứa” sẽ nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý về đăng ký giá, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết và xử phạt hành chính trong lĩnh vực này.
Báo cáo tổng hợp việc thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ bảy vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội đã nhắc lại nội dung nói trên và cho biết kết quả thực hiện từ sau kỳ họp đến nay.
Theo đó, Bộ đã ban hành một số thông tư, mở rộng đối tượng đăng ký giá đến tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá (trước đây chỉ yêu cầu đăng ký giá đối với doanh nghiệp Nhà nước)...
Ngoài ra, biểu mẫu và và thủ tục đăng ký giá được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng đơn giản hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong triển khai thực hiện.
Để tiếp tục tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 169 ngày 22/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để trình Chính phủ trong tháng 11/2010, Bộ trưởng cho biết.
Dự thảo Nghị định quy định cụ thể và bổ sung thêm các hình thức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh… và các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm ngăn ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự kiến, tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ tài chính lại tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội. Và quản lý giá lại tiếp tục xuất hiện trong không ít các chất vấn bằng văn bản đã được gửi đến Bộ trưởng.
Đại biểu Danh Út thống kê mặt hàng sữa từ năm 2009 đến nay tăng giá 20 lần, thép chỉ trong tháng 8 năm nay đã 5 lần tăng giá, còn đường tăng từ 11.000 đồng/kg lên 23.000 đồng/kg. Và, “đề nghị Bộ trưởng cho biết việc tăng giá trên có nằm trong quản lý giá của Nhà nước hay không, giải pháp bình ổn giá sắp tới như thế nào?”.
Nêu thực trạng từ khâu nhập khẩu tới người tiêu dùng, giá thuốc có sự chênh lệch quá lớn, có loại tăng đến 500%, đại biểu Vi Trọng Lễ chất vấn trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý giá mặt hàng này.
Bên cạnh nội dung nói trên, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng nhận được nội dung chất vấn liên quan đến phân bổ ngân sách, ngưỡng an toàn của nợ công và “mất mát thực sự của Vinshin”…
Tuy đã nhận được trả lời chất vấn của Bộ trưởng Ninh bằng văn bản, song một số vị đại biểu cho biết “chưa hài lòng, sẽ tiếp tục chất vấn tại hội trường” vào đầu tuần sau.
Báo cáo tổng hợp việc thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ bảy vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội đã nhắc lại nội dung nói trên và cho biết kết quả thực hiện từ sau kỳ họp đến nay.
Theo đó, Bộ đã ban hành một số thông tư, mở rộng đối tượng đăng ký giá đến tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá (trước đây chỉ yêu cầu đăng ký giá đối với doanh nghiệp Nhà nước)...
Ngoài ra, biểu mẫu và và thủ tục đăng ký giá được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng đơn giản hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong triển khai thực hiện.
Để tiếp tục tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 169 ngày 22/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để trình Chính phủ trong tháng 11/2010, Bộ trưởng cho biết.
Dự thảo Nghị định quy định cụ thể và bổ sung thêm các hình thức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh… và các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm ngăn ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự kiến, tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ tài chính lại tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội. Và quản lý giá lại tiếp tục xuất hiện trong không ít các chất vấn bằng văn bản đã được gửi đến Bộ trưởng.
Đại biểu Danh Út thống kê mặt hàng sữa từ năm 2009 đến nay tăng giá 20 lần, thép chỉ trong tháng 8 năm nay đã 5 lần tăng giá, còn đường tăng từ 11.000 đồng/kg lên 23.000 đồng/kg. Và, “đề nghị Bộ trưởng cho biết việc tăng giá trên có nằm trong quản lý giá của Nhà nước hay không, giải pháp bình ổn giá sắp tới như thế nào?”.
Nêu thực trạng từ khâu nhập khẩu tới người tiêu dùng, giá thuốc có sự chênh lệch quá lớn, có loại tăng đến 500%, đại biểu Vi Trọng Lễ chất vấn trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý giá mặt hàng này.
Bên cạnh nội dung nói trên, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng nhận được nội dung chất vấn liên quan đến phân bổ ngân sách, ngưỡng an toàn của nợ công và “mất mát thực sự của Vinshin”…
Tuy đã nhận được trả lời chất vấn của Bộ trưởng Ninh bằng văn bản, song một số vị đại biểu cho biết “chưa hài lòng, sẽ tiếp tục chất vấn tại hội trường” vào đầu tuần sau.