Thi đại học 2007: Số hồ sơ ảo lớn
Lượng hồ sơ tuyển sinh nộp vào một số trường khối Công - Nông, Y dược... tăng mạnh đã tạo sự bất ngờ trong không khí tuyển sinh năm nay
Lượng hồ sơ tuyển sinh nộp vào một số trường khối Công - Nông, Y dược... tăng mạnh đã tạo sự bất ngờ trong không khí tuyển sinh năm nay. Phải chăng việc lựa chọn trường của thí sinh đã có sự định hướng rõ rệt và đang theo chiều hướng đáng mừng?
Tuy nhiên, theo tình hình thực tế thì tất cả các xu hướng đó, nhìn đâu cũng chỉ thấy... ảo.
Đại học Y Hà Nội, một trường Đại học tiêu biểu nhất trong số các trường thuộc ngành Y. Năm 2003, Đại học Y Hà Nội có 4.336 thí sinh đến dự thi, so với chỉ tiêu thì tỷ lệ chọi của trường này đạt 1/10. Năm 2004, con số này là 5.430/500 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ chọi là 1/11, năm 2005, chỉ có 2.945 thí sinh dự thi trên 800 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi chỉ còn 1/3,6. Năm 2006 nhích lên 3.767 thí sinh dự thi nhưng chỉ tiêu lại giảm chỉ còn 617 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi tăng lên 1/6.
Qua con số dự thi trong 4 năm vào Đại học Y Hà Nội có thể thấy, ngày càng ít thí sinh lựa chọn vào trường này. Một trong những lý do chính là vì điểm chuẩn của Đại học Y thường quá cao, hiếm có năm nào điểm chuẩn thấp dưới 25 điểm. Tuy nhiên, năm nay, số lượng hồ sơ lại tăng đột biến vào khối trường Y. Đại học Y dược Tp.HCM tăng lên khoảng 1 vạn hồ sơ so với năm trước, với tỷ lệ chọi 1/58, Đại học Y Hà Nội tăng khoảng 4.000 hồ sơ...Các con số đều được xem là kỷ lục. Không hề vui khi đánh giá về những con số kỷ lục này.
Nếu hồ sơ vào Đại học Y tăng đột biến thì tiềm ẩn trong đó sẽ là vô số ảo. Mặt khác, năm nay thí sinh dự thi khối B tăng có lẽ cũng do một lượng không ít thí sinh khối A đầu quân vào (tức là số thí sinh dự thi cả hai khối A và B), chứ cũng không phải do số thí sinh của các khối khác giảm để lựa chọn thi vào khối B.
Sự đe doạ về hồ sơ ảo còn rất “sát sườn” đối với những trường năm nay nổi bật về hồ sơ dự thi như khối các trường Công- Nông. Một cán bộ tuyển sinh của trường Đại học Nông nghiệp cho biết, trường rất ngán ngẩm mỗi khi chứng kiến sự tăng đột biến về hồ sơ dự thi của thí sinh. Hầu như năm nào trường cũng “ảo” tới trên dưới 1 vạn hồ sơ. Tính về các chi phí mà trường phải bỏ ra cho số hồ sơ ảo này là hàng trăm triệu đồng. Đã thế, số hồ sơ dự thi vào Đại học Nông nghiệp luôn tăng hàng năm, kéo theo số ảo càng ngày càng nhiều. Như trong năm 2005 có hơn 8.000 hồ sơ ảo, sang đến năm 2006, số hồ sơ ảo đã lên tới hơn 12 nghìn hồ sơ. Năm 2007, số hồ sơ nộp vào trường Đại học Nông nghiệp lên đến hơn 50 nghìn bộ, tăng gần gấp đôi năm trước với tỷ lệ chọi lên đến 1/17.
