Thay đổi địa điểm xây dựng dự án lọc dầu Vũng Rô
Dự án được Thủ tướng phê duyệt với quy hoạch với công suất 4 triệu tấn dầu thô/năm
Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh quy mô, công suất và địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô (tỉnh Phú Yên).
Trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô được Thủ tướng phê duyệt với quy hoạch với công suất 4 triệu tấn dầu thô/năm. Do đó, trong trường hợp điều chỉnh công suất nhà máy lên 8 triệu tấn dầu thô/năm theo như đề xuất của chủ đầu tư thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Về việc điều chỉnh quy mô công suất, thay đổi địa điểm đầu tư, Bộ Xây dựng cho biết, dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô theo Quyết định 1586/2007 của Thủ tướng thì dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 185,1 ha tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tối ưu hóa sơ đồ công nghệ, sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam, Bộ Xây dựng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh tăng công suất nhà máy lên 8 triệu tấn dầu thô/năm và chuyển địa điểm đầu tư xây dựng dự án đến khu công nghiệp Hòa Tâm, thuộc khu kinh tế Nam Phú Yên.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Yên báo cáo Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và chức năng sử dụng đất trong khu công nghiệp Hòa Tâm.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị đề nghị UBND tỉnh Phú Yên tổ chức làm việc với Công ty Cổ phần Hiệp Hòa Phát, Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands và Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô thống nhất phương án cho thuê đất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bộ nhấn mạnh, UBND tỉnh Phú Yên, Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands cần làm rõ phương án xử lý khu đất dự án cũ (185,1 ha) khi chuyển sang địa điểm đầu tư mới, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng cho biết, nếu được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy mô, thay đổi địa điểm đầu tư xây dựng dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô, đề nghị nhà đầu tư giải trình, bổ sung một số nội dung như: nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong sử dụng đất, đề nghị chủ đầu tư xây dựng tiến độ đầu tư, thực hiện dự án phù hợp với tiến độ góp vốn, huy động vốn… Chủ đầu tư và chính quyền tỉnh Phú Yên cần có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các cam kết hỗ trợ địa phương, nhân dân vùng dự án.
Bộ cũng yêu cầu các bên liên quan cần giải trình rõ, cụ thể về năng lực tài chính của Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands và Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ cam kết; tỷ lệ vốn vay của dự án được xác định là 80%, đề nghị phải có phương án thu xếp vốn cụ thể, trường hợp vay từ các tổ chức tín dụng thì phải có chứng thư bảo lãnh cho vay.
Dự án lọc dầu Vũng Rô được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư dự từ tháng 11/2007. Dự án do Công ty Technostar Management (Anh) và Công ty Telloil (Nga) liên doanh hợp tác đầu tư với tổng vốn đã điều chỉnh dự kiến gần 3,2 tỷ USD.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, nhà máy máy sẽ có công suất 4 triệu tấn/năm với các loại sản phẩm benzen, xăng cao cấp, nhiên liệu phản lực, diesel, polypropylen và lưu huỳnh… với doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, đóng góp cho địa phương 100 triệu USD/năm.
Trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô được Thủ tướng phê duyệt với quy hoạch với công suất 4 triệu tấn dầu thô/năm. Do đó, trong trường hợp điều chỉnh công suất nhà máy lên 8 triệu tấn dầu thô/năm theo như đề xuất của chủ đầu tư thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Về việc điều chỉnh quy mô công suất, thay đổi địa điểm đầu tư, Bộ Xây dựng cho biết, dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô theo Quyết định 1586/2007 của Thủ tướng thì dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 185,1 ha tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tối ưu hóa sơ đồ công nghệ, sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam, Bộ Xây dựng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh tăng công suất nhà máy lên 8 triệu tấn dầu thô/năm và chuyển địa điểm đầu tư xây dựng dự án đến khu công nghiệp Hòa Tâm, thuộc khu kinh tế Nam Phú Yên.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Yên báo cáo Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và chức năng sử dụng đất trong khu công nghiệp Hòa Tâm.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị đề nghị UBND tỉnh Phú Yên tổ chức làm việc với Công ty Cổ phần Hiệp Hòa Phát, Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands và Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô thống nhất phương án cho thuê đất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bộ nhấn mạnh, UBND tỉnh Phú Yên, Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands cần làm rõ phương án xử lý khu đất dự án cũ (185,1 ha) khi chuyển sang địa điểm đầu tư mới, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng cho biết, nếu được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh quy mô, thay đổi địa điểm đầu tư xây dựng dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô, đề nghị nhà đầu tư giải trình, bổ sung một số nội dung như: nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong sử dụng đất, đề nghị chủ đầu tư xây dựng tiến độ đầu tư, thực hiện dự án phù hợp với tiến độ góp vốn, huy động vốn… Chủ đầu tư và chính quyền tỉnh Phú Yên cần có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các cam kết hỗ trợ địa phương, nhân dân vùng dự án.
Bộ cũng yêu cầu các bên liên quan cần giải trình rõ, cụ thể về năng lực tài chính của Công ty Technostar Management Ltd, British Virgin Islands và Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ cam kết; tỷ lệ vốn vay của dự án được xác định là 80%, đề nghị phải có phương án thu xếp vốn cụ thể, trường hợp vay từ các tổ chức tín dụng thì phải có chứng thư bảo lãnh cho vay.
Dự án lọc dầu Vũng Rô được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư dự từ tháng 11/2007. Dự án do Công ty Technostar Management (Anh) và Công ty Telloil (Nga) liên doanh hợp tác đầu tư với tổng vốn đã điều chỉnh dự kiến gần 3,2 tỷ USD.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, nhà máy máy sẽ có công suất 4 triệu tấn/năm với các loại sản phẩm benzen, xăng cao cấp, nhiên liệu phản lực, diesel, polypropylen và lưu huỳnh… với doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, đóng góp cho địa phương 100 triệu USD/năm.