Thêm một ca tử vong tại nhà máy sản xuất iPhone
Hôm 25/5, một công nhân làm việc cho nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, đã thiệt mạng do bị ngã từ tầng cao của cơ sở này
Hãng tin AP dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, hôm nay (25/5), một công nhân làm việc cho nhà máy thuộc tập đoàn công nghệ Foxconn (hay còn gọi là tập đoàn Hồng Hải) ở Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, đã tử vong do ngã từ tầng cao của cơ sở sản xuất iPhone này xuống.
Kể từ đầu năm tới nay, đã có hàng loạt trường hợp công nhân Foxconn nhảy lầu tự vẫn. Trong đó, có 8 vụ xảy ra tại nhà máy ở Thâm Quyến, 1 trường hợp tại cơ sở ở bắc thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc hồi tháng 1. Ngoài ra, còn có 2 trường hợp khác bị thương nghiêm trọng cũng do nhảy lầu tự sát.
Đây là ca tử vong thứ 9 xảy ra tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nơi có khoảng 300.000 nhân công đang làm việc. Theo nguồn tin, người công nhân xấu số tên là Li Hai, 19 tuổi, mới làm việc tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến có 42 ngày.
Hiện cảnh sát chưa xác nhận, liệu Li Hai tự sát hay là tai nạn. Tập đoàn Foxconn cũng chưa có bình luận nào về vụ việc. Trước đó vài ngày, hôm 21/5, một công nhân khác tên là Nan Gang, 21 tuổi, cũng đã nhảy từ tầng 4 của nhà máy này xuống đất và chết tại chỗ.
Hãng tin AFP nhận định, các vụ tử vong liên tiếp này càng làm tăng thêm những nghi vấn về điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc trong các nhà máy của Foxconn, nơi mà các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động cáo buộc là thời gian làm việc quá dài, thu nhập thấp trong khi áp lực lại cao.
Tại Hồng Kông hôm nay, hơn 10 nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động đã tập trung trước văn phòng của Foxconn để phản đối. Họ mang theo biểu ngữ và nói “Foxconn vô lương tâm” hay “Tự tử không phải là tai nạn”.
Tuy nhiên, tập đoàn Foxconn khẳng định công nhân của họ đã được đối xử tốt. Phát biểu hôm 24/5, người sáng lập tập đoàn này, Terry Gou, đã phủ nhận rằng các nhân viên của Foxconn đã phải làm việc quá vất vả và bị vắt kiệt sức lực.
Trước đó, theo New York Times, Liu Kun, người phát ngôn của Foxconn ở Thâm Quyến, cho biết hầu hết các nạn nhân tự sát là bị trầm cảm nặng hoặc có những vấn đề cá nhân nghiêm trọng. Ông này cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy, những vụ tự sát này có liên quan đến công việc.
Các giám đốc của Foxconn cho biết họ gần đây đã xây dựng các khu nhà ở hiện đại, cải thiện dịch vụ ăn uống và thậm chí trang bị cả bể bơi, các phương tiện giải trí để cho cuộc sống của công nhân vui vẻ hơn.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích về những điều kiện làm việc hà khắc ở những nhà máy của Foxconn, như thời gian làm việc quá dài, khu nhà ở công nhân đông đúc và chật trội, quy chế nghiêm khắc với những sai sót trong các dây chuyền, và hình phạt rất nặng với những lỗi nhỏ của công nhân.
Mới đây nhất, phóng viên Liu Zhiyi của tờ Southern Weekend đã giả làm công nhân xin vào làm việc tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến. Sau 28 ngày, phóng viên này đã chứng kiến những điều kiện khủng khiếp, mà công nhân làm việc ở nhà máy này phải chịu đựng.
Theo Liu, công nhân ở đây làm việc suốt cả ngày, chỉ nghỉ nhanh để ăn hoặc ngủ. Họ lặp đi lặp lại quy trình công việc hàng ngày trừ ngày nghỉ. Liu phỏng đoán rằng, với nhiều công nhân tại đây, cách giải thoát duy nhất là kết thúc sự sống.
Khi được hỏi về cảm nhận của bản thân đối với hàng loạt vụ tự tử xảy ra tại nhà máy này, đa số công nhân tỏ ra khá bình thản. Họ cho rằng, việc tìm đến cái chết là quyết định của cá nhân mỗi người và chẳng liên quan gì mọi người xung quanh.
Vui nhất đối với công nhân tại nhà máy này là ngày nhận lương vào mùng 10 hàng tháng. Hôm đó, các quầy ATM trước nhà máy đều chật cứng với hàng dài người xếp hàng để rút tiền. Mức lương tối thiểu mà họ nhận được tại đây là 900 Nhân dân tệ, chưa kể tiền làm thêm giờ.
Foxconn hiện là nhà sản xuất linh kiện điện tử của Đài Loan có quy mô lớn nhất thế giới với nhiều nhà máy chi nhánh ở Trung Quốc, Trung Mỹ... Tập đoàn này là một trong những nhà sản xuất theo hợp đồng chính của Apple, với hàng nghìn sản phẩm Mac, iPod, iPad và iPhone được lắp ráp mỗi ngày. Ngoài Apple, Foxconn còn sản xuất sản phẩm cho Intel, Dell, HP và nhiều hãng khác.
