Thi gan với vàng
Dấu ấn rõ nhất của đợt tăng giá vàng từ đầu tháng 9/2007 tới nay là giới đầu tư Việt Nam thu được lợi nhuận nhiều hơn thua lỗ
Dấu ấn rõ nhất của đợt tăng giá vàng từ đầu tháng 9/2007 tới nay là giới đầu tư Việt Nam thu được lợi nhuận nhiều hơn thua lỗ.
Các ngân hàng kinh doanh vàng trên tài khoản đều có lời, còn những nhà đầu cơ tỏ ra có kinh nghiệm, bài bản hơn.
Lỳ
Ông Trương Công Nhơn, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc - Đá quý SJC, nhận xét sự thận trọng của nhà đầu tư thể hiện rõ hơn hẳn so với các đợt tăng giá trước đây. Tâm lý đua nhau mua vào lúc giá lên và đua nhau bán lúc giá xuống hầu như biến mất.
“Bây giờ dân đầu cơ vàng “đánh” trình độ lắm. Họ nắm thông tin, theo dõi sát tình hình thế giới và không ít người dự đoán tương đối chính xác đường đi của giá vàng” - ông Nhơn nói - “Giá lên là họ đổ ra bán kiếm lời. Giá càng lên, họ càng bán ra mạnh”.
Giám đốc phụ trách kinh doanh vàng của một ngân hàng lớn cụ thể hơn: “Các nhà đầu tư “lỳ” hơn, thi gan với vàng, chủ động, không đầu cơ giá lên mà đầu cơ giá xuống. Hiện tượng cắt lỗ (stoploss) không còn nhiều. Họ biết đâu là điểm dừng và một khi đã bán ra, họ không mua vào cho đến khi giá giao dịch thấp hơn giá họ đã bán”.
Ghi nhận cho thấy, từ các tiệm vàng tư nhân đến các công ty lớn, những ngày gần đây mãi lực bán vàng khá yếu. Tỷ lệ chung là mua vào 10 lượng, bán ra 3 lượng. Điều này đã tác động trở lại, khiến giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới khoảng 200.000 đồng/lượng. Doanh số bán ra của SJC chỉ bằng 60% của tháng trước. Trong khi đó xí nghiệp gia công vàng miếng của SJC đã tạm ngưng hoạt động từ ba tuần nay do không có nguyên liệu.
Các nguồn nhập vàng chính thức hiện nay đều đã ngừng nhập vì hai lý do. Thứ nhất, giá vàng quốc tế đã lên quá cao, có thể đổi chiều bất ngờ, nên nhập về không bán kịp sẽ lỗ. Thứ hai, giá vàng nội địa tiếp tục thấp hơn giá quốc tế, nhập về, chưa có thuế, đã lỗ rồi.
Trong chín tháng đầu năm 2007, SJC đã sản xuất hơn 800.000 lượng vàng bốn số chín, tương đương 30 tấn, bằng cỡ một nửa của năm ngoái là 1,6 triệu lượng.
Ngân hàng “thắng” đậm
Cả nước hiện có khoảng mười ngân hàng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng trên tài khoản, trong đó nổi lên hai gương mặt là SJC và Công ty Vàng bạc Đá quý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vừa qua khi giá vàng tăng mạnh, các ngân hàng án binh bất động, một phần vì một số rút kinh nghiệm thua lỗ từ các đợt đầu cơ vàng những năm trước, phần khác vì trạng thái mua bán vàng của họ đã đầy. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trạng thái vàng của một tổ chức tín dụng (bao gồm cả vàng trên tài khoản và vàng vật chất) tối đa không quá 20% vốn tự có.
Đối với vàng huy động từ dân cư, các ngân hàng có thể bán vàng huy động, lấy tiền đồng trong trường hợp họ đã đặt mua vàng, nhưng vàng chưa về kịp. Tuy nhiên số lượng vàng huy động được họ bán tối đa không quá 30% tổng lượng vàng huy động.
Con số 30% nói trên là một tỷ lệ khá uyển chuyển nếu biết rằng lượng vàng huy động của ngân hàng hiện khá cao. Ở ngân hàng A có thời điểm vàng huy động lên đến nửa triệu lượng. Ở các tổ chức tín dụng hạng trung khác, lượng vàng huy động dao động từ 100.000-150.000 lượng/ngân hàng tùy thời điểm.
