Thế giới đã chi 10 nghìn tỷ USD chống khủng hoảng
Các nước giàu đã dùng 9,2 nghìn USD để hỗ trợ ngành tài chính, còn các nền kinh tế đang nổi lên chi 1,6 nghìn tỷ USD
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết chính phủ các nước trên thế giới đã chi hơn 10 nghìn tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính lần này.
Theo IMF, các nước giàu đã dùng 9,2 nghìn tỷ USD để hỗ trợ ngành tài chính, còn các nền kinh tế đang nổi lên chi 1,6 nghìn tỷ USD. Trong đó, phần lớn số tiền này được cung cấp dưới dạng các khoản bảo lãnh và các khoản vay, chỉ có 1,9 nghìn tỷ USD được dùng để chi dưới dạng mua vào tài sản từ ngành tài chính.
Đây là số liệu thuộc một báo cáo mà IMF chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Pittsburgh, Mỹ, vào tháng 9 tới.
Theo báo cáo này, các khoản chi phí giải cứu ngành tài chính của thế giới thời gian qua gồm có: 1,1 nghìn tỷ USD đã được "bơm" vào các ngân hàng và các định chế tài chính; 1,9 nghìn tỷ USD mua lại tài sản của các ngân hàng và định chế tài chính; 4,6 nghìn tỷ USD bảo lãnh; và 2,5 nghìn tỷ USD cung cấp thanh khoản…
IMF cho rằng, các chính phủ có khả năng thu hồi phần lớn số tiền nói trên một khi kinh tế thế giới phục hồi, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách với quy mô lớn sẽ còn đeo đẳng. Theo cơ quan này, các nước giàu trong nhóm G20 sẽ chịu mức thâm hụt ngân sách bình quân là 10,2% GDP trong năm 2009, mức thâm hụt cao nhất từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay.
Trong đó, mức thâm hụt lớn nhất được dự kiến sẽ thuộc về Mỹ, với 13,5% GDP. Tiếp đó là nước Anh với mức thâm hụt 11,6%, và Nhật Bản với 10,3%.
Sang năm 2010, nước Anh được cho sẽ là quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn nhất trong G20, với mức thâm hụt dự báo lên tới 13,3% GDP, so với mức dự báo thâm hụt 9,7% dành cho Mỹ.
Nguyên nhân của sự leo thang trong thâm hụt ngân sách trên thế giới không gì khác chính là việc suy thoái kinh tế khiến doanh thu thuế của các chính phủ giảm, trong khi chi tiêu chính phủ cho mục đích kích thích tăng trưởng tăng vọt.
IMF ước tính, hoạt động kích thích kinh tế trong năm 2009 sẽ tiêu tốn của các nước G20 số tiền tương đương 2% GDP của các nước này. Sang năm 2010, con số này được dự báo ở mức 1,6%. Tuy nhiên, IMF nhận định, rất khó để có thể xác định chính xác xem các kế hoạch này trên thực tế đã được thực thi tới đâu.
Mặc dù vậy, IMF vẫn cho rằng, các kế hoạch kích thích kinh tế có tác dụng lớn trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng của suy thoái. Cơ quan này dự báo, hoạt động kích cầu sẽ giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng của các nước G20 thêm 1,2-4,7% trong năm nay.
IMF cũng cho rằng, tăng chi tiêu chính phủ đem lại nhiều hiệu quả hơn là cắt giảm thuế với mục đích kích cầu. Cũng theo IMF, biện pháp này phát huy hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng và được phối hợp thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
Cũng trong báo cáo này, IMF đã ước tính mức độ thiệt hại trong dài hạn của lần khủng hoảng này đối với ngân sách chính phủ các nước. IMF dự báo, tới năm 2014, nợ chính phủ sẽ lên tới 239% GDP ở Nhật, 132% ở Italy, 112% ở Mỹ và 99,7% ở Anh.
Trong đó, Anh sẽ là nước có tốc độ gia tăng nợ công cao nhất. Mức nợ chính phủ được dự báo của Anh như trên cao gấp đôi mức 44% vào năm 2007.
Thời gian qua, các hãng xếp hạng tín nhiệm đã lên tiếng cảnh báo rằng, một khi nợ chính phủ của Anh lên tới 100% GDP, họ sẽ cân nhắc việc đánh tụt mức tín nhiệm của trái phiếu kho bạc nước này.
IMF khuyến nghị các chính phủ cần đưa ra những cách thức đáng tin cậy để giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn, mặc dù vẫn thúc giục các chính phủ tiếp tục các biện pháp kích thích tài khóa trong ngắn hạn. IMF cho rằng, mức độ tin cậy thấp của chính sách sẽ khiến các biện pháp chi tiêu của chính phủ giảm bớt hiệu quả, vì gia tăng mức độ rủi ro và đẩy lãi suất thực tế leo thang.