Kể từ đầu năm tới nay, đã có hàng loạt trường hợp công nhân Foxconn nhảy lầu tự vẫn. Trong đó, có 8 vụ xảy ra tại nhà máy ở Thâm Quyến, 1 trường hợp tại cơ sở ở bắc thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc hồi tháng 1. Ngoài ra, còn có 2 trường hợp khác bị thương nghiêm trọng cũng do nhảy lầu tự sát.
Đây là ca tử vong thứ 9 xảy ra tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nơi có khoảng 300.000 nhân công đang làm việc. Theo nguồn tin, người công nhân xấu số tên là Li Hai, 19 tuổi, mới làm việc tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến có 42 ngày.
Hiện cảnh sát chưa xác nhận, liệu Li Hai tự sát hay là tai nạn. Tập đoàn Foxconn cũng chưa có bình luận nào về vụ việc. Trước đó vài ngày, hôm 21/5, một công nhân khác tên là Nan Gang, 21 tuổi, cũng đã nhảy từ tầng 4 của nhà máy này xuống đất và chết tại chỗ.
Hãng tin AFP nhận định, các vụ tử vong liên tiếp này càng làm tăng thêm những nghi vấn về điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc trong các nhà máy của Foxconn, nơi mà các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động cáo buộc là thời gian làm việc quá dài, thu nhập thấp trong khi áp lực lại cao.
Tại Hồng Kông hôm nay, hơn 10 nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động đã tập trung trước văn phòng của Foxconn để phản đối. Họ mang theo biểu ngữ và nói “Foxconn vô lương tâm” hay “Tự tử không phải là tai nạn”.
Tuy nhiên, tập đoàn Foxconn khẳng định công nhân của họ đã được đối xử tốt. Phát biểu hôm 24/5, người sáng lập tập đoàn này, Terry Gou, đã phủ nhận rằng các nhân viên của Foxconn đã phải làm việc quá vất vả và bị vắt kiệt sức lực.
Trước đó, theo New York Times, Liu Kun, người phát ngôn của Foxconn ở Thâm Quyến, cho biết hầu hết các nạn nhân tự sát là bị trầm cảm nặng hoặc có những vấn đề cá nhân nghiêm trọng. Ông này cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy, những vụ tự sát này có liên quan đến công việc.
Các giám đốc của Foxconn cho biết họ gần đây đã xây dựng các khu nhà ở hiện đại, cải thiện dịch vụ ăn uống và thậm chí trang bị cả bể bơi, các phương tiện giải trí để cho cuộc sống của công nhân vui vẻ hơn.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích về những điều kiện làm việc hà khắc ở những nhà máy của Foxconn, như thời gian làm việc quá dài, khu nhà ở công nhân đông đúc và chật trội, quy chế nghiêm khắc với những sai sót trong các dây chuyền, và hình phạt rất nặng với những lỗi nhỏ của công nhân.
Mới đây nhất, phóng viên Liu Zhiyi của tờ Southern Weekend đã giả làm công nhân xin vào làm việc tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến. Sau 28 ngày, phóng viên này đã chứng kiến những điều kiện khủng khiếp, mà công nhân làm việc ở nhà máy này phải chịu đựng.
Theo Liu, công nhân ở đây làm việc suốt cả ngày, chỉ nghỉ nhanh để ăn hoặc ngủ. Họ lặp đi lặp lại quy trình công việc hàng ngày trừ ngày nghỉ. Liu phỏng đoán rằng, với nhiều công nhân tại đây, cách giải thoát duy nhất là kết thúc sự sống.
Khi được hỏi về cảm nhận của bản thân đối với hàng loạt vụ tự tử xảy ra tại nhà máy này, đa số công nhân tỏ ra khá bình thản. Họ cho rằng, việc tìm đến cái chết là quyết định của cá nhân mỗi người và chẳng liên quan gì mọi người xung quanh.
Vui nhất đối với công nhân tại nhà máy này là ngày nhận lương vào mùng 10 hàng tháng. Hôm đó, các quầy ATM trước nhà máy đều chật cứng với hàng dài người xếp hàng để rút tiền. Mức lương tối thiểu mà họ nhận được tại đây là 900 Nhân dân tệ, chưa kể tiền làm thêm giờ.
Foxconn hiện là nhà sản xuất linh kiện điện tử của Đài Loan có quy mô lớn nhất thế giới với nhiều nhà máy chi nhánh ở Trung Quốc, Trung Mỹ... Tập đoàn này là một trong những nhà sản xuất theo hợp đồng chính của Apple, với hàng nghìn sản phẩm Mac, iPod, iPad và iPhone được lắp ráp mỗi ngày. Ngoài Apple, Foxconn còn sản xuất sản phẩm cho Intel, Dell, HP và nhiều hãng khác.