Đối với Đại học Công nghiệp Hà Nội tình hình tương tự. Đại học Công nghiệp cũng luôn có số hồ sơ ảo chạm và vượt 1 vạn bộ mỗi năm và số hồ sơ ảo này cũng tăng đều hàng năm, tỷ lệ thuận với số hồ sơ dự thi của thí sinh. Năm 2005, Đại học Công nghiệp Hà Nội có 47.905 hồ sơ dự thi nhưng chỉ có 35.907 thí sinh đến thi, “ảo” hơn 12 nghìn bộ. Năm 2006, Đại học Công nghiệp có 32.535 thí sinh nộp hồ sơ, dự thi chỉ có 21.955 thí sinh, ảo hơn 11 nghìn bộ... Năm nay, số hồ sơ dự thi của Đại học Công nghiệp lại vọt lên hơn 47 nghìn bộ, bằng mức hồ sơ của năm 2005. Các cán bộ tuyển sinh của trường cho biết, theo quy luật tăng giảm hồ sơ hàng năm của trường thì năm nay hồ sơ ảo của thí sinh cũng sẽ không dưới 1 vạn.
Ngoài sự đột biến trong các khối trường Y, Công nghiệp, Nông nghiệp thì số hồ sơ dự thi của thí sinh ở hầu hết các trường đều tăng với mức tăng chứa đầy bất ổn. Theo tính toán, số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng giữa năm sau và năm trước chỉ tăng trong khoảng trên dưới 100 nghìn thí sinh. Mặc dù vậy, hiện nay, thống kê của các trường đều cho thấy trường nào hồ sơ dự thi Đại học, Cao đẳng cũng tăng rất đáng kể. Trường ít thì vài nghìn, trường nhiều như Đại học Nông nghiệp tăng hơn 2 vạn, Đại học Nông - Lâm Tp.HCM thì tăng hơn 1 vạn... Các trường tốp giữa có mức điểm chuẩn trên 15 điểm là những trường hút thí sinh nhất. Có thể thấy, thí sinh đang nộp hồ sơ dự thi chỉ với một mục đích làm sao cho dễ đỗ Đại học mà bất cần trường đó có tương lai ra sao, cơ hội học tập thế nào...
Ngay như sự lựa chọn của thí sinh tại Hà Nội, họ nộp hồ sơ vào các trường nông nghiệp cũng nhiều với mức tương đương với các trường thuộc khối kinh tế trong khi rõ ràng thí sinh Hà Nội rất xa lạ với những khái niệm của nhà nông.
Ngược lại, thí sinh của các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái...lại rất chuộng các trường kinh tế trong khi, thông tin cụ thể về những khối trường này họ còn rất mơ hồ. Ông Vương Văn Phát, chuyên viên của Sở Giáo dục – Đào tạo Yên Bái cho biết thí sinh tỉnh ông chọn thi vào trường kinh tế chỉ vì thấy cái tên hay hay và điểm chuẩn thấp, còn những thông tin khác thì hoàn toàn không nắm được gì.
Tuy nhiên, theo tình hình thực tế thì tất cả các xu hướng đó, nhìn đâu cũng chỉ thấy... ảo.
Đại học Y Hà Nội, một trường Đại học tiêu biểu nhất trong số các trường thuộc ngành Y. Năm 2003, Đại học Y Hà Nội có 4.336 thí sinh đến dự thi, so với chỉ tiêu thì tỷ lệ chọi của trường này đạt 1/10. Năm 2004, con số này là 5.430/500 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ chọi là 1/11, năm 2005, chỉ có 2.945 thí sinh dự thi trên 800 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi chỉ còn 1/3,6. Năm 2006 nhích lên 3.767 thí sinh dự thi nhưng chỉ tiêu lại giảm chỉ còn 617 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi tăng lên 1/6.
Qua con số dự thi trong 4 năm vào Đại học Y Hà Nội có thể thấy, ngày càng ít thí sinh lựa chọn vào trường này. Một trong những lý do chính là vì điểm chuẩn của Đại học Y thường quá cao, hiếm có năm nào điểm chuẩn thấp dưới 25 điểm. Tuy nhiên, năm nay, số lượng hồ sơ lại tăng đột biến vào khối trường Y. Đại học Y dược Tp.HCM tăng lên khoảng 1 vạn hồ sơ so với năm trước, với tỷ lệ chọi 1/58, Đại học Y Hà Nội tăng khoảng 4.000 hồ sơ...Các con số đều được xem là kỷ lục. Không hề vui khi đánh giá về những con số kỷ lục này.
Nếu hồ sơ vào Đại học Y tăng đột biến thì tiềm ẩn trong đó sẽ là vô số ảo. Mặt khác, năm nay thí sinh dự thi khối B tăng có lẽ cũng do một lượng không ít thí sinh khối A đầu quân vào (tức là số thí sinh dự thi cả hai khối A và B), chứ cũng không phải do số thí sinh của các khối khác giảm để lựa chọn thi vào khối B.
