Thị trường lao động cao cấp: Cầu cao, cung eo sèo
Năm 2006, nhu cầu tuyển nhân sự cao cấp đã tăng hơn 70% so với năm trước và xu thế này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2007
Lương 2.000 USD/tháng cùng chế độ phúc lợi thoả đáng mà tìm hoài không ra ứng viên (giám đốc kinh doanh kiêm đối ngoại). Mãi 6 tháng sau mới lấy tạm được một người.
Câu chuyện tìm người của một công ty dược phẩm của Mỹ trên đây chỉ là một ví dụ cho thấy thị trường lao động cao cấp ở Việt Nam đang thiếu, thiếu và thiếu trầm trọng.
Nóng rẫy nhân sự tài chính, ngân hàng, luật sư
Việc gia nhập WTO và tổ chức thành công Hội nghị APEC đã khiến giới kinh doanh và du lịch chú ý đến Việt Nam hơn. Chính vì thế, theo các chuyên gia, năm 2006 và 2007 sẽ là năm bùng nổ về nhu cầu nhân lực cao cấp trên thị trường lao động Việt Nam.
Theo kết quả tổng kết cuối năm của VietNamworks.com, nhà tuyển dụng trực tuyến hàng đầu hiện nay, năm 2006, nhu cầu tuyển nhân sự cao cấp đã tăng hơn 70% so với năm trước và xu thế này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2007.
Tương tự, ở các công ty "săn đầu người" như HR2b, NetViet, PriceWaterHouse Coppers,... tỷ lệ này cũng hơn 50%. Các ngành nghề nóng nhất là bán hàng, kế toán - tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin - phần mềm, hành chính - thư ký, du lịch,...
Trong đó, các vị trí quản trị viên trung cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, chuyên viên phân tích tài chính, kiểm toán viên, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, trưởng phó phòng các bộ phận chuyên môn…
Bà Tam Thanh Thiên Trang, phó giám đốc công ty NetViet cho biết: "Trước, mỗi tháng chỉ có khoảng vài chục nhu cầu ngành tài chính - ngân hàng - chứng khoán thì nay luôn không dưới 50". Nguyên nhân theo bà Trang là do năm qua ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh về số lượng mở các chi nhánh lẫn thành lập mới.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc cũng là nguyên nhân ra đời và tăng trưởng về quy mô của nhiều công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư. Chỉ riêng các công ty này đã cần hàng ngàn nhân viên.
Đặc biệt có một ngành nghề mà ông Jos Langens, giám đốc bộ phận tuyển dụng nhân sự cao cấp của công ty Navigos Group, lưu ý sẽ tăng mạnh trong năm nay và vài năm tới là... luật sư.
"Việc gia nhập WTO khiến các công ty nước ngoài tin rằng hành lang pháp lý ở Việt Nam sẽ thay đổi nhiều, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào. Mà các công ty nước ngoài rất coi trọng vấn đề pháp lý, hầu như công ty nào cũng có luật sư riêng. Chính vì thế, họ rất có nhu cầu tuyển dụng các luật sư giỏi", ông nói.
Lương tăng gấp rưỡi, tìm không ra người
Để thu hút nhân tài, các công ty trong năm qua đã tăng lương đáng kể với mức bình quân khoảng 20%. Đặc biệt ở một số vị trí quản lý cao cấp, mức tăng này lên đến 50%.
Cụ thể lương của một giám đốc tiếp thị, bán hàng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 2.000 - 2.200 USD/tháng lên khoảng 2.500 - 2.800 USD/tháng; giám đốc tài chính từ 3.000 USD/tháng lên 3.500 USD/tháng.
Có giá nhất hiện nay vẫn là giám đốc điều hành với mức lương bình quân khoảng 5.000 USD/tháng, chưa kể các phúc lợi đặc biệt. Theo các chuyên gia, mức tăng này sẽ tiếp tục trong năm 2007.
Mặc cho lương tăng, các doanh nghiệp vẫn không tìm được đủ nguồn nhân lực cao cấp. VietNamworks.com cho biết họ chỉ đáp ứng được từ 30 - 40% nhu cầu của doanh nghiệp. NetViet được 50%.
Bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng phòng cao cấp Dịch vụ nhân sự Công ty PriceWaterHouse Coopers, ví von: "Nguồn nhân lực cao cấp hiện nay như một chiếc bánh bị chia thành nhiều phần. Một khi doanh nghiệp này tuyển được một ứng viên tốt thì doanh nghiệp khác mất đi một nhân sự giỏi. Tổng thị trường thì vẫn thế".
Bài toán nào?
Nhân lực trong nước tìm "đỏ con mắt" không ra nên bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm ở một kênh khác là... lao động nước ngoài.
Ông Jos Langens cho biết, hiện nay du học sinh và Việt kiều về nước làm việc ngày càng nhiều, tạo ra một dòng chảy mới về lao động. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ lao động từ Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ và cả Úc, Canada, Mỹ... đã và sẽ vào Việt Nam, cạnh tranh với lao động của Việt Nam. Chấp nhận mức giá đắt hơn nhưng chất lượng lao động chuyên nghiệp hơn, các doanh nghiệp đang bắt đầu tuyển dụng đội ngũ này ngày càng nhiều.
Trong khi đó, lao động trong nước, theo các chuyên gia, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và có thêm hàng trăm người đạt trình độ sau đại học. Thế nhưng, chỉ có một phần nhỏ trong tổng số này có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung cao cấp.
