Thị trường cho nông sản mới
Kết quả xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm nay được coi là đột phá, không chỉ ở con số tăng trưởng mà bởi con số này đạt được trong bối cảnh thời gian qua gặp không ít khó khăn
Chương trình Hội nhập được phát sóng vào 22h45 - 23h15 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Khách mời của chương trình Hội nhập ngày 19/7/2017 là ông Nguyễn Quốc Toản, Phó cục trưởng Thường trực Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhận xét về tình hình khả quan của xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm, ông Toản cho biết: “Đó mới chỉ là thành quả bước đầu và chúng ta không được phép chủ quan. Bởi 6 tháng cuối năm với tình hình thời tiết khó lường, diễn biến thị trường phức tạp, đặc biệt là thị trường quốc tế, chúng ta sẽ phải hành động quyết liệt hơn, bài bản hơn, quy củ hơn để đạt được những kì vọng được đặt ra”.
Kết quả xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm nay được coi là đột phá, không chỉ ở con số tăng trưởng mà bởi con số này đạt được trong bối cảnh thời gian qua gặp không ít khó khăn, điển hình nhất là những cuộc “giải cứu”. Trong 6 tháng này, bên cạnh những mặt hàng nông sản chủ lực chiếm tỷ trọng lớn như gạo, cà phê, hồ tiêu…, mặt hàng rau quả cũng đang được đẩy mạnh, trong đó có những mặt hàng như vải thiều và những mặt hàng rau gia vị đã có mặt ở những thị trường khó tính.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 6 năm 2017 ước đạt 3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 tới hơn 17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt là xuất khẩu hàng rau quả tháng 6 năm 2017 ước đạt 283 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 của mặt hàng này lên tới 1.7 tỷ USD, tăng gần 44% so với cùng kì năm ngoái.
Với công nghệ bao gói khí quyển biến đổi MAP do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với tỉnh Bắc Giang nghiên cứu và phát triển, cho phép bảo quản vải thiều giữ được màu hồng tươi từ 30 đến 35 ngày, ông Toản cho rằng áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong khâu bảo quản và chế biến là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi chúng ta mong muốn xuất khẩu sang những thị trường xa hơn.
Dù trong 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng và có những tín hiệu vui, ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt với một nút thắt lớn, đó chính là làm thế nào để tháo gỡ khó khăn về thị trường, tìm đầu ra cho nông sản. Tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng nuôi trồng, thu hoạch rồi lại bỏ đi, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, trong khi những cuộc “giải cứu” chỉ là giải pháp tạm thời.
“Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ cũng như các địa phương để tập trung phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và quốc tế, để có thể đạt được mục tiêu 33 tỷ đô la Mỹ giá trị xuất khẩu mà còn để chấm dứt tình trạng được mùa mất giá”, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết.
Câu chuyện về quả vải thiều hay lá tía tô, nếu nói về khối lượng và số “đô la” thu được sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, việc tìm thêm các thị trường mới cho xuất khẩu những thị trường nông sản mới cho thấy tín hiệu tích cực trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường của chúng ta. Với cách làm như vậy thì mục tiêu nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn trong thời gian tới.
Khách mời của chương trình Hội nhập ngày 19/7/2017 là ông Nguyễn Quốc Toản, Phó cục trưởng Thường trực Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhận xét về tình hình khả quan của xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm, ông Toản cho biết: “Đó mới chỉ là thành quả bước đầu và chúng ta không được phép chủ quan. Bởi 6 tháng cuối năm với tình hình thời tiết khó lường, diễn biến thị trường phức tạp, đặc biệt là thị trường quốc tế, chúng ta sẽ phải hành động quyết liệt hơn, bài bản hơn, quy củ hơn để đạt được những kì vọng được đặt ra”.
Kết quả xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm nay được coi là đột phá, không chỉ ở con số tăng trưởng mà bởi con số này đạt được trong bối cảnh thời gian qua gặp không ít khó khăn, điển hình nhất là những cuộc “giải cứu”. Trong 6 tháng này, bên cạnh những mặt hàng nông sản chủ lực chiếm tỷ trọng lớn như gạo, cà phê, hồ tiêu…, mặt hàng rau quả cũng đang được đẩy mạnh, trong đó có những mặt hàng như vải thiều và những mặt hàng rau gia vị đã có mặt ở những thị trường khó tính.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 6 năm 2017 ước đạt 3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 tới hơn 17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt là xuất khẩu hàng rau quả tháng 6 năm 2017 ước đạt 283 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 của mặt hàng này lên tới 1.7 tỷ USD, tăng gần 44% so với cùng kì năm ngoái.
Với công nghệ bao gói khí quyển biến đổi MAP do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với tỉnh Bắc Giang nghiên cứu và phát triển, cho phép bảo quản vải thiều giữ được màu hồng tươi từ 30 đến 35 ngày, ông Toản cho rằng áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong khâu bảo quản và chế biến là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi chúng ta mong muốn xuất khẩu sang những thị trường xa hơn.
Dù trong 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng và có những tín hiệu vui, ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt với một nút thắt lớn, đó chính là làm thế nào để tháo gỡ khó khăn về thị trường, tìm đầu ra cho nông sản. Tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng nuôi trồng, thu hoạch rồi lại bỏ đi, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, trong khi những cuộc “giải cứu” chỉ là giải pháp tạm thời.
“Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ cũng như các địa phương để tập trung phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và quốc tế, để có thể đạt được mục tiêu 33 tỷ đô la Mỹ giá trị xuất khẩu mà còn để chấm dứt tình trạng được mùa mất giá”, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết.
Câu chuyện về quả vải thiều hay lá tía tô, nếu nói về khối lượng và số “đô la” thu được sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, việc tìm thêm các thị trường mới cho xuất khẩu những thị trường nông sản mới cho thấy tín hiệu tích cực trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường của chúng ta. Với cách làm như vậy thì mục tiêu nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn trong thời gian tới.