Thiết bị sử dụng năng lượng có thể phải dán nhãn
Quốc hội nghe Chính phủ trình dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chiều 7/11
Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng đưa ra thị trường phải được dán nhãn năng lượng hoặc tiết kiệm năng lượng theo quy định, để hướng dẫn cho người sử dụng lựa chọn sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao.
Quy định này được đưa ra tại dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Quốc hội nghe Chính phủ trình chiều 7/11. Dự luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào ngày 19/11 và tại hội trường ngày 24/11.
Theo dự luật, việc dán nhãn năng lượng và nhãn tiết kiệm năng lượng được thực hiện theo lộ trình (do Chính phủ quy định) từ tự nguyện tiến tới bắt buộc.
Nhãn năng lượng được dùng để cung cấp thông tin về mức sử dụng năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị; có thể so sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường hoặc thông tin cho người sử dụng về chi phí cần thiết phải trả khi sử dụng phương tiện, thiết bị.
Nhãn tiết kiệm năng lượng được dùng để xác nhận các phương tiện, thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, đạt hoặc vượt mức tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Nhãn năng lượng và nhãn tiết kiệm năng lượng chỉ được dán lên sản phẩm sau khi được Bộ Công Thương xem xét, cấp giấy chứng nhận sản phẩm được dán nhãn, dự luật nêu rõ.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để khuyến khích các doanh nghiệp tự giác thực hiện việc dán nhãn năng lượng, ngoài việc quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị tiết kiệm năng lượng, Nhà nước cũng cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao cho các tổ chức ngoài nhà nước làm dịch vụ kiểm tra và dán nhãn để xã hội hóa hoạt động này; còn cơ quan quản lý nhà nước nên tập trung vào công tác ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, thanh tra, hậu kiểm thì hợp lý hơn.
Cũng theo dự luật này, các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ phải loại bỏ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Các thiết bị này sẽ không được nhập khẩu, mua bán trên thị trường. Nhà nước sẽ có chính sách miễn, giảm thuế đối với phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ mục đích tiết kiệm năng lượng.
Các dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu, về sử dụng đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như vay vốn ưu đãi.
Trong 7 chương với 46 điều của dự luật, có 4 chương quy định tương đối cụ thể các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, để làm ra cũng một giá trị sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 – 1,7 lần so với Thái Lan và Malaysia. Tỷ lệ nhu cầu tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển là dưới 1.
Quy định này được đưa ra tại dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Quốc hội nghe Chính phủ trình chiều 7/11. Dự luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào ngày 19/11 và tại hội trường ngày 24/11.
Theo dự luật, việc dán nhãn năng lượng và nhãn tiết kiệm năng lượng được thực hiện theo lộ trình (do Chính phủ quy định) từ tự nguyện tiến tới bắt buộc.
Nhãn năng lượng được dùng để cung cấp thông tin về mức sử dụng năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị; có thể so sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường hoặc thông tin cho người sử dụng về chi phí cần thiết phải trả khi sử dụng phương tiện, thiết bị.
Nhãn tiết kiệm năng lượng được dùng để xác nhận các phương tiện, thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, đạt hoặc vượt mức tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Nhãn năng lượng và nhãn tiết kiệm năng lượng chỉ được dán lên sản phẩm sau khi được Bộ Công Thương xem xét, cấp giấy chứng nhận sản phẩm được dán nhãn, dự luật nêu rõ.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để khuyến khích các doanh nghiệp tự giác thực hiện việc dán nhãn năng lượng, ngoài việc quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị tiết kiệm năng lượng, Nhà nước cũng cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao cho các tổ chức ngoài nhà nước làm dịch vụ kiểm tra và dán nhãn để xã hội hóa hoạt động này; còn cơ quan quản lý nhà nước nên tập trung vào công tác ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, thanh tra, hậu kiểm thì hợp lý hơn.
Cũng theo dự luật này, các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ phải loại bỏ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Các thiết bị này sẽ không được nhập khẩu, mua bán trên thị trường. Nhà nước sẽ có chính sách miễn, giảm thuế đối với phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ mục đích tiết kiệm năng lượng.
Các dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu, về sử dụng đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như vay vốn ưu đãi.
Trong 7 chương với 46 điều của dự luật, có 4 chương quy định tương đối cụ thể các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, để làm ra cũng một giá trị sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 – 1,7 lần so với Thái Lan và Malaysia. Tỷ lệ nhu cầu tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển là dưới 1.