Sự đe doạ về hồ sơ ảo còn rất “sát sườn” đối với những trường năm nay nổi bật về hồ sơ dự thi như khối các trường Công- Nông. Một cán bộ tuyển sinh của trường Đại học Nông nghiệp cho biết, trường rất ngán ngẩm mỗi khi chứng kiến sự tăng đột biến về hồ sơ dự thi của thí sinh. Hầu như năm nào trường cũng “ảo” tới trên dưới 1 vạn hồ sơ. Tính về các chi phí mà trường phải bỏ ra cho số hồ sơ ảo này là hàng trăm triệu đồng. Đã thế, số hồ sơ dự thi vào Đại học Nông nghiệp luôn tăng hàng năm, kéo theo số ảo càng ngày càng nhiều. Như trong năm 2005 có hơn 8.000 hồ sơ ảo, sang đến năm 2006, số hồ sơ ảo đã lên tới hơn 12 nghìn hồ sơ. Năm 2007, số hồ sơ nộp vào trường Đại học Nông nghiệp lên đến hơn 50 nghìn bộ, tăng gần gấp đôi năm trước với tỷ lệ chọi lên đến 1/17.
Đối với Đại học Công nghiệp Hà Nội tình hình tương tự. Đại học Công nghiệp cũng luôn có số hồ sơ ảo chạm và vượt 1 vạn bộ mỗi năm và số hồ sơ ảo này cũng tăng đều hàng năm, tỷ lệ thuận với số hồ sơ dự thi của thí sinh. Năm 2005, Đại học Công nghiệp Hà Nội có 47.905 hồ sơ dự thi nhưng chỉ có 35.907 thí sinh đến thi, “ảo” hơn 12 nghìn bộ. Năm 2006, Đại học Công nghiệp có 32.535 thí sinh nộp hồ sơ, dự thi chỉ có 21.955 thí sinh, ảo hơn 11 nghìn bộ... Năm nay, số hồ sơ dự thi của Đại học Công nghiệp lại vọt lên hơn 47 nghìn bộ, bằng mức hồ sơ của năm 2005. Các cán bộ tuyển sinh của trường cho biết, theo quy luật tăng giảm hồ sơ hàng năm của trường thì năm nay hồ sơ ảo của thí sinh cũng sẽ không dưới 1 vạn.
Ngoài sự đột biến trong các khối trường Y, Công nghiệp, Nông nghiệp thì số hồ sơ dự thi của thí sinh ở hầu hết các trường đều tăng với mức tăng chứa đầy bất ổn. Theo tính toán, số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng giữa năm sau và năm trước chỉ tăng trong khoảng trên dưới 100 nghìn thí sinh. Mặc dù vậy, hiện nay, thống kê của các trường đều cho thấy trường nào hồ sơ dự thi Đại học, Cao đẳng cũng tăng rất đáng kể. Trường ít thì vài nghìn, trường nhiều như Đại học Nông nghiệp tăng hơn 2 vạn, Đại học Nông - Lâm Tp.HCM thì tăng hơn 1 vạn... Các trường tốp giữa có mức điểm chuẩn trên 15 điểm là những trường hút thí sinh nhất. Có thể thấy, thí sinh đang nộp hồ sơ dự thi chỉ với một mục đích làm sao cho dễ đỗ Đại học mà bất cần trường đó có tương lai ra sao, cơ hội học tập thế nào...
Ngay như sự lựa chọn của thí sinh tại Hà Nội, họ nộp hồ sơ vào các trường nông nghiệp cũng nhiều với mức tương đương với các trường thuộc khối kinh tế trong khi rõ ràng thí sinh Hà Nội rất xa lạ với những khái niệm của nhà nông.
Ngược lại, thí sinh của các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái...lại rất chuộng các trường kinh tế trong khi, thông tin cụ thể về những khối trường này họ còn rất mơ hồ. Ông Vương Văn Phát, chuyên viên của Sở Giáo dục – Đào tạo Yên Bái cho biết thí sinh tỉnh ông chọn thi vào trường kinh tế chỉ vì thấy cái tên hay hay và điểm chuẩn thấp, còn những thông tin khác thì hoàn toàn không nắm được gì.