Thị trường vàng bước vào cuộc đua thương hiệu
Nhiều thương hiệu vàng mới đã và sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian tới khiến sự cạnh tranh sẽ vô cùng quyết liệt
Nhiều thương hiệu vàng mới đã và sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian tới khiến sự cạnh tranh sẽ vô cùng quyết liệt.
Sự thành công của các thương hiệu vàng chính là sự tin tưởng của người tiêu dùng nhưng không thể chỉ trong một vài năm mà có được. Hiện nay, các nhà kinh doanh vàng đánh giá là cơ hội khá tốt bởi thị trường vàng Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Cho nên việc nắm bắt và đón đầu hàng loạt thương hiệu vàng mới đã và sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian tới. Khi đó, sự cạnh tranh trên thị trường vàng sẽ vô cùng quyết liệt.
Hiện tại trên thị trường vàng đang lưu hành các thương hiệu vàng như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, AAA, NJC. Tháng 4 vừa qua, PNJ và Ngân hàng Đông Á cũng vừa mới liên kết công bố thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng PNJ-DAB ra thị trường.
Tới đây, thị trường vàng xuất hiện thêm những thương hiệu vàng mới như vàng ACB của Ngân hàng Á Châu để thay cho nhãn hiệu vàng Bông Lúa. Ngân hàng Sacombank cũng đã có kế hoạch sản xuất vàng miếng Sacombank Thần Tài... dự kiến tháng 7 tới sẽ đi vào sản xuất.
Nhu cầu tiêu thụ vàng trên thị trường
Vì sao trong thời điểm này các nhà kinh doanh vàng lại vội vã tung ra nhiều thương hiệu vàng mới? Điều dễ hiểu hơn cả chính là họ nhìn thấy cơ hội làm ăn trên thị trường. Dựa vào mức cung cầu vàng trên thị trường trong thời gian qua để khẳng định điều này. Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới, quý 1/2008, ước tính Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 43 tấn vàng, đạt 57% so với sản lượng vàng tiêu thụ của cả năm 2007 (75 tấn).
Mức tiêu thụ tăng trưởng đột ngột của thị trường vàng Việt Nam trong thời gian qua là sự tác động của giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh. Có thời điểm giá vàng trên thế giới gần chạm đến ngưỡng 1.000 USD/ounce.
Theo đó, giá vàng trong nước lên theo. Chỉ trong 4 tháng, giá vàng đã tăng vọt. Từ sau Tết Nguyên đán 2008 đến nay, vàng từ ngưỡng 17 triệu đồng/lượng leo dần lên gần chạm ngưỡng 20 triệu/lượng. Đấy là mức giá cao nhất ở thị trường vàng Việt Nam từ trước đến nay.
Trước tình hình giá vàng tăng mạnh, người dân lo lắng vì chưa bao giờ họ chứng kiến cảnh giá vàng đẩy lên ào ào như trong thời gian qua. Mọi người lo sợ khi giá vàng lên quá cao sẽ vượt qua khả năng mua vàng của họ.
Vì vậy, giá vàng càng lên thì nhu cầu mua vàng càng tăng. Bên cạnh người mua vàng để tích trữ, giá vàng tăng mạnh còn là cơ hội tốt của những người đầu tư kiếm lời.
Theo nhận định của các nhà kinh doanh, sự xuất hiện của các thương hiệu vàng mới sẽ tạo ra thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư với nhiều lựa chọn thương hiệu vàng khác nhau và cũng tạo thêm sự cạnh tranh cho thị trường. Khi đề cập đến sự cạnh tranh trên thị trường vàng, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cho rằng khi thị trường phát triển thì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu là việc tất yếu sẽ diễn ra.
Cạnh tranh không tránh khỏi, tuy nhiên điều thực tế là nếu người kinh doanh không đảm bảo được tên tuổi của mình thì cũng khó lòng chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng. Người tiêu dùng lựa chọn mua vàng của đơn vị nào là họ tin vào chất lượng và thương hiệu vàng của đơn vị đó.
Kinh doanh vàng là kinh doanh chữ tín
Lâu nay, SJC vốn là thương hiệu vàng rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Hiện, SJC chiếm đến 80% thị phần thị trường. Vì vậy, khi nói đến vàng, nhiều người nhớ ngay đến cái tên SJC hơn là những thương hiệu vàng khác. SJC chính là thách thức cho các thương hiệu vàng trên thị trường, đặc biệt là những thương hiệu vàng mới.
Bởi sau SJC ra đời, vài năm sau thương hiệu vàng PNJ cũng tham gia thị trường nhưng so ra người tiêu dùng vẫn chưa chọn PNJ thay thế SJC và xem đấy là sự cạnh tranh.
