Thị trường vàng ngóng quyết định của FED
Các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến mới của giá vàng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ
Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều thay đổi so với sáng qua, do giá vàng thế giới đã phục hồi nhẹ trở lại. Phiên trượt giảm mạnh của giá vàng hôm qua không đủ sức kích thích giao dịch tăng mạnh, thị trường vàng miếng tiếp tục ở trạng thái nguội lạnh.
Giá dầu thô thế giới đêm qua quay đầu tăng nhẹ trở lại nhờ tỷ giá đồng USD trượt giảm mạnh so với Euro.
Giao dịch vàng ngoài sàn thua xa trên sàn
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay mở cửa ở mức trên 2.075.000 đồng/chỉ (mua vào) và dưới 2.085.000 đồng/chỉ, ngang bằng mức giá áp dụng đầu giờ sáng qua.
Giá vàng SBJ giao dịch tại hệ thống Ngân hàng Sacombank đầu giờ đứng ở 2.077.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.085.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng miếng Phượng Hoàng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tương ứng là 2.072.000 đồng/chỉ và 2.078.000 đồng/chỉ.
Trong ngày giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước biến động khá linh hoạt, do giá vàng thế giới có biên độ dao động tương đối rộng ngay trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á. Tuy nhiên, độ trượt giảm của giá vàng phiên hôm qua chưa thể kéo các nhà đầu tư trở lại với thị trường.
Thông tin từ các công ty kim hoàn lớn như SBJ-Sacombank và PNJ cho thấy, hoạt động giao dịch vàng miếng vẫn duy trì ở trạng thái trầm lắng, dù hoạt động mua vào có chiều hướng tăng nhẹ. Cụ thể, trong ngày hôm qua, PNJ Hà Nội bán ra 500 lượng vàng và mua vào hơn 800 lượng. Tuy nhiên, đây chủ yếu là khối lượng giao dịch với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, còn khối lượng mua bán với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất hạn chế.
Ông Lê Xuân Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) cho rằng, mức giá vàng hiện nay đang “dở dang” đối với cả khách mua và khách bán. “Tôi cho rằng, giá vàng thế giới thời gian tới có thể điều chỉnh giảm về 880 USD/oz, đưa giá vàng trong nước về mức 19,5 triệu đồng/lượng. Khi đó, khách mua sẽ tăng mạnh”, ông Tùng dự đoán.
Nhà kinh doanh này cũng cho rằng, các nhà đầu tư đang chờ đợi diễn biến mới của giá vàng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này theo giờ địa phương.
So với giá vàng thế giới quy đổi (chưa tính thuế và các chi phí khác), giá vàng bán ra trong nước đang cao hơn trên 100.000 đồng/lượng. Lý giải sự chênh lệch này, giới kinh doanh vàng đều dẫn giải sự hạn chế nguồn cung vàng trong bối cảnh kim loại quý này chưa được cấp phép xuất khẩu trở lại.
Trái với trạng thái buồn tẻ trên thị trường vàng miếng, giao dịch trên các sàn vàng tập trung ngày hôm qua diễn ra cực sôi động do giá vàng thế giới có độ biến động linh hoạt. Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ hôm qua đã ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục 539.060 lượng, với giá trị lên tới 10.500 tỷ đồng.
Không khí giao dịch tại sàn này sáng nay vẫn tương đối “nóng”, với gần 265.000 lượng vàng được khớp lệnh vào lúc 10h22. Giá vàng khớp lệnh tính tới thời điểm trên dao động từ 19,68-19,84 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng quốc tế đợi FED ra quyết định
Chuyển sang thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay đêm qua đã có lúc tụt về mức 915 USD/oz, trước khi phục hồi nhẹ trở lại trước sự giảm giá của đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá vàng giao ngay tăng 3,2 USD/oz (0,4%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên 926,8 USD/oz.
