Thị trường chứng khoán: Nỗi lo 2009
Dòng tiền lưỡng lự đứng ngoài thị trường chứng khoán trước mối lo ngại về triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết năm 2009
Đến thời điểm này, kết quả kinh doanh 2008 không còn nhiều ý nghĩa và dòng tiền lưỡng lự đứng ngoài thị trường chứng khoán trước mối lo ngại về triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết trước thách thức của môi trường kinh doanh 2009.
Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 đã diễn ra trong sự ngập ngừng và giá trị khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 7/2008 đến nay.
Khó có "sóng" từ kết quả kinh doanh 2008
Thị trường chứng khoán năm 2009 mở đầu với một phiên giao dịch có thể coi là tẻ nhạt khi rất ít nhà đầu tư tham gia giao dịch. Tổng giá trị khớp lệnh sàn HOSE chỉ đạt 115,5 tỷ đồng và sàn HASTC đạt 62,5 tỷ đồng. VN-Index chào năm mới với mức 313,34 điểm, giảm 2,28 điểm; HASTC-Index giảm 0,65 điểm xuống mức 104,47 điểm.
Điều đáng quan ngại nhất là sức mua rất yếu trên cả hai sàn cho thấy sự thiếu nhiệt tình của nhà đầu tư.
Theo thông tin từ HOSE, không nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh theo từng tháng để nhà đầu tư nắm được diễn biến sức khỏe thực sự của từng doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp niêm yết thông báo điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu 2008 ngày càng phổ biến cho thấy sự chuyển hướng từ phía lãnh đạo doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Danh nghiệp có thể chịu đựng ở mức nào là câu hỏi thường trực của nhà đầu tư.
Thực tế không ít doanh nghiệp ngay từ báo cáo quý 3/2008 đã cho thấy khả năng đạt và vượt kế hoạch năm - một con số hết sức ý nghĩa trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với nhà đầu tư là liệu mức lợi nhuận đó có thực sự thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và có duy trì được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 hay không.
Ví dụ rất tiêu biểu là một doanh nghiệp niêm yết sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đã cho thấy tiềm năng vượt kế hoạch năm 2008 ngay từ quý 2. Cổ phiếu của doanh nghiệp này đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục và đạt mức tăng mạnh nhất thị trường.
Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể các báo cáo tài chính có thể thấy, lợi thế về biến động nguyên liệu, hàng tồn kho giá rẻ từ 2007 và giá cả đầu ra tăng cao là sức bật chính của doanh nghiệp, đóng góp vào mức lợi nhuận đột biến.
Đây cũng là điều khiến thị trường lo ngại khi kết quả kinh doanh 2008 thực tế có một phần không nhỏ từ lợi thế thị trường đầu năm trong khi chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tính theo quý giảm dần.
Điều này thể hiện sự thiếu bền vững trong kết quả kinh doanh. Lợi thế đó mang tính thời điểm và sẽ không còn phát huy tác dụng trong năm 2009.
Không nhiều kỳ vọng?
Phân tích về xu hướng thị trường phiên đầu năm, rất nhiều công ty chứng khoán quan ngại về sự thờ ơ của nhà đầu tư, thể hiện là giá trị giao dịch rất thấp.
Lý giải về hiện tượng này, những căn cứ được đưa ra là sự chờ đợi một phản ứng rõ ràng hơn về việc áp thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán và tác động của việc nghỉ lễ tới tính thanh khoản.
Theo Công ty Chứng khoán Thăng Long, quy mô lệnh khá nhỏ, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời nhưng hạn chế chào bán ở mức giá giảm trong khi lệnh mua cũng không nhiều và chỉ chấp nhận mua vào ở mức giá thấp. Phần lớn các chỉ báo đều quay đầu giảm điểm cùng với lượng giao dịch giảm mạnh là tín hiệu của xu thế đi xuống hình thành.
Công ty Chứng khoán Vincom thì cho rằng việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào mạnh, trong đó tập trung vào các mã có giá trị vốn hóa lớn sẽ tạo cơ sở cho nhóm nhà đầu tư dài hạn và nâng đỡ VN-Index ở mức 300 điểm.
Tuy nhiên, diễn biến chung là những phiên đầu năm sẽ khó xác định xu hướng do các bộ phận tham gia thị trường đều trong trạng thái chờ đợi một hướng đi rõ ràng hơn.
Dự báo ngắn hạn của Công ty Chứng khoán FPT là thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng, đi ngang và giảm nhẹ trong tuần này và tính thanh khoản khó có thể cải thiện ngay.
Những dự báo không mấy lạc quan về thị trường cho thấy sự quan ngại nhất định từ triển vọng hoạt động doanh nghiệp trong những tháng tới, đặc biệt là phải có những thông tin rõ ràng hơn.
Xét về phân tích cơ bản, hầu hết các báo cáo về triển vọng kinh tế những thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp trong nước đều u ám khi năm 2009 được dự báo là năm khốc liệt khi cơn lốc suy giảm kinh tế tràn qua những thị trường nhập khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật.
Đối với thị trường trong nước, cơ hội tăng trưởng hoàn toàn trông chờ quyết sách của Chính phủ với gói hỗ trợ kích cầu nội địa.
Tại thông điệp đầu năm của Thủ tướng, Chính phủ dự kiến dành khoảng 17 ngàn tỷ đồng để bù khoảng 40% lãi suất vay thương mại nhằm huy động vốn tín dụng với lãi suất thấp (khoảng 400 ngàn tỷ đồng với chu kỳ cho vay 1 năm) để hỗ trợ các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế.
