Thanh khoản ngoại tệ đang dư thừa
Nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài, chỉ báo về thanh khoản ngoại tệ ở mức dễ chịu, chỉ khoảng 60%
Ngày đầu tiên thực hiện chính sách mới về hạ trần lãi suất huy động USD, tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đứng yên, trên liên ngân hàng giao động khá rộng.
Trong ngày 28/9, giá USD bán ra tại các đầu mối lớn như Vietcombank, Eximbank… không có thay đổi, giữ nguyên ở mức 22.505 - 22.510 VND.
Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản được ghi nhận khá cao, tỷ giá đầu ngày giảm mạnh, được xem là một phản ứng trước quyết định hạ trần lãi suất USD mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, tỷ giá tăng trở lại sau đó và giao dịch trong khoảng 22.470 - 22.495 VND.
Như ở bài viết trước, điểm quan tâm của thị trường sau quyết định của chính sách là thanh khoản ngoại tệ có bị ảnh hưởng khi lãi suất giảm, đặc biệt là mức 0%/năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức.
Một cán bộ chuyên trách trực tiếp theo dõi dữ liệu hàng ngày cập nhật về Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống hiện đang dư thừa.
Theo cán bộ này, một biểu hiện cụ thể nhất là lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng nằm ở các mức rất thấp, sát với mức 0% trong thời gian gần đây.
“Thanh khoản ngoại tệ dư thừa, vì có hiện tượng tăng gửi USD vào ngân hàng và găm giữ. Theo tôi, phần lớn hiện tượng găm giữ này không vì lãi suất, mà có kỳ vọng và chờ đợi tỷ giá tiếp tục tăng”, cán bộ trên nhận định.
“Không vì lãi suất”, nhưng quyết định hạ trần, đặc biệt là quy định áp 0% lãi suất đối với tiền gửi USD của các tổ chức, mang ý nghĩa thông điệp lớn hơn: Ngân hàng Nhà nước đang cụ thể hóa lời nói của mình, bằng mọi biện pháp để đảm bảo tỷ giá nằm trong biên độ cho phép.
Mặt khác, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần khẳng định sẽ giữ ổn định tỷ giá không những trong những tháng cuối năm 2015 mà cả đầu năm 2016.
Trở lại với điểm chú ý về thanh khoản ngoại tệ, cuối chiều 28/9, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Thanh khoản ngoại tệ hiện nay của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang trong tình trạng ổn định”.
Cụ thể, nếu tính tỷ lệ tín dụng trên huy động ngoại tệ trên thị trường 1 trong nước chỉ ở mức khoảng 80%, trong khi giai đoạn 2011 - 2012 tỷ lệ này ở mức trên 100%. Còn nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 60%.
Trong ngày 28/9, giá USD bán ra tại các đầu mối lớn như Vietcombank, Eximbank… không có thay đổi, giữ nguyên ở mức 22.505 - 22.510 VND.
Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản được ghi nhận khá cao, tỷ giá đầu ngày giảm mạnh, được xem là một phản ứng trước quyết định hạ trần lãi suất USD mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, tỷ giá tăng trở lại sau đó và giao dịch trong khoảng 22.470 - 22.495 VND.
Như ở bài viết trước, điểm quan tâm của thị trường sau quyết định của chính sách là thanh khoản ngoại tệ có bị ảnh hưởng khi lãi suất giảm, đặc biệt là mức 0%/năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức.
Một cán bộ chuyên trách trực tiếp theo dõi dữ liệu hàng ngày cập nhật về Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống hiện đang dư thừa.
Theo cán bộ này, một biểu hiện cụ thể nhất là lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng nằm ở các mức rất thấp, sát với mức 0% trong thời gian gần đây.
“Thanh khoản ngoại tệ dư thừa, vì có hiện tượng tăng gửi USD vào ngân hàng và găm giữ. Theo tôi, phần lớn hiện tượng găm giữ này không vì lãi suất, mà có kỳ vọng và chờ đợi tỷ giá tiếp tục tăng”, cán bộ trên nhận định.
“Không vì lãi suất”, nhưng quyết định hạ trần, đặc biệt là quy định áp 0% lãi suất đối với tiền gửi USD của các tổ chức, mang ý nghĩa thông điệp lớn hơn: Ngân hàng Nhà nước đang cụ thể hóa lời nói của mình, bằng mọi biện pháp để đảm bảo tỷ giá nằm trong biên độ cho phép.
Mặt khác, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần khẳng định sẽ giữ ổn định tỷ giá không những trong những tháng cuối năm 2015 mà cả đầu năm 2016.
Trở lại với điểm chú ý về thanh khoản ngoại tệ, cuối chiều 28/9, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Thanh khoản ngoại tệ hiện nay của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang trong tình trạng ổn định”.
Cụ thể, nếu tính tỷ lệ tín dụng trên huy động ngoại tệ trên thị trường 1 trong nước chỉ ở mức khoảng 80%, trong khi giai đoạn 2011 - 2012 tỷ lệ này ở mức trên 100%. Còn nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 60%.