Màu đỏ trở lại với các bảng giá vàng quốc tế sáng nay, với giá vàng giao ngay tại châu Á lúc 10h27 giờ Việt Nam đứng ở 924,8 USD/oz, giảm 2 USD/oz so với giá đóng cửa tại New York.
Theo số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, đồng USD đêm qua có lúc mất giá 1,8% so với Euro, đánh dấu phiên trượt giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây, đưa tỷ giá Euro/USD lên mức 1 Euro tương đương gần 1,41 USD.
Áp lực giảm giá đối với USD đến từ dự báo cho rằng, sau cuộc họp lần này, FED sẽ ra dấu cho thấy ngân hàng trung ương này sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, đồng thời duy trì chương trình 300 tỷ USD mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thêm vào đó, một quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Axel Weber, tuyên bố các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của khu vực sử dụng đồng Euro đã vận dụng tối đa khả năng hạ lãi suất đồng tiền này. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc, lãi suất Euro khó có khả năng được giảm thêm.
Dự kiến, kết quả cuộc họp của FED sẽ được công bố vào lúc 1h15 ngày 25/6 theo giờ Việt Nam.
Giá dầu trồi sụt
Với sự giảm giá của USD, giá dầu phiên hôm qua phục hồi trở lại. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8 tăng 1,74 USD/thùng (2,6%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên 69,24 USD/thùng.
Tuy nhiên, tới sáng nay, giá dầu lại trượt giảm sau khi có tin dự trữ xăng dầu của Mỹ tăng mạnh và xuất khẩu của Nhật Bản lao dốc. Vào lúc 10h42 giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao dịch điện tử tại New York giảm 0,79 USD/thùng so với giá đóng cửa hôm qua, còn 68,45 USD/thùng.
Theo số liệu của Viện Dầu lửa Hoa Kỳ (API) công bố sau khi thị trường đóng cửa hôm qua, dự trữ xăng của nước này trong tuần qua đã tăng 3,7 triệu thùng, lên mức 211,4 triệu thùng. Sáng nay, Bộ Tài chính Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho biết, xuất khẩu của Nhật trong tháng 5 giảm 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 39,1% trong tháng 4.
Tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay là 16.953 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với hôm qua. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng chung mức 17.801 VND/USD.
Giá dầu thô thế giới đêm qua quay đầu tăng nhẹ trở lại nhờ tỷ giá đồng USD trượt giảm mạnh so với Euro.
Giao dịch vàng ngoài sàn thua xa trên sàn
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay mở cửa ở mức trên 2.075.000 đồng/chỉ (mua vào) và dưới 2.085.000 đồng/chỉ, ngang bằng mức giá áp dụng đầu giờ sáng qua.
Giá vàng SBJ giao dịch tại hệ thống Ngân hàng Sacombank đầu giờ đứng ở 2.077.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.085.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng miếng Phượng Hoàng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tương ứng là 2.072.000 đồng/chỉ và 2.078.000 đồng/chỉ.
Trong ngày giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước biến động khá linh hoạt, do giá vàng thế giới có biên độ dao động tương đối rộng ngay trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á. Tuy nhiên, độ trượt giảm của giá vàng phiên hôm qua chưa thể kéo các nhà đầu tư trở lại với thị trường.
Thông tin từ các công ty kim hoàn lớn như SBJ-Sacombank và PNJ cho thấy, hoạt động giao dịch vàng miếng vẫn duy trì ở trạng thái trầm lắng, dù hoạt động mua vào có chiều hướng tăng nhẹ. Cụ thể, trong ngày hôm qua, PNJ Hà Nội bán ra 500 lượng vàng và mua vào hơn 800 lượng. Tuy nhiên, đây chủ yếu là khối lượng giao dịch với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, còn khối lượng mua bán với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất hạn chế.
Ông Lê Xuân Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) cho rằng, mức giá vàng hiện nay đang “dở dang” đối với cả khách mua và khách bán. “Tôi cho rằng, giá vàng thế giới thời gian tới có thể điều chỉnh giảm về 880 USD/oz, đưa giá vàng trong nước về mức 19,5 triệu đồng/lượng. Khi đó, khách mua sẽ tăng mạnh”, ông Tùng dự đoán.