Mặc dù tồn tại 18 năm qua nhưng PNJ vẫn mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường. Cảm nhận được sự yếu thế của thương hiệu, cuối cùng PNJ phải thay đổi chiến thuật tìm sự trợ sức từ bên ngoài và Ngân hàng Đông Á là sự lựa chọn.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ, cho biết: những thương hiệu vàng mới như PNJ-DAB sẽ nhắm vào phân khúc thị trường còn trống, không xem SJC là đối thủ đối đầu. Để tiếp cận thị trường, giải pháp mà PNJ-Đông Á chọn là đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tìm lối đi riêng cho sản phẩm của mình. Ngân hàng Đông Á đã mang vàng PNJ-DAB vào trong kênh huy động vàng của ngân hàng với mức lãi suất “nhỉnh” hơn so với vàng SJC.
Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, những thương hiệu vàng mới như Phượng Hoàng PNJ-DAB nhắm đến khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. Bởi ngoài loại vàng miếng một lượng, PNJ-DAB còn tập trung sản xuất loại vàng miếng năm chỉ, hai chỉ và một chỉ để đáp ứng nhu cầu tích lũy cho những người có khả năng mua vàng với số lượng ít và nhiều lần. Hướng sản xuất vàng với trọng lượng nhỏ cũng được các thương hiệu vàng mới lựa chọn.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank cũng có nhận định tương tự, Sacombank xem sản phẩm vàng Thần Tài với trọng lượng 1,2 chỉ là chiến lược cạnh tranh với thương hiệu khác, kể cả SJC vì dễ thu hút người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Bên cạnh thâm nhập thị trường vàng, những nhà sản xuất mới đều có kế hoạch lập sàn giao dịch. Ngoài sàn ACB đang hoạt động sắp tới đơn vị như PNJ-Đông Á, Sacombank và SJC đều sẽ lập sàn giao dịch vàng. Việc lập sàn giao dịch không chỉ sẽ tăng tính thanh khoản cho sản phẩm vàng của các doanh nghiệp mà còn là cách thức quảng bá hình ảnh cho các thương hiệu vàng mới.
Hiện tại, vàng đang là một trong 4 kênh đầu tư của người dân (chứng khoán, địa ốc, ngoại tệ và vàng). Lâu nay, người Việt Nam vẫn xem vàng là vật có giá trị để cất giữ an toàn và hiệu quả nhất.
Sự thành công của các thương hiệu vàng chính là sự tin tưởng của người tiêu dùng nhưng không thể chỉ trong một vài năm mà có được. Hiện nay, các nhà kinh doanh vàng đánh giá là cơ hội khá tốt bởi thị trường vàng Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Cho nên việc nắm bắt và đón đầu hàng loạt thương hiệu vàng mới đã và sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian tới. Khi đó, sự cạnh tranh trên thị trường vàng sẽ vô cùng quyết liệt.
Hiện tại trên thị trường vàng đang lưu hành các thương hiệu vàng như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, AAA, NJC. Tháng 4 vừa qua, PNJ và Ngân hàng Đông Á cũng vừa mới liên kết công bố thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng PNJ-DAB ra thị trường.
Tới đây, thị trường vàng xuất hiện thêm những thương hiệu vàng mới như vàng ACB của Ngân hàng Á Châu để thay cho nhãn hiệu vàng Bông Lúa. Ngân hàng Sacombank cũng đã có kế hoạch sản xuất vàng miếng Sacombank Thần Tài... dự kiến tháng 7 tới sẽ đi vào sản xuất.
Nhu cầu tiêu thụ vàng trên thị trường
Vì sao trong thời điểm này các nhà kinh doanh vàng lại vội vã tung ra nhiều thương hiệu vàng mới? Điều dễ hiểu hơn cả chính là họ nhìn thấy cơ hội làm ăn trên thị trường. Dựa vào mức cung cầu vàng trên thị trường trong thời gian qua để khẳng định điều này. Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới, quý 1/2008, ước tính Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 43 tấn vàng, đạt 57% so với sản lượng vàng tiêu thụ của cả năm 2007 (75 tấn).
Mức tiêu thụ tăng trưởng đột ngột của thị trường vàng Việt Nam trong thời gian qua là sự tác động của giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh. Có thời điểm giá vàng trên thế giới gần chạm đến ngưỡng 1.000 USD/ounce.
