Thị trường chứng khoán bắt đầu điều chỉnh sâu?
Hỏi chuyện ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đang trình Ủy ban Chứng khoán (SSC) kế hoạch giao dịch khớp lệnh liên tục.
Theo đó, nếu không có gì thay đổi, Trung tâm sẽ áp dụng giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 7/5 tới. Báo giới có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm xung quanh việc này, và về động thái thị trường chứng khoán hiện nay.
Từ 7/5 sẽ giao dịch khớp lệnh liên tục
Ông có thể nói rõ hơn về việc giao dịch khớp lệnh sẽ được áp dụng sắp tới?
Chúng tôi đang trình SSC về kế hoạch khớp lệnh liên tục. Theo đó, có hai lần khớp lệnh định kỳ, một lần khớp lệnh liên tục. Một phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Sau đó là khớp lệnh liên tục một tiếng đồng hồ. Cuối cùng có nửa tiếng đồng hồ khớp lệnh định kỳ để ra giá đóng cửa.
Dự kiến như sau: 8h30 - 9h: khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa của thị trường ngày hôm đó; 9h - 10h: khớp lệnh liên tục; 10h - 10h30: tiếp tục khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa của ngày hôm đó; 10h30 - 11h: giao dịch thoả thuận.
Đây là công nghệ hiện đại, thị trường các nước đang làm. Các công ty chứng khoán đang hướng dẫn cho tất cả khách hàng. Tháng này, chúng tôi cũng sẽ tập dượt với các chuyên gia nước ngoài. Nếu không có gì thay đổi thì ngày 7/5 chính thức giao dịch khớp lệnh liên tục.
Như vậy có thể nói, không có lệnh nào mua chứng khoán lại nói là không mua được. Nếu sau một thời gian, thị trường thấy rằng thời gian giao dịch còn quá ít thì chúng tôi tiếp tục mở phiên giao dịch vào buổi chiều.
Khớp lệnh như vậy thì ở nhà có thể gửi lệnh được?
Việc đó thì chưa. Nhưng trong năm nay sẽ làm chuyện đó. Điều này còn tuỳ thuộc vào công nghệ các công ty chứng khoán.
Nhà đầu tư nước ngoài e ngại
Ông nhận xét gì về tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian qua?
Rõ ràng là giao dịch ít đi. Giá cả vừa rồi tăng quá nhanh thì bây giờ thị trường điều chỉnh là chuyện tất yếu. Điều chỉnh sâu hay không sâu tuỳ thuộc tâm lý, thái độ của người mua, người bán. Ví dụ: người ta thấy xuống thì bán ồ ạt chẳng hạn.
Theo ông, thời gian qua thị trường điều chỉnh tới mức độ sâu chưa?
Tôi cho là mới bắt đầu. Bởi vì không lý do gì, từ đầu năm đến nay thị trường không có sự kiện gì lớn mà lượng cung cầu đẩy giá rất nhanh. Ai mua cổ phiếu cũng có lời. Chuyện đâu thể đơn giản vậy? Đương nhiên là thị trường chứng ta tốt, nhưng không được tốt đến mức như thế.
Nói thật, từ hôm ra Tết tới giờ giá tăng tới 40 - 50 %, vì vậy thị trường có điều chỉnh sâu, tôi cho là cũng bình thường.
Nhiều người cho rằng nhà đầu tư trong nước không còn chạy theo nhà đầu tư nước ngoài. Ông đánh giá tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư trong nước như thế nào?
Có nhà đầu tư nước ngoài nói với tôi rằng, nếu nhà đầu tư trong nước cứ mua bán theo kiểu thế này thì người ta cũng bỏ thị trường Việt Nam mà đi. Bởi vì người ta không thể theo cách làm ăn, mua bán như các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Họ thấy như vậy là rủi ro quá.
Tôi tiếp xúc với một số quỹ lớn vào đây, họ bảo “ghê quá!”. Họ không thể mua với bất cứ giá nào. Hiện nay họ đang cấu trúc lại danh mục đầu tư. Những công ty nhỏ lẻ làm ăn kém, hiệu quả thấp, khả năng phát triển không được bao nhiêu thì họ cấu trúc lại hết.
Thời gian qua, những cổ phiếu nhỏ tăng nhanh với giá kịch trần. Theo ông thì khi thị trường điều chỉnh, giá những cổ phiếu này sẽ như thế nào?
Giá trị của nó sẽ theo cung cầu. Tôi nghĩ quan hệ cung cầu sẽ đưa những cổ phiếu này trở lại bình thường. Vào lúc thị trường có nhiều cung, và khi người ta tỉnh táo suy nghĩ lại thì sẽ khác.
Hiện nay lượng cầu đang có dấu hiệu giảm. Nhưng sau mùa đại hội cổ đông thì lượng cung cổ phiếu niêm yết bổ sung tăng. Theo ông thì giá thị trường có sự điều chỉnh lại?