Nếu các ngân hàng đầu cơ, cùng bán ra vàng huy động khi giá cao, và hy vọng mua vào để bù đắp khi giá giảm, thì giá vàng trong nước có thể tụt nhanh và mạnh. Năm trước đã có trường hợp ngân hàng lỗ nặng vì kinh doanh vàng huy động.
Song tình hình năm nay đã thay đổi. Để tránh rủi ro, các ngân hàng chỉ kinh doanh vàng trong nước, hưởng chênh lệch giá mua bán và thu phí môi giới đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trên tài khoản. Với một số ngân hàng, lợi nhuận ròng từ kinh doanh vàng hiện chiếm 10-20% lợi nhuận trong ba quí đầu năm.
Chẳng hạn ở ngân hàng A, lợi nhuận từ vàng từ đầu năm đến nay đã hơn 100 tỉ đồng. Ở ngân hàng E, lợi nhuận chín tháng đầu năm xấp xỉ 450 tỉ đồng, thì từ kinh doanh vàng chiếm 18%, tức hơn 80 tỉ đồng.
Điều đáng nói là bộ phận kinh doanh vàng của nhiều ngân hàng đang trở nên ngày một chuyên nghiệp. Ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), từ nhiều tháng nay, bản tin về vàng, ngoại tệ, có kèm phân tích, dự báo được phát miễn phí đều đặn cho khách hàng mỗi buổi sáng. Ở một số ngân hàng khác, khách hàng có thể theo dõi giá vàng thế giới biến động từng giây qua màn hình Reuters.
Một điểm quan tâm khác là hiện số lượng khách hàng đến ngân hàng để kinh doanh vàng tăng mạnh, trên giấy tờ họ chủ yếu là cá nhân. Song giới đầu tư biết rõ rằng có không ít tổ chức kinh doanh vàng đứng tên cá nhân để tránh thuế. Cá nhân kinh doanh quyền lựa chọn vàng (option vàng) không phải đóng thuế, nhưng tổ chức thì phải nộp 10% thuế VAT và 28% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức thuế đó quả là quá cao, nên một số đơn vị không thể không lách nếu có điều kiện.
Các ngân hàng kinh doanh vàng trên tài khoản đều có lời, còn những nhà đầu cơ tỏ ra có kinh nghiệm, bài bản hơn.
Lỳ
Ông Trương Công Nhơn, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc - Đá quý SJC, nhận xét sự thận trọng của nhà đầu tư thể hiện rõ hơn hẳn so với các đợt tăng giá trước đây. Tâm lý đua nhau mua vào lúc giá lên và đua nhau bán lúc giá xuống hầu như biến mất.
“Bây giờ dân đầu cơ vàng “đánh” trình độ lắm. Họ nắm thông tin, theo dõi sát tình hình thế giới và không ít người dự đoán tương đối chính xác đường đi của giá vàng” - ông Nhơn nói - “Giá lên là họ đổ ra bán kiếm lời. Giá càng lên, họ càng bán ra mạnh”.
Giám đốc phụ trách kinh doanh vàng của một ngân hàng lớn cụ thể hơn: “Các nhà đầu tư “lỳ” hơn, thi gan với vàng, chủ động, không đầu cơ giá lên mà đầu cơ giá xuống. Hiện tượng cắt lỗ (stoploss) không còn nhiều. Họ biết đâu là điểm dừng và một khi đã bán ra, họ không mua vào cho đến khi giá giao dịch thấp hơn giá họ đã bán”.
Ghi nhận cho thấy, từ các tiệm vàng tư nhân đến các công ty lớn, những ngày gần đây mãi lực bán vàng khá yếu. Tỷ lệ chung là mua vào 10 lượng, bán ra 3 lượng. Điều này đã tác động trở lại, khiến giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới khoảng 200.000 đồng/lượng. Doanh số bán ra của SJC chỉ bằng 60% của tháng trước. Trong khi đó xí nghiệp gia công vàng miếng của SJC đã tạm ngưng hoạt động từ ba tuần nay do không có nguyên liệu.