Theo đó, giá vàng trong nước lên theo. Chỉ trong 4 tháng, giá vàng đã tăng vọt. Từ sau Tết Nguyên đán 2008 đến nay, vàng từ ngưỡng 17 triệu đồng/lượng leo dần lên gần chạm ngưỡng 20 triệu/lượng. Đấy là mức giá cao nhất ở thị trường vàng Việt Nam từ trước đến nay.
Trước tình hình giá vàng tăng mạnh, người dân lo lắng vì chưa bao giờ họ chứng kiến cảnh giá vàng đẩy lên ào ào như trong thời gian qua. Mọi người lo sợ khi giá vàng lên quá cao sẽ vượt qua khả năng mua vàng của họ.
Vì vậy, giá vàng càng lên thì nhu cầu mua vàng càng tăng. Bên cạnh người mua vàng để tích trữ, giá vàng tăng mạnh còn là cơ hội tốt của những người đầu tư kiếm lời.
Theo nhận định của các nhà kinh doanh, sự xuất hiện của các thương hiệu vàng mới sẽ tạo ra thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư với nhiều lựa chọn thương hiệu vàng khác nhau và cũng tạo thêm sự cạnh tranh cho thị trường. Khi đề cập đến sự cạnh tranh trên thị trường vàng, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cho rằng khi thị trường phát triển thì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu là việc tất yếu sẽ diễn ra.
Cạnh tranh không tránh khỏi, tuy nhiên điều thực tế là nếu người kinh doanh không đảm bảo được tên tuổi của mình thì cũng khó lòng chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng. Người tiêu dùng lựa chọn mua vàng của đơn vị nào là họ tin vào chất lượng và thương hiệu vàng của đơn vị đó.
Kinh doanh vàng là kinh doanh chữ tín
Lâu nay, SJC vốn là thương hiệu vàng rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Hiện, SJC chiếm đến 80% thị phần thị trường. Vì vậy, khi nói đến vàng, nhiều người nhớ ngay đến cái tên SJC hơn là những thương hiệu vàng khác. SJC chính là thách thức cho các thương hiệu vàng trên thị trường, đặc biệt là những thương hiệu vàng mới.
Bởi sau SJC ra đời, vài năm sau thương hiệu vàng PNJ cũng tham gia thị trường nhưng so ra người tiêu dùng vẫn chưa chọn PNJ thay thế SJC và xem đấy là sự cạnh tranh.
Mặc dù tồn tại 18 năm qua nhưng PNJ vẫn mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường. Cảm nhận được sự yếu thế của thương hiệu, cuối cùng PNJ phải thay đổi chiến thuật tìm sự trợ sức từ bên ngoài và Ngân hàng Đông Á là sự lựa chọn.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ, cho biết: những thương hiệu vàng mới như PNJ-DAB sẽ nhắm vào phân khúc thị trường còn trống, không xem SJC là đối thủ đối đầu. Để tiếp cận thị trường, giải pháp mà PNJ-Đông Á chọn là đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tìm lối đi riêng cho sản phẩm của mình. Ngân hàng Đông Á đã mang vàng PNJ-DAB vào trong kênh huy động vàng của ngân hàng với mức lãi suất “nhỉnh” hơn so với vàng SJC.
Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, những thương hiệu vàng mới như Phượng Hoàng PNJ-DAB nhắm đến khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. Bởi ngoài loại vàng miếng một lượng, PNJ-DAB còn tập trung sản xuất loại vàng miếng năm chỉ, hai chỉ và một chỉ để đáp ứng nhu cầu tích lũy cho những người có khả năng mua vàng với số lượng ít và nhiều lần. Hướng sản xuất vàng với trọng lượng nhỏ cũng được các thương hiệu vàng mới lựa chọn.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank cũng có nhận định tương tự, Sacombank xem sản phẩm vàng Thần Tài với trọng lượng 1,2 chỉ là chiến lược cạnh tranh với thương hiệu khác, kể cả SJC vì dễ thu hút người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Bên cạnh thâm nhập thị trường vàng, những nhà sản xuất mới đều có kế hoạch lập sàn giao dịch. Ngoài sàn ACB đang hoạt động sắp tới đơn vị như PNJ-Đông Á, Sacombank và SJC đều sẽ lập sàn giao dịch vàng. Việc lập sàn giao dịch không chỉ sẽ tăng tính thanh khoản cho sản phẩm vàng của các doanh nghiệp mà còn là cách thức quảng bá hình ảnh cho các thương hiệu vàng mới.
Hiện tại, vàng đang là một trong 4 kênh đầu tư của người dân (chứng khoán, địa ốc, ngoại tệ và vàng). Lâu nay, người Việt Nam vẫn xem vàng là vật có giá trị để cất giữ an toàn và hiệu quả nhất.