13:18 08/09/2021

Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana?

Đức Đàm

Dolce & Gabbana chi hàng triệu USD tổ chức chuỗi chương trình thời trang Alta Sartoria. Bộ sưu tập trong ngày diễn cuối làm mãn nhãn giới mộ điệu với những thiết kế sặc sỡ, cầu kỳ trong họa tiết và chất liệu…

Những bộ cánh này chỉ nhằm phục vụ những bữa tiệc xa hoa. Mà căn bản những buổi tiệc này đã biến mất trong thời đại dịch. Tưởng như những vị khách hàng này sẽ ngừng mua sắm trong dịp giãn cách xã hội, khi không thể trực tiếp thử đồ và không có chỗ dùng đến chúng. Song các bữa tiệc đã trở lại.

Nước Ý vốn không kém cạnh trong di sản, hay gu thẩm mỹ. Được mệnh danh là “kho bảo tồn” thời trang xa xỉ, với tư tưởng tự do không bảo thủ hay định kiến, những người tiên phong chính là bộ đôi Domenico Dolce và Stefano Gabbana. Bắt đầu từ năm 2012, nhà mốt mê hoặc các ngôi sao Hollywood và giới trẻ khắp thế giới dừng hẳn việc mang những thiết kế xa hoa của mình sang Pháp. Họ tự tổ chức show diễn ngay tại quê nhà.

Buổi tiệc thời trang diễn ra 3 ngày liên tục năm nay không chỉ đánh dấu sự trở lại sàn diễn truyền thống (có khán giả trực tiếp) của nhà mốt Dolce & Gabbana mà còn thắp sáng cả thành phố Venice bởi vẻ đẹp lộng lẫy của các BST thời trang và trang sức nhằm tôn vinh giá trị vĩnh cửu của nghệ thuật thủ công thượng thừa nước Ý.

Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 1
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 2
 
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 3
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 4
 

Bộ đôi NTK Domenico Dolce và Stefano Gabbana yêu vẻ thơ mộng của Venice, yêu cả kênh đào Grand Canal vào những buổi hoàng hôn ngắm nhìn những tòa lâu đài, cung điện Gothic nguy nga. “Ai ai cũng mơ về thành phố Venice“, Domenico Dolce khẳng định chắc nịch. “Bởi nó là duy nhất. Đối với chúng tôi, nó đại diện cho sự hòa hợp hoàn hảo của những điều tương phản: tối tăm và sáng chói; hạnh phúc và u sầu“.

Chuỗi sự kiện thời trang cao cấp khởi đầu với tiệc cocktail tại cung điện Palazzo Ducale – biểu tượng tự hào của người dân Ý với những dãy cột được ốp cẩm thạch hồng – để chiêm ngưỡng những kiệt tác trang sức đắt đỏ bậc nhất từ BST trang sức Alta Gioielleria. Đối chiếu với tác phẩm “Paradise”, bức tranh vẽ trên vải canvas lớn nhất thế giới, trứ danh của danh họa Tintoretto, các món trang sức bằng vàng nạm đá quý tourmaline, sapphire, hồng ngọc, kim cương và được chế tác thủ công vô cùng tinh xảo.

Mượn hình ảnh những cành hoa hồng lãng mạn nhẹ nhàng uốn mình trên cổ tay của người chèo thuyền đáy bằng gondola vùng Venice, các bậc thầy thủ công đã khai thác triệt để kỹ thuật xử lý đá quý và nghệ thuật khảm với lịch sử hàng thế kỷ để làm nổi bật những kiệt tác nữ trang “Made in Italy” tinh tế đến từng chi tiết.

Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 5
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 6
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 7
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 8

Là nhà mốt Ý đầu tiên tiên phong đưa dòng may đo thủ công cao cấp rời khỏi Tuần lễ Haute Couture Paris vốn mang đậm tính nghệ thuật Pháp, Dolce & Gabbana tạo nên “sân chơi” thời trang cao cấp riêng, nơi mà các sáng tạo thời trang thỏa sức “vẫy vùng” trong sự đa dạng của di sản lâu đời của nền nghệ thuật Ý. Về cơ bản, Alta Moda hay Alta Sartoria trong tiếng Ý đồng nghĩa với thuật ngữ Haute Couture trong tiếng Pháp, có nghĩa là “thời trang cao cấp”.

Tất cả bộ trang phục đều được những người thợ thủ công bậc thầy trên khắp nước Ý xử lý bằng tay với nguồn vải cao cấp bậc nhất. “Ở Ý, chúng tôi có ngành thủ công tốt nhất thế giới. Và cũng là đội ngũ tuyệt vời nhất thế giới bởi chúng tôi thực hiện bằng tất cả niềm đam mê“, bộ đôi NTK Domenico Dolce và Stefano Gabbana chia sẻ. “Nhưng đừng hỏi một người thợ thủ công mất bao nhiêu giờ để hoàn thiện cái gì đó, vì đó không phải là vấn đề”. Từng chi tiết được gắn kết vô cùng tỉ mỉ, họa tiết thêu nổi bằng chỉ vàng và cả những chi tiết cầu kỳ. “Khi bạn nhìn thấy thứ gì đó sáng bóng trông như vàng… thì nó đích thị là vàng thật đấy!“, Domenico Dolce nói.

Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 9
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 10
 
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 11
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 12
 

Thế nhưng, giá trị hiện kim ấy không thể định danh cho một đế chế thời trang nếu thiếu thái độ tự tin đầy kiêu hãnh và bộ óc sáng tạo tài năng của cặp bài trùng người Ý khiến đế chế Haute Couture của người Pháp phải dè chừng phần nào với mức độ chịu chi cho những show diễn của họ.

Haute Couture của người Pháp trong quá khứ chưa có khái niệm đồ nam. Với những nỗ lực cố gắng tách bản thân ra khỏi sân chơi Pháp, Dolce & Gabbana ngay lập tức bắt đầu những thiết kế dành cho nam của mình, tồn tại song song với hạng mục thời trang nữ giới. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng dành cho những món phụ kiện riêng một triển lãm với những thiết kế vương miện, cài áo hay trang sức, kể cả cho nam giới.

Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 13
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 14
 
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 15
Thế giới chứng kiến những gì sau bữa tiệc xa hoa của Dolce & Gabbana? - Ảnh 16
 

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện hoành tráng nhất trong năm của nhà mốt Dolce & Gabbana vừa qua, BST Alta Sartoria dành riêng cho phái mạnh đã thắp sáng xưởng đóng tàu Arsenale, quê nhà của kỹ thuật thủ công hiện đại ngày nay, nhiều bộ trang phục may đo cao cấp dành cho nam giới không chỉ tôn vinh giá trị trường cửu của ngành thủ công mà còn làm nổi bật bề dày lịch sử của nền nghệ thuật Ý.

Những bộ trang phục đắt giá dành cho nam giới được chăm chút kỹ lưỡng trong từng khâu xử lý chất liệu, thêu nổi, dệt kim tuyến, đính đá, pha lê, lông vũ. Hơn cả những món đồ thời trang đơn thuần, BST được ra mắt lần này còn là niềm tự hào về một kho tàng nghệ thuật đồ sộ của nước Ý thời kỳ Phục Hưng và phong cách nghệ thuật Baroque vốn đề cao tính duy mỹ và sự cường điệu trong từng chi tiết.