Các nguồn nhập vàng chính thức hiện nay đều đã ngừng nhập vì hai lý do. Thứ nhất, giá vàng quốc tế đã lên quá cao, có thể đổi chiều bất ngờ, nên nhập về không bán kịp sẽ lỗ. Thứ hai, giá vàng nội địa tiếp tục thấp hơn giá quốc tế, nhập về, chưa có thuế, đã lỗ rồi.
Trong chín tháng đầu năm 2007, SJC đã sản xuất hơn 800.000 lượng vàng bốn số chín, tương đương 30 tấn, bằng cỡ một nửa của năm ngoái là 1,6 triệu lượng.
Ngân hàng “thắng” đậm
Cả nước hiện có khoảng mười ngân hàng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng trên tài khoản, trong đó nổi lên hai gương mặt là SJC và Công ty Vàng bạc Đá quý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vừa qua khi giá vàng tăng mạnh, các ngân hàng án binh bất động, một phần vì một số rút kinh nghiệm thua lỗ từ các đợt đầu cơ vàng những năm trước, phần khác vì trạng thái mua bán vàng của họ đã đầy. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trạng thái vàng của một tổ chức tín dụng (bao gồm cả vàng trên tài khoản và vàng vật chất) tối đa không quá 20% vốn tự có.
Đối với vàng huy động từ dân cư, các ngân hàng có thể bán vàng huy động, lấy tiền đồng trong trường hợp họ đã đặt mua vàng, nhưng vàng chưa về kịp. Tuy nhiên số lượng vàng huy động được họ bán tối đa không quá 30% tổng lượng vàng huy động.
Con số 30% nói trên là một tỷ lệ khá uyển chuyển nếu biết rằng lượng vàng huy động của ngân hàng hiện khá cao. Ở ngân hàng A có thời điểm vàng huy động lên đến nửa triệu lượng. Ở các tổ chức tín dụng hạng trung khác, lượng vàng huy động dao động từ 100.000-150.000 lượng/ngân hàng tùy thời điểm.
Nếu các ngân hàng đầu cơ, cùng bán ra vàng huy động khi giá cao, và hy vọng mua vào để bù đắp khi giá giảm, thì giá vàng trong nước có thể tụt nhanh và mạnh. Năm trước đã có trường hợp ngân hàng lỗ nặng vì kinh doanh vàng huy động.
Song tình hình năm nay đã thay đổi. Để tránh rủi ro, các ngân hàng chỉ kinh doanh vàng trong nước, hưởng chênh lệch giá mua bán và thu phí môi giới đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trên tài khoản. Với một số ngân hàng, lợi nhuận ròng từ kinh doanh vàng hiện chiếm 10-20% lợi nhuận trong ba quí đầu năm.
Chẳng hạn ở ngân hàng A, lợi nhuận từ vàng từ đầu năm đến nay đã hơn 100 tỉ đồng. Ở ngân hàng E, lợi nhuận chín tháng đầu năm xấp xỉ 450 tỉ đồng, thì từ kinh doanh vàng chiếm 18%, tức hơn 80 tỉ đồng.
Điều đáng nói là bộ phận kinh doanh vàng của nhiều ngân hàng đang trở nên ngày một chuyên nghiệp. Ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), từ nhiều tháng nay, bản tin về vàng, ngoại tệ, có kèm phân tích, dự báo được phát miễn phí đều đặn cho khách hàng mỗi buổi sáng. Ở một số ngân hàng khác, khách hàng có thể theo dõi giá vàng thế giới biến động từng giây qua màn hình Reuters.
Một điểm quan tâm khác là hiện số lượng khách hàng đến ngân hàng để kinh doanh vàng tăng mạnh, trên giấy tờ họ chủ yếu là cá nhân. Song giới đầu tư biết rõ rằng có không ít tổ chức kinh doanh vàng đứng tên cá nhân để tránh thuế. Cá nhân kinh doanh quyền lựa chọn vàng (option vàng) không phải đóng thuế, nhưng tổ chức thì phải nộp 10% thuế VAT và 28% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức thuế đó quả là quá cao, nên một số đơn vị không thể không lách nếu có điều kiện.