Vì sao? GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển Tp.HCM trong một hội thảo về nguồn nhân lực cao cấp, cho rằng chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học nặng lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt, tiếng Anh lại yếu.
Câu chuyện tìm người của một công ty dược phẩm của Mỹ trên đây chỉ là một ví dụ cho thấy thị trường lao động cao cấp ở Việt Nam đang thiếu, thiếu và thiếu trầm trọng.
Nóng rẫy nhân sự tài chính, ngân hàng, luật sư
Việc gia nhập WTO và tổ chức thành công Hội nghị APEC đã khiến giới kinh doanh và du lịch chú ý đến Việt Nam hơn. Chính vì thế, theo các chuyên gia, năm 2006 và 2007 sẽ là năm bùng nổ về nhu cầu nhân lực cao cấp trên thị trường lao động Việt Nam.
Theo kết quả tổng kết cuối năm của VietNamworks.com, nhà tuyển dụng trực tuyến hàng đầu hiện nay, năm 2006, nhu cầu tuyển nhân sự cao cấp đã tăng hơn 70% so với năm trước và xu thế này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2007.
Tương tự, ở các công ty "săn đầu người" như HR2b, NetViet, PriceWaterHouse Coppers,... tỷ lệ này cũng hơn 50%. Các ngành nghề nóng nhất là bán hàng, kế toán - tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin - phần mềm, hành chính - thư ký, du lịch,...
Trong đó, các vị trí quản trị viên trung cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, chuyên viên phân tích tài chính, kiểm toán viên, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, trưởng phó phòng các bộ phận chuyên môn…
Bà Tam Thanh Thiên Trang, phó giám đốc công ty NetViet cho biết: "Trước, mỗi tháng chỉ có khoảng vài chục nhu cầu ngành tài chính - ngân hàng - chứng khoán thì nay luôn không dưới 50". Nguyên nhân theo bà Trang là do năm qua ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh về số lượng mở các chi nhánh lẫn thành lập mới.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc cũng là nguyên nhân ra đời và tăng trưởng về quy mô của nhiều công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư. Chỉ riêng các công ty này đã cần hàng ngàn nhân viên.
Đặc biệt có một ngành nghề mà ông Jos Langens, giám đốc bộ phận tuyển dụng nhân sự cao cấp của công ty Navigos Group, lưu ý sẽ tăng mạnh trong năm nay và vài năm tới là... luật sư.
"Việc gia nhập WTO khiến các công ty nước ngoài tin rằng hành lang pháp lý ở Việt Nam sẽ thay đổi nhiều, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào. Mà các công ty nước ngoài rất coi trọng vấn đề pháp lý, hầu như công ty nào cũng có luật sư riêng. Chính vì thế, họ rất có nhu cầu tuyển dụng các luật sư giỏi", ông nói.
Lương tăng gấp rưỡi, tìm không ra người
Để thu hút nhân tài, các công ty trong năm qua đã tăng lương đáng kể với mức bình quân khoảng 20%. Đặc biệt ở một số vị trí quản lý cao cấp, mức tăng này lên đến 50%.
Cụ thể lương của một giám đốc tiếp thị, bán hàng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 2.000 - 2.200 USD/tháng lên khoảng 2.500 - 2.800 USD/tháng; giám đốc tài chính từ 3.000 USD/tháng lên 3.500 USD/tháng.
Có giá nhất hiện nay vẫn là giám đốc điều hành với mức lương bình quân khoảng 5.000 USD/tháng, chưa kể các phúc lợi đặc biệt. Theo các chuyên gia, mức tăng này sẽ tiếp tục trong năm 2007.
Mặc cho lương tăng, các doanh nghiệp vẫn không tìm được đủ nguồn nhân lực cao cấp. VietNamworks.com cho biết họ chỉ đáp ứng được từ 30 - 40% nhu cầu của doanh nghiệp. NetViet được 50%.
Bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng phòng cao cấp Dịch vụ nhân sự Công ty PriceWaterHouse Coopers, ví von: "Nguồn nhân lực cao cấp hiện nay như một chiếc bánh bị chia thành nhiều phần. Một khi doanh nghiệp này tuyển được một ứng viên tốt thì doanh nghiệp khác mất đi một nhân sự giỏi. Tổng thị trường thì vẫn thế".
Bài toán nào?
Nhân lực trong nước tìm "đỏ con mắt" không ra nên bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm ở một kênh khác là... lao động nước ngoài.
Ông Jos Langens cho biết, hiện nay du học sinh và Việt kiều về nước làm việc ngày càng nhiều, tạo ra một dòng chảy mới về lao động. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ lao động từ Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ và cả Úc, Canada, Mỹ... đã và sẽ vào Việt Nam, cạnh tranh với lao động của Việt Nam. Chấp nhận mức giá đắt hơn nhưng chất lượng lao động chuyên nghiệp hơn, các doanh nghiệp đang bắt đầu tuyển dụng đội ngũ này ngày càng nhiều.
Trong khi đó, lao động trong nước, theo các chuyên gia, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và có thêm hàng trăm người đạt trình độ sau đại học. Thế nhưng, chỉ có một phần nhỏ trong tổng số này có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung cao cấp.
Vì sao? GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển Tp.HCM trong một hội thảo về nguồn nhân lực cao cấp, cho rằng chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học nặng lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt, tiếng Anh lại yếu.