Nhà kinh doanh này cũng cho rằng, các nhà đầu tư đang chờ đợi diễn biến mới của giá vàng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này theo giờ địa phương.
So với giá vàng thế giới quy đổi (chưa tính thuế và các chi phí khác), giá vàng bán ra trong nước đang cao hơn trên 100.000 đồng/lượng. Lý giải sự chênh lệch này, giới kinh doanh vàng đều dẫn giải sự hạn chế nguồn cung vàng trong bối cảnh kim loại quý này chưa được cấp phép xuất khẩu trở lại.
Trái với trạng thái buồn tẻ trên thị trường vàng miếng, giao dịch trên các sàn vàng tập trung ngày hôm qua diễn ra cực sôi động do giá vàng thế giới có độ biến động linh hoạt. Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ hôm qua đã ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục 539.060 lượng, với giá trị lên tới 10.500 tỷ đồng.
Không khí giao dịch tại sàn này sáng nay vẫn tương đối “nóng”, với gần 265.000 lượng vàng được khớp lệnh vào lúc 10h22. Giá vàng khớp lệnh tính tới thời điểm trên dao động từ 19,68-19,84 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng quốc tế đợi FED ra quyết định
Chuyển sang thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay đêm qua đã có lúc tụt về mức 915 USD/oz, trước khi phục hồi nhẹ trở lại trước sự giảm giá của đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá vàng giao ngay tăng 3,2 USD/oz (0,4%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên 926,8 USD/oz.
Màu đỏ trở lại với các bảng giá vàng quốc tế sáng nay, với giá vàng giao ngay tại châu Á lúc 10h27 giờ Việt Nam đứng ở 924,8 USD/oz, giảm 2 USD/oz so với giá đóng cửa tại New York.
Theo số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, đồng USD đêm qua có lúc mất giá 1,8% so với Euro, đánh dấu phiên trượt giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây, đưa tỷ giá Euro/USD lên mức 1 Euro tương đương gần 1,41 USD.
Áp lực giảm giá đối với USD đến từ dự báo cho rằng, sau cuộc họp lần này, FED sẽ ra dấu cho thấy ngân hàng trung ương này sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, đồng thời duy trì chương trình 300 tỷ USD mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thêm vào đó, một quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Axel Weber, tuyên bố các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của khu vực sử dụng đồng Euro đã vận dụng tối đa khả năng hạ lãi suất đồng tiền này. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc, lãi suất Euro khó có khả năng được giảm thêm.
Dự kiến, kết quả cuộc họp của FED sẽ được công bố vào lúc 1h15 ngày 25/6 theo giờ Việt Nam.
Giá dầu trồi sụt
Với sự giảm giá của USD, giá dầu phiên hôm qua phục hồi trở lại. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8 tăng 1,74 USD/thùng (2,6%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên 69,24 USD/thùng.
Tuy nhiên, tới sáng nay, giá dầu lại trượt giảm sau khi có tin dự trữ xăng dầu của Mỹ tăng mạnh và xuất khẩu của Nhật Bản lao dốc. Vào lúc 10h42 giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao dịch điện tử tại New York giảm 0,79 USD/thùng so với giá đóng cửa hôm qua, còn 68,45 USD/thùng.
Theo số liệu của Viện Dầu lửa Hoa Kỳ (API) công bố sau khi thị trường đóng cửa hôm qua, dự trữ xăng của nước này trong tuần qua đã tăng 3,7 triệu thùng, lên mức 211,4 triệu thùng. Sáng nay, Bộ Tài chính Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho biết, xuất khẩu của Nhật trong tháng 5 giảm 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 39,1% trong tháng 4.
Tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay là 16.953 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với hôm qua. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng chung mức 17.801 VND/USD.