Thấy gì từ bản danh sách rò rỉ của HSBC?
Bản danh sách bị rò rỉ liên quan lên tới hơn 100.000 khách hàng ở trên 200 quốc gia, thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế
Theo tin từ Reuters, ngân hàng HSBC đang đối mặt với một cuộc điều tra của Mỹ sau khi thừa nhận chi nhánh ở Thụy Sỹ có thể đã có những sai lầm cho phép khách hàng trốn thuế.
Theo đó, các công tố viên của Mỹ đã thúc đẩy nỗ lực để xác định xem liệu HSBC, ngân hàng lớn thứ nhì thế giới, có giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế hay không.
Cuối tuần vừa rồi, Tổ chức Phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ) công bố một bản báo cáo gây chấn động với một danh sách dài khách hàng của HSBC tại Thụy Sỹ. Báo cáo này nói rằng, HSBC Thụy Sỹ đã giúp khách hàng giàu có che giấu những khối tài sản khổng lồ nhằm mục đích trốn thuế.
“HSBC kiếm lợi từ việc làm ăn với những kẻ buôn vũ khí đã bán pháo cối cho binh lính trẻ em ở châu Phi, những kẻ làm tiền cho các nhà độc tài, những tên buôn kim cương máu và nhiều tội phạm quốc tế khác”, ICJI cáo buộc.
Cuộc điều tra của Mỹ có thể sẽ lật lại thỏa thuận mà HSBC đã đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ vào năm 2012. Theo thỏa thuận này, HSBC chấp nhận nộp phạt 1,9 tỷ USD để tránh bị truy tố hình sự sau khi bị phát hiện có hành vi rửa tiền cho khách hàng.
“Rất có khả năng thỏa thuận trên sẽ bị xem xét lại do HSBC có hành vi giúp trốn thuế hoặc thao túng tỷ giá”, một quan chức thực thi pháp luật Mỹ giấu tên cho biết.
Các nghị sỹ Anh cũng cho biết đang có kế hoạch điều tra HSBC vì hành vi giúp khách hàng trốn thuế ở Thụy Sỹ như bị cáo buộc trong bản báo cáo của ICIJ.
Bản danh sách bị rò rỉ liên quan lên tới hơn 100.000 khách hàng ở trên 200 quốc gia, thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế. Đây là một bản danh sách rất đa dạng, có sự góp mặt của các hoàng tộc và các trùm buôn lậu ma túy bị kết án, các nghi can khủng bố, lãnh đạo doanh nghiệp, vận động viên cho tới cả các ngôi sao giải trí hay thậm chí là quan chức cấp đại sứ.
Theo báo cáo này, HSBC nhận tiền gửi của nhiều nhân vật gây tranh cãi như đặc vụ của cố Tổng thống Haiti Jean-Claude - người đã bị buộc tội biển thủ hàng trăm triệu USD trước khi bỏ trốn khỏi đất nước, hay hai ông trùm buôn bán kim cương Mozes Victor Konig và Kenneth Lee Akselrod - người hiện nằm trong danh sách truy nã của Interpol.
Một số nhân vật cũng nằm trong danh sách đang bị cấm vận của Mỹ như tỷ phú Nga Gennady Timchenko. Ngôi sao nhạc rock David Bowie cũng nằm trong danh sách. Tuy nhiên báo cáo này không buộc tội Bowie trốn thuế vì ông có quốc tịch Thụy Sĩ.
Báo cáo của ICIJ cho biết HSBC là ngân hàng được giới quý tộc ưa chuộng. Khách hàng của HSBC có cả vua Mohammed VI của Morocco, hàng chục người thuộc hoàng gia Arab Saudi và Hoàng tử Salman bin Hamad Al Khalifa của Bahrain.
“Chúng tôi thừa nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm về tuân thủ luật lệ và kiểm soát trong quá khứ”, HSBC tuyên bố sau khi báo cáo trên được công bố.
Tờ báo Guardian của Anh khẳng định, tài liệu rò rỉ cho thấy ngân hàng HSBC Thụy Sỹ thường xuyên cho phép khách hàng rút “hàng cục” tiền mặt, thường là ngoại tệ, trong khi ngoại tệ không mấy khi được sử dụng ở Thụy Sỹ.
Guardian nói, HSBC cũng tiếp thị những cách làm có thể cho phép khách hàng giàu có trốn thuế châu Âu và sở hữu những tài khoản bí mật để không bị cơ quan thuế vụ trong nước “hỏi thăm”.
Theo HSBC, dữ liệu khách hàng trên bị rò rỉ từ Herve Falciani, một cựu nhân viên IT của HSBC Thụy Sỹ. HSBC cho biết, Falciani đã tải về chi tiết các tài khoản và khách hàng vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007. Sau đó, Falciani đã cung cấp dữ liệu hàng nghìn khách hàng cho Chính phủ Pháp, và Pháp đã chia sẻ danh sách này với cơ quan thuế vụ nhiều nước, bao gồm Argentina. Thụy Sỹ đã cáo buộc Falciani tội gián điệp và vi phạm luật bảo mật của nước này.
HSBC cho biết đang hợp tác với các nhà chức trách điều tra trốn thuế. Cơ quan thuế của Pháp, Bỉ và Argentina cho biết đang điều tra HSBC.
Tuyên bố của HSBC nói, ngành ngân hàng phục vụ cá nhân ở Thụy Sỹ trước đây hoạt động khác với hiện nay, và có thể điều này đã dẫn tới việc HSBC Thụy Sỹ có “một số khách hàng không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ thuế của mình”. HSBC cũng nói, trong mấy năm gần đây, mảng dịch vụ khách hàng cá nhân của ngân hàng này, nhất là chi nhánh ở Thụy Sỹ, đã có sự thay đổi căn bản.