Lượng giao dịch hiện nay giảm là bởi vì giá cả đã quá cao. Người mua cao, giờ bán họ sợ lỗ. Họ mua để kỳ vọng, nhiều người mua cổ phiếu tính rằng vài tháng có một cái nhà (!). Chúng tôi đang xác lập một thị trường ổn định để có bước phát triển mới và tốt hơn, trong đó có việc cổ phiếu của các tổng công ty, các công ty lớn phát hành ra, niêm yết góp phần phát triển vào thị trường.
Tuy nhiên, trong những cuộc phát hành IPO, hoặc đấu giá cổ phần nhà nước của các doanh nghiệp quốc doanh; thì lượng cầu trong xã hội vẫn còn rất lớn, người ta vẫn tìm kiếm một giá hợp lý đối với họ.
Mua quyền mua: rủi ro trắng tay
Ông nhận xét gì về giá đấu cao gấp hàng trăm lần gần đây của một số công ty như thuỷ điện Thác Mơ, nhiệt điện Bà Rịa, nhiệt điện Phả Lại...?
Đặt giá cao như vậy, nhiều người đã bỏ cọc, nhiều cuộc đấu giá phải đấu giá lại.
Có cách nào phát hiện là những người này cố ý phá cuộc đấu giá hay không?
Thị trường tự do, làm sao mà loại được. Người ta bỏ thì người ta mất tiền cọc thôi.
Ông nhận xét gì về việc bán quyền mua rất phổ biến gần đây?
Đó là rủi ro về giá cả, rủi ro rất lớn về việc mất trắng tay. Cuộc đời nhiều chuyện bất ngờ, người bán quyền đột nhiên nghỉ việc, thì họ không còn quyền mua nữa. Đó là mua bán dựa trên sự may rủi, hay là mua cho có, mua để được mà không biết giá cả bao nhiêu.
Nhiều nhà đầu tư phản ánh, mặc dù có thanh tra của Ủy ban, nhưng việc ưu tiên lệnh cho VIP vẫn diễn ra tinh vi hơn. Ông có biết điều này?
Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng tất cả ở vấn đề công nghệ để đưa ra giải pháp giao dịch. Sắp tới giao dịch khớp lệnh liên tục, đám đông dần dần hết tụ tập trên sàn, vì họ có thể ngồi nhà đặt lệnh. Từ nay đến cuối năm, hiện tượng phân biệt nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư lớn, VIP hay không VIP... sẽ được giải quyết bằng công nghệ.
Có công nghệ sẽ giải quyết được, dĩ nhiên con người vẫn đóng vai trò quan trọng. Nhưng đến một lúc nào đó, nhà đầu tư phát hiện công ty chứng khoán không công bằng thì họ “tẩy chay” công ty chứng khoán đó và tìm một công ty khác phục vụ tốt hơn.
Theo đó, nếu không có gì thay đổi, Trung tâm sẽ áp dụng giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 7/5 tới. Báo giới có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm xung quanh việc này, và về động thái thị trường chứng khoán hiện nay.
Từ 7/5 sẽ giao dịch khớp lệnh liên tục
Ông có thể nói rõ hơn về việc giao dịch khớp lệnh sẽ được áp dụng sắp tới?
Chúng tôi đang trình SSC về kế hoạch khớp lệnh liên tục. Theo đó, có hai lần khớp lệnh định kỳ, một lần khớp lệnh liên tục. Một phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Sau đó là khớp lệnh liên tục một tiếng đồng hồ. Cuối cùng có nửa tiếng đồng hồ khớp lệnh định kỳ để ra giá đóng cửa.
Dự kiến như sau: 8h30 - 9h: khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa của thị trường ngày hôm đó; 9h - 10h: khớp lệnh liên tục; 10h - 10h30: tiếp tục khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa của ngày hôm đó; 10h30 - 11h: giao dịch thoả thuận.
Đây là công nghệ hiện đại, thị trường các nước đang làm. Các công ty chứng khoán đang hướng dẫn cho tất cả khách hàng. Tháng này, chúng tôi cũng sẽ tập dượt với các chuyên gia nước ngoài. Nếu không có gì thay đổi thì ngày 7/5 chính thức giao dịch khớp lệnh liên tục.
Như vậy có thể nói, không có lệnh nào mua chứng khoán lại nói là không mua được. Nếu sau một thời gian, thị trường thấy rằng thời gian giao dịch còn quá ít thì chúng tôi tiếp tục mở phiên giao dịch vào buổi chiều.
Khớp lệnh như vậy thì ở nhà có thể gửi lệnh được?
Việc đó thì chưa. Nhưng trong năm nay sẽ làm chuyện đó. Điều này còn tuỳ thuộc vào công nghệ các công ty chứng khoán.
Nhà đầu tư nước ngoài e ngại
Ông nhận xét gì về tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian qua?
Rõ ràng là giao dịch ít đi. Giá cả vừa rồi tăng quá nhanh thì bây giờ thị trường điều chỉnh là chuyện tất yếu. Điều chỉnh sâu hay không sâu tuỳ thuộc tâm lý, thái độ của người mua, người bán. Ví dụ: người ta thấy xuống thì bán ồ ạt chẳng hạn.