Duy trì tăng trưởng kinh tế sẽ là động lực lớn nhất cho thị trường chứng khoán và thị trường đang chờ đợi những số liệu cụ thể hơn xác thực sức bật từ doanh nghiệp niêm yết.
Nam Nguyễn (Lao Động)
Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 đã diễn ra trong sự ngập ngừng và giá trị khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 7/2008 đến nay.
Khó có "sóng" từ kết quả kinh doanh 2008
Thị trường chứng khoán năm 2009 mở đầu với một phiên giao dịch có thể coi là tẻ nhạt khi rất ít nhà đầu tư tham gia giao dịch. Tổng giá trị khớp lệnh sàn HOSE chỉ đạt 115,5 tỷ đồng và sàn HASTC đạt 62,5 tỷ đồng. VN-Index chào năm mới với mức 313,34 điểm, giảm 2,28 điểm; HASTC-Index giảm 0,65 điểm xuống mức 104,47 điểm.
Điều đáng quan ngại nhất là sức mua rất yếu trên cả hai sàn cho thấy sự thiếu nhiệt tình của nhà đầu tư.
Theo thông tin từ HOSE, không nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh theo từng tháng để nhà đầu tư nắm được diễn biến sức khỏe thực sự của từng doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp niêm yết thông báo điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu 2008 ngày càng phổ biến cho thấy sự chuyển hướng từ phía lãnh đạo doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Danh nghiệp có thể chịu đựng ở mức nào là câu hỏi thường trực của nhà đầu tư.
Thực tế không ít doanh nghiệp ngay từ báo cáo quý 3/2008 đã cho thấy khả năng đạt và vượt kế hoạch năm - một con số hết sức ý nghĩa trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với nhà đầu tư là liệu mức lợi nhuận đó có thực sự thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và có duy trì được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 hay không.
Ví dụ rất tiêu biểu là một doanh nghiệp niêm yết sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đã cho thấy tiềm năng vượt kế hoạch năm 2008 ngay từ quý 2. Cổ phiếu của doanh nghiệp này đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục và đạt mức tăng mạnh nhất thị trường.
Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể các báo cáo tài chính có thể thấy, lợi thế về biến động nguyên liệu, hàng tồn kho giá rẻ từ 2007 và giá cả đầu ra tăng cao là sức bật chính của doanh nghiệp, đóng góp vào mức lợi nhuận đột biến.
Đây cũng là điều khiến thị trường lo ngại khi kết quả kinh doanh 2008 thực tế có một phần không nhỏ từ lợi thế thị trường đầu năm trong khi chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tính theo quý giảm dần.
Điều này thể hiện sự thiếu bền vững trong kết quả kinh doanh. Lợi thế đó mang tính thời điểm và sẽ không còn phát huy tác dụng trong năm 2009.
Không nhiều kỳ vọng?
Phân tích về xu hướng thị trường phiên đầu năm, rất nhiều công ty chứng khoán quan ngại về sự thờ ơ của nhà đầu tư, thể hiện là giá trị giao dịch rất thấp.
Lý giải về hiện tượng này, những căn cứ được đưa ra là sự chờ đợi một phản ứng rõ ràng hơn về việc áp thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán và tác động của việc nghỉ lễ tới tính thanh khoản.
Theo Công ty Chứng khoán Thăng Long, quy mô lệnh khá nhỏ, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời nhưng hạn chế chào bán ở mức giá giảm trong khi lệnh mua cũng không nhiều và chỉ chấp nhận mua vào ở mức giá thấp. Phần lớn các chỉ báo đều quay đầu giảm điểm cùng với lượng giao dịch giảm mạnh là tín hiệu của xu thế đi xuống hình thành.
Công ty Chứng khoán Vincom thì cho rằng việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào mạnh, trong đó tập trung vào các mã có giá trị vốn hóa lớn sẽ tạo cơ sở cho nhóm nhà đầu tư dài hạn và nâng đỡ VN-Index ở mức 300 điểm.
Tuy nhiên, diễn biến chung là những phiên đầu năm sẽ khó xác định xu hướng do các bộ phận tham gia thị trường đều trong trạng thái chờ đợi một hướng đi rõ ràng hơn.
Dự báo ngắn hạn của Công ty Chứng khoán FPT là thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng, đi ngang và giảm nhẹ trong tuần này và tính thanh khoản khó có thể cải thiện ngay.
Những dự báo không mấy lạc quan về thị trường cho thấy sự quan ngại nhất định từ triển vọng hoạt động doanh nghiệp trong những tháng tới, đặc biệt là phải có những thông tin rõ ràng hơn.
Xét về phân tích cơ bản, hầu hết các báo cáo về triển vọng kinh tế những thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp trong nước đều u ám khi năm 2009 được dự báo là năm khốc liệt khi cơn lốc suy giảm kinh tế tràn qua những thị trường nhập khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật.
Đối với thị trường trong nước, cơ hội tăng trưởng hoàn toàn trông chờ quyết sách của Chính phủ với gói hỗ trợ kích cầu nội địa.
Tại thông điệp đầu năm của Thủ tướng, Chính phủ dự kiến dành khoảng 17 ngàn tỷ đồng để bù khoảng 40% lãi suất vay thương mại nhằm huy động vốn tín dụng với lãi suất thấp (khoảng 400 ngàn tỷ đồng với chu kỳ cho vay 1 năm) để hỗ trợ các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế.
Duy trì tăng trưởng kinh tế sẽ là động lực lớn nhất cho thị trường chứng khoán và thị trường đang chờ đợi những số liệu cụ thể hơn xác thực sức bật từ doanh nghiệp niêm yết.
Nam Nguyễn (Lao Động)