“Thêm một cơ hội cho nhà đầu tư nhỏ”
Ngày 19/7, Công ty quản lý quỹ Manulife đã tổ chức đợt chào bán chứng chỉ Quỹ Đầu tư tăng trưởng (MAFPF1) ra công chúng
Ngày 19/7, Công ty quản lý quỹ Manulife đã tổ chức đợt chào bán chứng chỉ Quỹ Đầu tư tăng trưởng (MAFPF1) ra công chúng.
Quỹ có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng, tương ứng với 25 triệu đơn vị quỹ có mệnh giá là 10.000 đồng/đơn vị quỹ.
Nhân dịp này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Mark Alan Canizares, Giám đốc Đầu tư cổ phiếu, Công ty quản lý quỹ Manulife.
Cơ sở nào để Công ty quản lý quỹ Manulife cho ra đời MAFPF1?
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này ở Việt Nam chỉ có 2 quỹ là VFMVF1 và PRUBF1 đang hoạt động và niêm yết.
Do đó, khó khăn lớn nhất cho các nhà đầu tư là có rất ít quỹ để lựa chọn khi quyết định đầu tư. Với mong muốn nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn nữa, đồng thời làm tăng tính đa dạng và phong phú cho thị trường tài chính Việt Nam, chúng tôi đã quyết định cho ra đời sản phẩm MAFPF1.
Vậy ông có thể cho biết mục tiêu đầu tư và cơ chế hoạt động của MAFPF1?
Mục tiêu đầu tư của Quỹ MAFPF1 là cung cấp sự tăng trưởng vốn cho các nhà đầu tư trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn bằng việc đầu tư vào các cổ phiếu tại Việt Nam. Khác với các quỹ khác, mục tiêu đầu tư chính của Quỹ MAFPF1 là sự tăng trưởng vốn, do đó thu nhập từ cổ tức quỹ không phải là một yếu tố quan trọng.
Hiện ở Việt Nam, chúng tôi đang tập trung đầu tư vào hai mảng là cổ phiếu và các loại chứng khoán có thu nhập cố định. Với việc cho ra đời quỹ MAFPF1, Chúng tôi mong muốn sẽ kết hợp hai mảng này lại để đem lại lợi nhuận cao nhất.
Quỹ MAFPF1 sẽ đầu tư vào danh mục đầu tư tăng trưởng và đa dạng hóa, phần lớn tập trung vào những cổ phiếu của các công ty hoạt động tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển lâu dài.
Vốn điều lệ của Quỹ sẽ được đầu tư theo tỷ lệ: từ 65% đến 95% vào cổ phiếu niêm yết; từ 0% đến 25% vào cổ phiếu thị trường OTC; từ 0% đến 10% vào tiền mặt và những công cụ nợ.
Quỹ sẽ có thời gian hoạt động là 7 năm kể từ ngày đóng quỹ.
Ngoài ra, Quỹ MAFPF1 có thể đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào sự phê chuẩn của Ủy ban Chứng khoán. Đặc biệt, Quỹ MAFPF1 sẽ không đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản.
Nhà đầu tư sẽ có được những lợi ích gì khi tham gia vào MAFPF1, thưa ông?
Khi tham gia quỹ MAFPF1, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ theo tỷ lệ góp vốn tương ứng. Còn về tính dài hạn, chúng tôi sẽ tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư bằng cách đa dạng hóa các danh mục, lĩnh vực đầu tư.
Hiện nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn hạn chế, nên chỉ có thể đầu tư vào 1 - 2 cổ phiếu trên thị trường. Nhưng nếu nhà đầu tư tham gia vào quỹ của chúng tôi thì họ có thể đa dạng hóa những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đi kèm với đó là tối ưu hóa về lợi nhuận.
Ngoài ra, khi tham gia vào MAFPF1 thì nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có cơ hội đầu tư tài chính của mình vào các ngành trọng yếu của nền kinh tế, vì vậy cơ hội thành công sẽ theo đó mà tăng thêm.
Vậy MAFPF1 có tính đến yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những biến động khó lường?
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam dù có những biến động theo những chiều hướng khác nhau nhưng vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý đến từng loại cổ phiếu cụ thể thì mức biến động của nó không cao so với chỉ số chứng khoán trên thị trường.
Khi một nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu thì họ có thể lãi 100% nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ có thể bị mất 100%. Vì vậy, hoạt động của MAFPF1 sẽ hướng đến sự đầu tư đa dạng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cũng như hạn chế sự biến động của thị trường.
Còn về vấn đề đền bù rủi ro cho nhà đầu tư thì chúng tôi sẽ không có, bởi quỹ chúng tôi là quỹ đầu tư cổ phiếu nên theo quy định thì chúng tôi không có trách nhiệm đảm bảo lợi nhuận và rủi ro cho nhà đầu tư.
Vậy kế hoạch niêm yết của MAFPF1 như thế nào, thưa ông?
Sau khi đóng quỹ, trong vòng 20 ngày Công ty quản lý quỹ sẽ triệu tập đại hội nhà đầu tư. Sau đại hội 15 ngày, công ty sẽ gửi hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán để xin đăng ký quỹ.
Trong vòng 45 ngày, sau khi đại hội nhà đầu tư lần đầu được thông qua, Công ty quản lý quỹ sẽ nôp hồ sơ xin niêm yết chứng chỉ quỹ cho sở giao dịch chứng khoán.