Trong cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 9 tới tại Mỹ, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về tình trạng kinh tế thế giới và xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích tăng trưởng và giám sát hệ thống ngân hàng.
(Theo BBC)
Theo IMF, các nước giàu đã dùng 9,2 nghìn tỷ USD để hỗ trợ ngành tài chính, còn các nền kinh tế đang nổi lên chi 1,6 nghìn tỷ USD. Trong đó, phần lớn số tiền này được cung cấp dưới dạng các khoản bảo lãnh và các khoản vay, chỉ có 1,9 nghìn tỷ USD được dùng để chi dưới dạng mua vào tài sản từ ngành tài chính.
Đây là số liệu thuộc một báo cáo mà IMF chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Pittsburgh, Mỹ, vào tháng 9 tới.
Theo báo cáo này, các khoản chi phí giải cứu ngành tài chính của thế giới thời gian qua gồm có: 1,1 nghìn tỷ USD đã được "bơm" vào các ngân hàng và các định chế tài chính; 1,9 nghìn tỷ USD mua lại tài sản của các ngân hàng và định chế tài chính; 4,6 nghìn tỷ USD bảo lãnh; và 2,5 nghìn tỷ USD cung cấp thanh khoản…
IMF cho rằng, các chính phủ có khả năng thu hồi phần lớn số tiền nói trên một khi kinh tế thế giới phục hồi, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách với quy mô lớn sẽ còn đeo đẳng. Theo cơ quan này, các nước giàu trong nhóm G20 sẽ chịu mức thâm hụt ngân sách bình quân là 10,2% GDP trong năm 2009, mức thâm hụt cao nhất từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay.
Trong đó, mức thâm hụt lớn nhất được dự kiến sẽ thuộc về Mỹ, với 13,5% GDP. Tiếp đó là nước Anh với mức thâm hụt 11,6%, và Nhật Bản với 10,3%.
Sang năm 2010, nước Anh được cho sẽ là quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn nhất trong G20, với mức thâm hụt dự báo lên tới 13,3% GDP, so với mức dự báo thâm hụt 9,7% dành cho Mỹ.
Nguyên nhân của sự leo thang trong thâm hụt ngân sách trên thế giới không gì khác chính là việc suy thoái kinh tế khiến doanh thu thuế của các chính phủ giảm, trong khi chi tiêu chính phủ cho mục đích kích thích tăng trưởng tăng vọt.
IMF ước tính, hoạt động kích thích kinh tế trong năm 2009 sẽ tiêu tốn của các nước G20 số tiền tương đương 2% GDP của các nước này. Sang năm 2010, con số này được dự báo ở mức 1,6%. Tuy nhiên, IMF nhận định, rất khó để có thể xác định chính xác xem các kế hoạch này trên thực tế đã được thực thi tới đâu.
Mặc dù vậy, IMF vẫn cho rằng, các kế hoạch kích thích kinh tế có tác dụng lớn trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng của suy thoái. Cơ quan này dự báo, hoạt động kích cầu sẽ giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng của các nước G20 thêm 1,2-4,7% trong năm nay.
IMF cũng cho rằng, tăng chi tiêu chính phủ đem lại nhiều hiệu quả hơn là cắt giảm thuế với mục đích kích cầu. Cũng theo IMF, biện pháp này phát huy hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng và được phối hợp thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
Cũng trong báo cáo này, IMF đã ước tính mức độ thiệt hại trong dài hạn của lần khủng hoảng này đối với ngân sách chính phủ các nước. IMF dự báo, tới năm 2014, nợ chính phủ sẽ lên tới 239% GDP ở Nhật, 132% ở Italy, 112% ở Mỹ và 99,7% ở Anh.
Trong đó, Anh sẽ là nước có tốc độ gia tăng nợ công cao nhất. Mức nợ chính phủ được dự báo của Anh như trên cao gấp đôi mức 44% vào năm 2007.
Thời gian qua, các hãng xếp hạng tín nhiệm đã lên tiếng cảnh báo rằng, một khi nợ chính phủ của Anh lên tới 100% GDP, họ sẽ cân nhắc việc đánh tụt mức tín nhiệm của trái phiếu kho bạc nước này.
IMF khuyến nghị các chính phủ cần đưa ra những cách thức đáng tin cậy để giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn, mặc dù vẫn thúc giục các chính phủ tiếp tục các biện pháp kích thích tài khóa trong ngắn hạn. IMF cho rằng, mức độ tin cậy thấp của chính sách sẽ khiến các biện pháp chi tiêu của chính phủ giảm bớt hiệu quả, vì gia tăng mức độ rủi ro và đẩy lãi suất thực tế leo thang.
Trong cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 9 tới tại Mỹ, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về tình trạng kinh tế thế giới và xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích tăng trưởng và giám sát hệ thống ngân hàng.
(Theo BBC)