Theo đó, các công tố viên của Mỹ đã thúc đẩy nỗ lực để xác định xem liệu HSBC, ngân hàng lớn thứ nhì thế giới, có giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế hay không.
Cuối tuần vừa rồi, Tổ chức Phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ) công bố một bản báo cáo gây chấn động với một danh sách dài khách hàng của HSBC tại Thụy Sỹ. Báo cáo này nói rằng, HSBC Thụy Sỹ đã giúp khách hàng giàu có che giấu những khối tài sản khổng lồ nhằm mục đích trốn thuế.
“HSBC kiếm lợi từ việc làm ăn với những kẻ buôn vũ khí đã bán pháo cối cho binh lính trẻ em ở châu Phi, những kẻ làm tiền cho các nhà độc tài, những tên buôn kim cương máu và nhiều tội phạm quốc tế khác”, ICJI cáo buộc.
Cuộc điều tra của Mỹ có thể sẽ lật lại thỏa thuận mà HSBC đã đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ vào năm 2012. Theo thỏa thuận này, HSBC chấp nhận nộp phạt 1,9 tỷ USD để tránh bị truy tố hình sự sau khi bị phát hiện có hành vi rửa tiền cho khách hàng.
“Rất có khả năng thỏa thuận trên sẽ bị xem xét lại do HSBC có hành vi giúp trốn thuế hoặc thao túng tỷ giá”, một quan chức thực thi pháp luật Mỹ giấu tên cho biết.
Các nghị sỹ Anh cũng cho biết đang có kế hoạch điều tra HSBC vì hành vi giúp khách hàng trốn thuế ở Thụy Sỹ như bị cáo buộc trong bản báo cáo của ICIJ.
Bản danh sách bị rò rỉ liên quan lên tới hơn 100.000 khách hàng ở trên 200 quốc gia, thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế. Đây là một bản danh sách rất đa dạng, có sự góp mặt của các hoàng tộc và các trùm buôn lậu ma túy bị kết án, các nghi can khủng bố, lãnh đạo doanh nghiệp, vận động viên cho tới cả các ngôi sao giải trí hay thậm chí là quan chức cấp đại sứ.
Theo báo cáo này, HSBC nhận tiền gửi của nhiều nhân vật gây tranh cãi như đặc vụ của cố Tổng thống Haiti Jean-Claude - người đã bị buộc tội biển thủ hàng trăm triệu USD trước khi bỏ trốn khỏi đất nước, hay hai ông trùm buôn bán kim cương Mozes Victor Konig và Kenneth Lee Akselrod - người hiện nằm trong danh sách truy nã của Interpol.
Một số nhân vật cũng nằm trong danh sách đang bị cấm vận của Mỹ như tỷ phú Nga Gennady Timchenko. Ngôi sao nhạc rock David Bowie cũng nằm trong danh sách. Tuy nhiên báo cáo này không buộc tội Bowie trốn thuế vì ông có quốc tịch Thụy Sĩ.
Báo cáo của ICIJ cho biết HSBC là ngân hàng được giới quý tộc ưa chuộng. Khách hàng của HSBC có cả vua Mohammed VI của Morocco, hàng chục người thuộc hoàng gia Arab Saudi và Hoàng tử Salman bin Hamad Al Khalifa của Bahrain.
“Chúng tôi thừa nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm về tuân thủ luật lệ và kiểm soát trong quá khứ”, HSBC tuyên bố sau khi báo cáo trên được công bố.
Tờ báo Guardian của Anh khẳng định, tài liệu rò rỉ cho thấy ngân hàng HSBC Thụy Sỹ thường xuyên cho phép khách hàng rút “hàng cục” tiền mặt, thường là ngoại tệ, trong khi ngoại tệ không mấy khi được sử dụng ở Thụy Sỹ.
Guardian nói, HSBC cũng tiếp thị những cách làm có thể cho phép khách hàng giàu có trốn thuế châu Âu và sở hữu những tài khoản bí mật để không bị cơ quan thuế vụ trong nước “hỏi thăm”.
Theo HSBC, dữ liệu khách hàng trên bị rò rỉ từ Herve Falciani, một cựu nhân viên IT của HSBC Thụy Sỹ. HSBC cho biết, Falciani đã tải về chi tiết các tài khoản và khách hàng vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007. Sau đó, Falciani đã cung cấp dữ liệu hàng nghìn khách hàng cho Chính phủ Pháp, và Pháp đã chia sẻ danh sách này với cơ quan thuế vụ nhiều nước, bao gồm Argentina. Thụy Sỹ đã cáo buộc Falciani tội gián điệp và vi phạm luật bảo mật của nước này.
HSBC cho biết đang hợp tác với các nhà chức trách điều tra trốn thuế. Cơ quan thuế của Pháp, Bỉ và Argentina cho biết đang điều tra HSBC.
Tuyên bố của HSBC nói, ngành ngân hàng phục vụ cá nhân ở Thụy Sỹ trước đây hoạt động khác với hiện nay, và có thể điều này đã dẫn tới việc HSBC Thụy Sỹ có “một số khách hàng không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ thuế của mình”. HSBC cũng nói, trong mấy năm gần đây, mảng dịch vụ khách hàng cá nhân của ngân hàng này, nhất là chi nhánh ở Thụy Sỹ, đã có sự thay đổi căn bản.