Nói tóm lại, trong vòng tối đa là 3 tháng sau khi đóng quỹ, nếu không có gì trục trặc, MAFPF1 sẽ có mặt trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.
Quỹ có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng, tương ứng với 25 triệu đơn vị quỹ có mệnh giá là 10.000 đồng/đơn vị quỹ.
Nhân dịp này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Mark Alan Canizares, Giám đốc Đầu tư cổ phiếu, Công ty quản lý quỹ Manulife.
Cơ sở nào để Công ty quản lý quỹ Manulife cho ra đời MAFPF1?
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này ở Việt Nam chỉ có 2 quỹ là VFMVF1 và PRUBF1 đang hoạt động và niêm yết.
Do đó, khó khăn lớn nhất cho các nhà đầu tư là có rất ít quỹ để lựa chọn khi quyết định đầu tư. Với mong muốn nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn nữa, đồng thời làm tăng tính đa dạng và phong phú cho thị trường tài chính Việt Nam, chúng tôi đã quyết định cho ra đời sản phẩm MAFPF1.
Vậy ông có thể cho biết mục tiêu đầu tư và cơ chế hoạt động của MAFPF1?
Mục tiêu đầu tư của Quỹ MAFPF1 là cung cấp sự tăng trưởng vốn cho các nhà đầu tư trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn bằng việc đầu tư vào các cổ phiếu tại Việt Nam. Khác với các quỹ khác, mục tiêu đầu tư chính của Quỹ MAFPF1 là sự tăng trưởng vốn, do đó thu nhập từ cổ tức quỹ không phải là một yếu tố quan trọng.
Hiện ở Việt Nam, chúng tôi đang tập trung đầu tư vào hai mảng là cổ phiếu và các loại chứng khoán có thu nhập cố định. Với việc cho ra đời quỹ MAFPF1, Chúng tôi mong muốn sẽ kết hợp hai mảng này lại để đem lại lợi nhuận cao nhất.
Quỹ MAFPF1 sẽ đầu tư vào danh mục đầu tư tăng trưởng và đa dạng hóa, phần lớn tập trung vào những cổ phiếu của các công ty hoạt động tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển lâu dài.
Vốn điều lệ của Quỹ sẽ được đầu tư theo tỷ lệ: từ 65% đến 95% vào cổ phiếu niêm yết; từ 0% đến 25% vào cổ phiếu thị trường OTC; từ 0% đến 10% vào tiền mặt và những công cụ nợ.
Quỹ sẽ có thời gian hoạt động là 7 năm kể từ ngày đóng quỹ.
Ngoài ra, Quỹ MAFPF1 có thể đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào sự phê chuẩn của Ủy ban Chứng khoán. Đặc biệt, Quỹ MAFPF1 sẽ không đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản.
Nhà đầu tư sẽ có được những lợi ích gì khi tham gia vào MAFPF1, thưa ông?
Khi tham gia quỹ MAFPF1, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ theo tỷ lệ góp vốn tương ứng. Còn về tính dài hạn, chúng tôi sẽ tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư bằng cách đa dạng hóa các danh mục, lĩnh vực đầu tư.
Hiện nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn hạn chế, nên chỉ có thể đầu tư vào 1 - 2 cổ phiếu trên thị trường. Nhưng nếu nhà đầu tư tham gia vào quỹ của chúng tôi thì họ có thể đa dạng hóa những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đi kèm với đó là tối ưu hóa về lợi nhuận.
Ngoài ra, khi tham gia vào MAFPF1 thì nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có cơ hội đầu tư tài chính của mình vào các ngành trọng yếu của nền kinh tế, vì vậy cơ hội thành công sẽ theo đó mà tăng thêm.
Vậy MAFPF1 có tính đến yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những biến động khó lường?
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam dù có những biến động theo những chiều hướng khác nhau nhưng vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý đến từng loại cổ phiếu cụ thể thì mức biến động của nó không cao so với chỉ số chứng khoán trên thị trường.
Khi một nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu thì họ có thể lãi 100% nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ có thể bị mất 100%. Vì vậy, hoạt động của MAFPF1 sẽ hướng đến sự đầu tư đa dạng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cũng như hạn chế sự biến động của thị trường.
Còn về vấn đề đền bù rủi ro cho nhà đầu tư thì chúng tôi sẽ không có, bởi quỹ chúng tôi là quỹ đầu tư cổ phiếu nên theo quy định thì chúng tôi không có trách nhiệm đảm bảo lợi nhuận và rủi ro cho nhà đầu tư.
Vậy kế hoạch niêm yết của MAFPF1 như thế nào, thưa ông?
Sau khi đóng quỹ, trong vòng 20 ngày Công ty quản lý quỹ sẽ triệu tập đại hội nhà đầu tư. Sau đại hội 15 ngày, công ty sẽ gửi hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán để xin đăng ký quỹ.
Trong vòng 45 ngày, sau khi đại hội nhà đầu tư lần đầu được thông qua, Công ty quản lý quỹ sẽ nôp hồ sơ xin niêm yết chứng chỉ quỹ cho sở giao dịch chứng khoán.
Nói tóm lại, trong vòng tối đa là 3 tháng sau khi đóng quỹ, nếu không có gì trục trặc, MAFPF1 sẽ có mặt trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.