Thế mạnh của Lilama 45-3 khi lên sàn
Công ty Lắp máy 45-3 là một trong 4 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) lên sàn chứng khoán dịp cuối năm 2007
Là một trong 4 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) lên sàn chứng khoán dịp cuối năm 2007, Công ty Lắp máy 45-3 (Lilama 45-3) có thế mạnh về kinh nghiệm và năng lực thi công - tài sản tiềm ẩn giá trị cao của công ty để các nhà đầu tư quan tâm...
Công ty cổ phần Lilama 45-3 tiền thân là Công ty Lắp máy và Xây dựng, thuộc Lilama Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành Lilama đã tham gia thi công xây dựng và lắp đặt hàng nghìn công trình, trong đó có những công trình lớn như:
Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhiệt điện Bà Rịa; thủy điện Trị An, Thủy điện sông Hinh, Thủy điện Hàm Thuận, Thủy điện Cần Đơn, Thủy điện PleiKrông, Thủy điện DrâyHLinh; các Nhà máy: Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hà Tiên, Xi măng Kiên Giang; tổng kho xăng dầu Vũng Rô; trạm 500KV Pleiku; các Nhà máy đường: Cam Ranh, Khánh Hòa, Sơn Hòa, Gia Lai, Trà Vinh, Quảng Ngãi,...
Hiện nay, Lilama 45-3 đang thực hiện hoặc đã ký hợp đồng nhiều công trình lớn, trọng điểm quốc gia, với tổng giá trị hợp đồng 702 tỷ đồngồng, kế hoạch tiến độ thực hiện trong 3 năm từ 2007 – 2009, gồm:
Chế tạo thép bọc đường ống áp lực, lắp đặt cửa xả vận hành, cửa nhận nước, đường ống áp lực Nhà máy Thủy điện PleiKrông, chế tạo thép lót đường ống áp lực, phụ tùng tua bin nhà máy, cầu thang, sàn thao tác tại đập tràn, tháo lắp càng van, gối quay can cung và kéo treo cửa van cung số 4 và 5, nâng và treo cửa van cung số 1, 2 và 3 hạng mục đập tràn, lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh, chạy thử Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp, chế tạo đường ống áp lực, lắp đặt thiết bị chính Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah, chế tạo và lắp đặt các hạng mục nhà máy, đập tràn, cửa nhận nước của Nhà máy Thủy điện A Vương, lắp đặt thiết bị Nhà máy Thủy điện Khe Diên; lắp đặt và cung ứng thiết bị tuyển năng lượng, cơ khí thủy công Nhà máy Thủy điện ĐrâyHLinh 2; lắp đặt và hiệu chỉnh thiết bị Nhà máy Xi măng Sông Gianh; chế tạo và lắp đặt gói 1và 4, 1 và 3 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; gia công chế tạo cột ống thép D609,6 mm và nhiều công trình khác của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; lắp đặt thiết bị cơ khí thủy lực Nhà máy Thủy điện Sông Kông, lắp đặt thiết bị Nhà máy Thủy điện Định Bình; chế tạo và lắp đặt khu nấu đường, lò hơi Nhà máy Đường KCP Sơn Hòa,...
Theo ông Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Công ty Lilama 45-3, trước cổ phần hóa, trong Lilama Việt Nam, Lilama 45-3 được biết đến như một doanh nghiệp rất khó khăn, có doanh thu và lợi nhuận rất thấp. Từ sau cổ phần hóa (tháng 3/2006), công ty có những bước phát triển vượt bậc trong sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, được thể hiện trên những chỉ tiêu: tổng giá trị tài sản 9 tháng năm 2007 đạt 134,449 tỷ đồngồng (6 tháng đầu 2006 – 107,099 tỷ đồng); doanh thu thuần 97,874 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 53,247 tỷ đồng); lợi nhuận từ kinh doanh đạt 8,059 tỷ đồngồng (6 tháng đầu 2006 – 78 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế 8,043 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 1,9 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 8,043 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 1,4 tỷ đồng); cổ tức 8,5% (6 tháng cuối 2006).
Lilama 45-3 có thế mạnh trong việc xây lắp các nhà máy thủy điện và các nhà máy chế tạo về cơ khí. Đặc biệt, công ty có đội ngũ thợ hàn hơn 100 người có chứng chỉ quốc tế. Họ là lực lượng thi công chủ yếu ở Dự án hà máy ọc dầu Dung Quất. Công ty đã chi tới 40 triệu đồng/người để đào tạo theo quy trình: ra trường học nghề - làm việc mấy tháng – đào tạo tại công trường – đưa đi đào tạo lại.
