Thị trường văn phòng bắt đầu nóng
Tỷ lệ diện tích văn phòng còn trống của Hà Nội và Tp.HCM trong quý 1/2007 chỉ ở mức trên dưới 2%
Nhiều chuyên gia dự báo, thị trường văn phòng tại các thành phố lớn của Việt Nam bắt đầu phát triển nóng và sẽ còn tiếp tục giữ được đà phát triển này ít nhất trong khoảng 4-5 năm tới.
Trên thực tế, từ vài năm trở lại đây, thị trường văn phòng Việt Nam vẫn phát triển rất sôi động với số lượng các tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động liên tục, tỷ lệ diện tích còn trống tại các tòa nhà rất ít. Tỷ lệ diện tích văn phòng còn trống của Hà Nội và Tp.HCM trong quý 1/2007 chỉ ở mức trên dưới 2%. Đặc biệt trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường văn phòng hạng A và B càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Thậm chí, từ quý 4/2006 đến nay, thị trường văn phòng hạng A và B đã bắt đầu bước vào giai đoạn nóng do nhu cầu tăng cao trong khi diện tích văn phòng đi vào hoạt động không nhiều.
Tại Hà Nội, đầu năm 2007 đã có 2 tòa cao ốc hạng A đi vào hoạt động là Opera Business Centre và Pacific Place. Trong thời gian tới dự kiến sẽ có thêm 2 tòa cao ốc nữa đi vào hoạt động là VIT Tower và Viglacera Tower.
Dự báo tổng lượng cung văn phòng mới của Hà Nội từ nay đến năm 2010 sẽ vào khoảng 400.000 m2 và con số này của Tp.HCM là 800.000m2.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và tư vấn bất động sản, số diện tích văn phòng đi vào hoạt động trong khoảng 5 năm tới có thể vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là khi các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm đến Việt Nam ngày một nhiều và quy mô các dự án đầu tư cũng ngày một cao.
Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến giá thuê văn phòng hạng A và B trong quý 1/2007 đã tăng khoảng 1,5-5% so với quý 4/2006 và sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện giá thuê văn phòng hạng A đang ở mức 35-45 USD/m2, giá thuê văn phòng hạng B ở mức 25-35 USD/m2.
Trong khi đó, điều kiện để gia tăng nguồn cung trong thời gian tới cũng đang gặp khó khăn. Bởi lẽ, thời gian đầu tư, hoàn thành mỗi dự án bất động sản để đi vào hoạt động cần rất nhiều thời gian. Đặc biệt là diện tích đất dành cho các dự án tại các quận nội thành Hà Nội hay Tp.HCM hầu như không còn.
Do đó, những dự báo trên cho rằng các quận mới và huyện ngoại thành của thành phố lớn sẽ là trung tâm phát triển bất động sản trong tương lai.
Trên thực tế, từ vài năm trở lại đây, thị trường văn phòng Việt Nam vẫn phát triển rất sôi động với số lượng các tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động liên tục, tỷ lệ diện tích còn trống tại các tòa nhà rất ít. Tỷ lệ diện tích văn phòng còn trống của Hà Nội và Tp.HCM trong quý 1/2007 chỉ ở mức trên dưới 2%. Đặc biệt trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường văn phòng hạng A và B càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Thậm chí, từ quý 4/2006 đến nay, thị trường văn phòng hạng A và B đã bắt đầu bước vào giai đoạn nóng do nhu cầu tăng cao trong khi diện tích văn phòng đi vào hoạt động không nhiều.
Tại Hà Nội, đầu năm 2007 đã có 2 tòa cao ốc hạng A đi vào hoạt động là Opera Business Centre và Pacific Place. Trong thời gian tới dự kiến sẽ có thêm 2 tòa cao ốc nữa đi vào hoạt động là VIT Tower và Viglacera Tower.
Dự báo tổng lượng cung văn phòng mới của Hà Nội từ nay đến năm 2010 sẽ vào khoảng 400.000 m2 và con số này của Tp.HCM là 800.000m2.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và tư vấn bất động sản, số diện tích văn phòng đi vào hoạt động trong khoảng 5 năm tới có thể vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là khi các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm đến Việt Nam ngày một nhiều và quy mô các dự án đầu tư cũng ngày một cao.
Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến giá thuê văn phòng hạng A và B trong quý 1/2007 đã tăng khoảng 1,5-5% so với quý 4/2006 và sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện giá thuê văn phòng hạng A đang ở mức 35-45 USD/m2, giá thuê văn phòng hạng B ở mức 25-35 USD/m2.
Trong khi đó, điều kiện để gia tăng nguồn cung trong thời gian tới cũng đang gặp khó khăn. Bởi lẽ, thời gian đầu tư, hoàn thành mỗi dự án bất động sản để đi vào hoạt động cần rất nhiều thời gian. Đặc biệt là diện tích đất dành cho các dự án tại các quận nội thành Hà Nội hay Tp.HCM hầu như không còn.
Do đó, những dự báo trên cho rằng các quận mới và huyện ngoại thành của thành phố lớn sẽ là trung tâm phát triển bất động sản trong tương lai.