Thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Libya
Libya được đánh giá là thị trường triển vọng trong năm 2010 đối với xuất khẩu lao động Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội vừa ký Quyết định về việc thành lập Ban quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya.
Theo Quyết định, ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của Lybia để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về chủ trương, chính sách, giải pháp và mô hình quản lý đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lybia theo hợp đồng; Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của Libya; nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với Libya trong lĩnh vực lao động và xã hội.
Ngoài ra, Ban quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya; hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Libya xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Libya là thị trường mới nhưng được đánh giá là khá triển vọng. Chỉ tính riêng trong năm 2009 cả nước đã đưa được hơn 4000 lao động đi Libya. Đây cũng là thị trường được dự báo có nhu cầu lao động lớn vào năm 2010.
Theo Quyết định, ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của Lybia để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về chủ trương, chính sách, giải pháp và mô hình quản lý đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lybia theo hợp đồng; Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của Libya; nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với Libya trong lĩnh vực lao động và xã hội.
Ngoài ra, Ban quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya; hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Libya xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Libya là thị trường mới nhưng được đánh giá là khá triển vọng. Chỉ tính riêng trong năm 2009 cả nước đã đưa được hơn 4000 lao động đi Libya. Đây cũng là thị trường được dự báo có nhu cầu lao động lớn vào năm 2010.