Trước nạn “chẩy máu” lực lượng lành nghề của ngành xây dựng, công ty áp dụng chính sách “giữ người” bằng đảm bảo công việc, trả lương hợp lý, đúng với mức khoán; khi không có việc, hoặc ảnh hưởng bởi thời tiết, họ vẫn được nhận mức lương hợp lý (trong số thợ hàn có chứng chỉ quốc tế, số bỏ công ty chỉ có vài người). Hiện thu nhập bình quân của công nhân đạt mức 3,3 triệu đồng/người/tháng. Những người có tay nghề cao thu nhập 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, sự lành mạnh về tài chính cũng là một trong những thế mạnh và dẫn tới sự phát triển vượt bậc của Lilama 45-3 kể từ sau cổ phần hóa. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, công ty đặc biệt chú trọng đến việc quay vòng và thu hồi vốn nhanh để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Công ty cổ phần Lilama 45-3 tiền thân là Công ty Lắp máy và Xây dựng, thuộc Lilama Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành Lilama đã tham gia thi công xây dựng và lắp đặt hàng nghìn công trình, trong đó có những công trình lớn như:
Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhiệt điện Bà Rịa; thủy điện Trị An, Thủy điện sông Hinh, Thủy điện Hàm Thuận, Thủy điện Cần Đơn, Thủy điện PleiKrông, Thủy điện DrâyHLinh; các Nhà máy: Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hà Tiên, Xi măng Kiên Giang; tổng kho xăng dầu Vũng Rô; trạm 500KV Pleiku; các Nhà máy đường: Cam Ranh, Khánh Hòa, Sơn Hòa, Gia Lai, Trà Vinh, Quảng Ngãi,...
Hiện nay, Lilama 45-3 đang thực hiện hoặc đã ký hợp đồng nhiều công trình lớn, trọng điểm quốc gia, với tổng giá trị hợp đồng 702 tỷ đồngồng, kế hoạch tiến độ thực hiện trong 3 năm từ 2007 – 2009, gồm:
Chế tạo thép bọc đường ống áp lực, lắp đặt cửa xả vận hành, cửa nhận nước, đường ống áp lực Nhà máy Thủy điện PleiKrông, chế tạo thép lót đường ống áp lực, phụ tùng tua bin nhà máy, cầu thang, sàn thao tác tại đập tràn, tháo lắp càng van, gối quay can cung và kéo treo cửa van cung số 4 và 5, nâng và treo cửa van cung số 1, 2 và 3 hạng mục đập tràn, lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh, chạy thử Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp, chế tạo đường ống áp lực, lắp đặt thiết bị chính Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah, chế tạo và lắp đặt các hạng mục nhà máy, đập tràn, cửa nhận nước của Nhà máy Thủy điện A Vương, lắp đặt thiết bị Nhà máy Thủy điện Khe Diên; lắp đặt và cung ứng thiết bị tuyển năng lượng, cơ khí thủy công Nhà máy Thủy điện ĐrâyHLinh 2; lắp đặt và hiệu chỉnh thiết bị Nhà máy Xi măng Sông Gianh; chế tạo và lắp đặt gói 1và 4, 1 và 3 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; gia công chế tạo cột ống thép D609,6 mm và nhiều công trình khác của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; lắp đặt thiết bị cơ khí thủy lực Nhà máy Thủy điện Sông Kông, lắp đặt thiết bị Nhà máy Thủy điện Định Bình; chế tạo và lắp đặt khu nấu đường, lò hơi Nhà máy Đường KCP Sơn Hòa,...
Theo ông Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Công ty Lilama 45-3, trước cổ phần hóa, trong Lilama Việt Nam, Lilama 45-3 được biết đến như một doanh nghiệp rất khó khăn, có doanh thu và lợi nhuận rất thấp. Từ sau cổ phần hóa (tháng 3/2006), công ty có những bước phát triển vượt bậc trong sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, được thể hiện trên những chỉ tiêu: tổng giá trị tài sản 9 tháng năm 2007 đạt 134,449 tỷ đồngồng (6 tháng đầu 2006 – 107,099 tỷ đồng); doanh thu thuần 97,874 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 53,247 tỷ đồng); lợi nhuận từ kinh doanh đạt 8,059 tỷ đồngồng (6 tháng đầu 2006 – 78 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế 8,043 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 1,9 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 8,043 tỷ đồng (6 tháng đầu 2006 – 1,4 tỷ đồng); cổ tức 8,5% (6 tháng cuối 2006).
Lilama 45-3 có thế mạnh trong việc xây lắp các nhà máy thủy điện và các nhà máy chế tạo về cơ khí. Đặc biệt, công ty có đội ngũ thợ hàn hơn 100 người có chứng chỉ quốc tế. Họ là lực lượng thi công chủ yếu ở Dự án hà máy ọc dầu Dung Quất. Công ty đã chi tới 40 triệu đồng/người để đào tạo theo quy trình: ra trường học nghề - làm việc mấy tháng – đào tạo tại công trường – đưa đi đào tạo lại.
Trước nạn “chẩy máu” lực lượng lành nghề của ngành xây dựng, công ty áp dụng chính sách “giữ người” bằng đảm bảo công việc, trả lương hợp lý, đúng với mức khoán; khi không có việc, hoặc ảnh hưởng bởi thời tiết, họ vẫn được nhận mức lương hợp lý (trong số thợ hàn có chứng chỉ quốc tế, số bỏ công ty chỉ có vài người). Hiện thu nhập bình quân của công nhân đạt mức 3,3 triệu đồng/người/tháng. Những người có tay nghề cao thu nhập 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, sự lành mạnh về tài chính cũng là một trong những thế mạnh và dẫn tới sự phát triển vượt bậc của Lilama 45-3 kể từ sau cổ phần hóa. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, công ty đặc biệt chú trọng đến việc quay vòng và thu hồi vốn nhanh để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.