Theo ông, thời gian qua thị trường điều chỉnh tới mức độ sâu chưa?
Tôi cho là mới bắt đầu. Bởi vì không lý do gì, từ đầu năm đến nay thị trường không có sự kiện gì lớn mà lượng cung cầu đẩy giá rất nhanh. Ai mua cổ phiếu cũng có lời. Chuyện đâu thể đơn giản vậy? Đương nhiên là thị trường chứng ta tốt, nhưng không được tốt đến mức như thế.
Nói thật, từ hôm ra Tết tới giờ giá tăng tới 40 - 50 %, vì vậy thị trường có điều chỉnh sâu, tôi cho là cũng bình thường.
Nhiều người cho rằng nhà đầu tư trong nước không còn chạy theo nhà đầu tư nước ngoài. Ông đánh giá tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư trong nước như thế nào?
Có nhà đầu tư nước ngoài nói với tôi rằng, nếu nhà đầu tư trong nước cứ mua bán theo kiểu thế này thì người ta cũng bỏ thị trường Việt Nam mà đi. Bởi vì người ta không thể theo cách làm ăn, mua bán như các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Họ thấy như vậy là rủi ro quá.
Tôi tiếp xúc với một số quỹ lớn vào đây, họ bảo “ghê quá!”. Họ không thể mua với bất cứ giá nào. Hiện nay họ đang cấu trúc lại danh mục đầu tư. Những công ty nhỏ lẻ làm ăn kém, hiệu quả thấp, khả năng phát triển không được bao nhiêu thì họ cấu trúc lại hết.
Thời gian qua, những cổ phiếu nhỏ tăng nhanh với giá kịch trần. Theo ông thì khi thị trường điều chỉnh, giá những cổ phiếu này sẽ như thế nào?
Giá trị của nó sẽ theo cung cầu. Tôi nghĩ quan hệ cung cầu sẽ đưa những cổ phiếu này trở lại bình thường. Vào lúc thị trường có nhiều cung, và khi người ta tỉnh táo suy nghĩ lại thì sẽ khác.
Hiện nay lượng cầu đang có dấu hiệu giảm. Nhưng sau mùa đại hội cổ đông thì lượng cung cổ phiếu niêm yết bổ sung tăng. Theo ông thì giá thị trường có sự điều chỉnh lại?
Lượng giao dịch hiện nay giảm là bởi vì giá cả đã quá cao. Người mua cao, giờ bán họ sợ lỗ. Họ mua để kỳ vọng, nhiều người mua cổ phiếu tính rằng vài tháng có một cái nhà (!). Chúng tôi đang xác lập một thị trường ổn định để có bước phát triển mới và tốt hơn, trong đó có việc cổ phiếu của các tổng công ty, các công ty lớn phát hành ra, niêm yết góp phần phát triển vào thị trường.
Tuy nhiên, trong những cuộc phát hành IPO, hoặc đấu giá cổ phần nhà nước của các doanh nghiệp quốc doanh; thì lượng cầu trong xã hội vẫn còn rất lớn, người ta vẫn tìm kiếm một giá hợp lý đối với họ.
Mua quyền mua: rủi ro trắng tay
Ông nhận xét gì về giá đấu cao gấp hàng trăm lần gần đây của một số công ty như thuỷ điện Thác Mơ, nhiệt điện Bà Rịa, nhiệt điện Phả Lại...?
Đặt giá cao như vậy, nhiều người đã bỏ cọc, nhiều cuộc đấu giá phải đấu giá lại.
Có cách nào phát hiện là những người này cố ý phá cuộc đấu giá hay không?
Thị trường tự do, làm sao mà loại được. Người ta bỏ thì người ta mất tiền cọc thôi.
Ông nhận xét gì về việc bán quyền mua rất phổ biến gần đây?
Đó là rủi ro về giá cả, rủi ro rất lớn về việc mất trắng tay. Cuộc đời nhiều chuyện bất ngờ, người bán quyền đột nhiên nghỉ việc, thì họ không còn quyền mua nữa. Đó là mua bán dựa trên sự may rủi, hay là mua cho có, mua để được mà không biết giá cả bao nhiêu.
Nhiều nhà đầu tư phản ánh, mặc dù có thanh tra của Ủy ban, nhưng việc ưu tiên lệnh cho VIP vẫn diễn ra tinh vi hơn. Ông có biết điều này?
Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng tất cả ở vấn đề công nghệ để đưa ra giải pháp giao dịch. Sắp tới giao dịch khớp lệnh liên tục, đám đông dần dần hết tụ tập trên sàn, vì họ có thể ngồi nhà đặt lệnh. Từ nay đến cuối năm, hiện tượng phân biệt nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư lớn, VIP hay không VIP... sẽ được giải quyết bằng công nghệ.
Có công nghệ sẽ giải quyết được, dĩ nhiên con người vẫn đóng vai trò quan trọng. Nhưng đến một lúc nào đó, nhà đầu tư phát hiện công ty chứng khoán không công bằng thì họ “tẩy chay” công ty chứng khoán đó và tìm một công ty khác phục vụ tốt hơn.