Thống đốc: Có hiện tượng tín dụng tăng ảo cuối 2011
Do đón trước chính sách giao chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2012, một số ngân hàng đã đẩy tín dụng tăng ảo cuối năm 2011
Do đón trước chính sách giao chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2012, một số ngân hàng đã đẩy tín dụng tăng ảo cuối năm 2011.
Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tại buổi họp báo vừa kết thúc cách đây ít phút. Điều này giải thích cho sự khác biệt khá lớn về dữ liệu tăng trưởng tín dụng đầu năm nay.
Cụ thể, theo tổng hợp báo cáo từ các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 8/3/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đã giảm tới 2,25% so với cuối năm 2011. Nhưng theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước thì mức giảm lại chỉ là 1,27%.
Sự khác biệt lớn đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, là vì một số ngân hàng thương mại đã tăng tín dụng ảo để lấy khối lượng dư nợ, đón đầu chính sách giao chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2012, khi không còn cào bằng chỉ tiêu như trong năm 2011 nữa.
Việc đẩy cao tín dụng những ngày cuối năm 2011 như vậy sẽ tạo điều kiện để có con số tuyệt đối lớn, nắm được chỉ tiêu theo phần trăm được giao trong năm nay tốt hơn. Tuy nhiên, khi loại bỏ yếu tố ảo đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một con số khác. Do thời lượng họp báo có hạn, nên việc áp sự loại bỏ yếu tố ảo đó có đưa vào việc phân nhóm hay không còn để ngỏ.
Thống đốc cũng giải thích rằng, do yếu tố ảo trên nên tăng trưởng tín dụng đầu năm 2012 này giảm khá mạnh. Mặt khác, do yếu tố mùa vụ trong sản xuất kinh doanh ở kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và tiếp đó, nhu cầu vay vốn còn hạn chế và điều này là thông lệ thường thấy các năm. Từ tháng 2/2012, tín dụng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại khi doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Liên quan đến kết quả phân nhóm và có hay không việc “chạy” chỉ tiêu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời rằng: “Nếu có cái gì đó khuất tất, không công bằng thì các tổ chức tín dụng phải là những người phản ứng mạnh nhất, vì đó quyền lợi của họ. Nhưng đến nay nói là tâm phục khẩu phục thì mạnh quá, nhưng về cơ bản là các tổ chức tín dụng đồng tình, vì không ai hiểu họ hơn chính họ”.
Và kết quả ở việc phân nhóm theo ông cũng chỉ là tương đối, khó tuyệt đối.
Ở tình hình huy động vốn, Thống đốc Bình cũng cho rằng việc sụt giảm thời điểm trước Tết Nguyên đán là một thông lệ của thị trường, vừa rồi cũng vậy. Tháng 1/2012, huy động vốn của hệ thống giảm mạnh, nhưng từ tháng 2 bắt đầu tăng lên.
Nếu tính cả mức tăng mới so với mức giảm trong tháng 1, từ cuối 2011 đến nay là tăng hơn 1%, được cho là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô. Thống đốc dự tính huy động vốn sẽ có xu hướng tăng ổn định. Một cơ sở để tính toán là liên quan đến các nguồn vốn trên thị trường, trong đó đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua ngoại tệ, đồng nghĩa với cung VND ra.
“Chúng tôi có thể khẳng định huy động vốn sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, đảm bảo cân đối nguồn trong hệ thống”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tại buổi họp báo vừa kết thúc cách đây ít phút. Điều này giải thích cho sự khác biệt khá lớn về dữ liệu tăng trưởng tín dụng đầu năm nay.
Cụ thể, theo tổng hợp báo cáo từ các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 8/3/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đã giảm tới 2,25% so với cuối năm 2011. Nhưng theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước thì mức giảm lại chỉ là 1,27%.
Sự khác biệt lớn đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, là vì một số ngân hàng thương mại đã tăng tín dụng ảo để lấy khối lượng dư nợ, đón đầu chính sách giao chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2012, khi không còn cào bằng chỉ tiêu như trong năm 2011 nữa.
Việc đẩy cao tín dụng những ngày cuối năm 2011 như vậy sẽ tạo điều kiện để có con số tuyệt đối lớn, nắm được chỉ tiêu theo phần trăm được giao trong năm nay tốt hơn. Tuy nhiên, khi loại bỏ yếu tố ảo đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một con số khác. Do thời lượng họp báo có hạn, nên việc áp sự loại bỏ yếu tố ảo đó có đưa vào việc phân nhóm hay không còn để ngỏ.
Thống đốc cũng giải thích rằng, do yếu tố ảo trên nên tăng trưởng tín dụng đầu năm 2012 này giảm khá mạnh. Mặt khác, do yếu tố mùa vụ trong sản xuất kinh doanh ở kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và tiếp đó, nhu cầu vay vốn còn hạn chế và điều này là thông lệ thường thấy các năm. Từ tháng 2/2012, tín dụng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại khi doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Liên quan đến kết quả phân nhóm và có hay không việc “chạy” chỉ tiêu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời rằng: “Nếu có cái gì đó khuất tất, không công bằng thì các tổ chức tín dụng phải là những người phản ứng mạnh nhất, vì đó quyền lợi của họ. Nhưng đến nay nói là tâm phục khẩu phục thì mạnh quá, nhưng về cơ bản là các tổ chức tín dụng đồng tình, vì không ai hiểu họ hơn chính họ”.
Và kết quả ở việc phân nhóm theo ông cũng chỉ là tương đối, khó tuyệt đối.
Ở tình hình huy động vốn, Thống đốc Bình cũng cho rằng việc sụt giảm thời điểm trước Tết Nguyên đán là một thông lệ của thị trường, vừa rồi cũng vậy. Tháng 1/2012, huy động vốn của hệ thống giảm mạnh, nhưng từ tháng 2 bắt đầu tăng lên.
Nếu tính cả mức tăng mới so với mức giảm trong tháng 1, từ cuối 2011 đến nay là tăng hơn 1%, được cho là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô. Thống đốc dự tính huy động vốn sẽ có xu hướng tăng ổn định. Một cơ sở để tính toán là liên quan đến các nguồn vốn trên thị trường, trong đó đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua ngoại tệ, đồng nghĩa với cung VND ra.
“Chúng tôi có thể khẳng định huy động vốn sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, đảm bảo cân đối nguồn trong hệ thống”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.