Thử thách với nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm tại DongA Bank
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch DongA Bank trong bối cảnh không nhiều thuận lợi
Ngày 26/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2014. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Đây là lần đầu tiên một nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đảm nhận vị trí quản trị cao nhất tại một ngân hàng thương mại. Với ông Cao Sỹ Kiêm là sự thay đổi từ vị trí thành viên độc lập (từ năm 2012) thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại DongA Bank.
Nguyên lãnh đạo cao cấp nhà nước sau khi nghỉ hưu về tham gia quản trị và điều hành tại doanh nghiệp, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại, đã khá phổ biến những năm gần đây. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh và thử thách nói chung tại các thời điểm là khác nhau.
Bối cảnh hiện nay, nhiều thử thách đang đặt ra đối với ông Cao Sỹ Kiêm.
Sinh năm 1941, là tiến sĩ kinh tế, đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một thời gian khá dài (từ 1989 - 1997), là đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13 từ năm 2006 đến nay, là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Cao Sỹ Kiêm am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ, có điều kiện bám sát thực tế kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp…
Nhưng trước mắt, với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị DongA Bank, hẳn ông Kiêm sẽ có thêm những trải nghiệm mới cùng với nhiều áp lực.
Trên thị trường và trong hệ thống, DongA Bank được biết đến là một ngân hàng tầm trung, có hoạt động từ năm 2011 trở về trước khá ổn định. Đây cũng là thương hiệu được chú ý nhiều trong mảng dịch vụ khách hàng cá nhân, nổi bật trong hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ…
Với nhà đầu tư, đơn thuần theo báo cáo và sổ sách, có thể xem DongA Bank là ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết có ý thức và mức độ minh bạch tốt nhất trong hệ thống. Nhiều năm liền ngân hàng này luôn duy trì chế độ báo cáo tài chính và cập nhật tình hình hoạt động sớm và đầy đủ nhất.
Về tình hình hoạt động, cũng như tại nhiều ngân hàng thương mại khác, từ năm 2012, DongA Bank bắt đầu gặp nhiều khó khăn - điểm xuất phát cho những thử thách đối với tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cao Sỹ Kiêm.
Năm 2012, DongA Bank bắt đầu đón đà sụt giảm mạnh của lợi nhuận, giảm tới 38,1% so với năm 2011. Đáng lo ngại hơn, nợ xấu đã gia tăng đột biến từ mức 1,69% lên 3,95%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 3,99%, nhưng tỷ lệ này cần xem xét đến “những yếu tố hỗ trợ” mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong phân loại và trích lập dự phòng, và phía trước còn là yêu cầu thực hiện Thông tư 09 (Thông tư 02 sau sửa đổi và bổ sung).
Nợ xấu là áp lực lớn nhất đối với “ghế” chủ tịch của ông Cao Sỹ Kiêm tại DongA Bank. Ngay trong năm vừa qua, chính nợ xấu cũng đã “cắt bỏ” một phần lớn lợi nhuận của ngân hàng này, phải trích lập dự phòng tới 558,8 tỷ đồng. Năm nay, chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông thông qua là phải giảm được nợ xấu về dưới 3%.
Chỉ tiêu chỉ là tương đối. DongA Bank cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đều có thể làm đẹp nợ xấu bằng cách đẩy mạnh bán lại cho VAMC, hoặc tìm cách mở thật rộng mẫu số tổng dư nợ để co tỷ lệ nợ xấu lại bên cạnh việc tự xử lý và thu hồi được… Nhưng thử thách thực sự lớn khi năm nay các ngân hàng thương mại sẽ từng bước thực hiện cơ chế phân loại và trích lập dự phòng khắt khe hơn, sự nhân nhượng của cơ chế cho cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm cũng dần hết, và đến 2015 khó khăn sẽ thể hiện một cách đầy đủ hơn.
Đi cùng với nợ xấu là áp lực lợi nhuận. So với khả năng của DongA Bank những năm trước, có vẻ áp lực năm nay không quá lớn khi chỉ tiêu đề ra chỉ 500 tỷ đồng trước thuế. Nhưng, DongA Bank đang gặp nhiều khó khăn ở khả năng mở rộng tín dụng trước thực tế lãi biên ngày càng co hẹp.
Năm 2013, DongA Bank chỉ tăng trưởng tín dụng được 7,3%, thấp hơn nhiều so với bình quân ngành; tỷ lệ cho vay trên huy động vốn thị trường 1 giảm khá mạnh, từ 92% về 81%. Năm 2014, Hội đồng Quản trị cũng nhìn nhận, cạnh tranh cho vay thậm chí còn quyết liệt hơn giữa các ngân hàng, trong khi xu hướng gia tăng nợ xấu nói chung lại đòi hỏi chính sách tín dụng càng phải thận trọng.
Ngoài ra, ở các kênh đầu tư khác, liệu DongA Bank đã lấp đầy và xử lý dứt điểm các rủi ro tiềm ẩn hay chưa, hay có thể sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2014? Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận. Như trong năm 2013, khoản lỗ liên quan là lên tới 180 tỷ đồng.
Nhưng DongA Bank cho biết, trong năm qua ngân hàng đã mạnh dạn thực hiện tái cơ cấu lại danh mục đầu tư dài hạn, kiên quyết thoái vốn đối với các danh mục không hiệu quả nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính nên dẫn tới khoản lỗ khá lớn nói trên.
Và cũng không loại trừ khả năng, các điều kiện quản trị và điều hành, những thử thách trên thực tế đối với DongA Bank cũng như với riêng tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cao Sỹ Kiêm sẽ có nhiều thay đổi căn bản, không chỉ ở bối cảnh kinh doanh mà ở kế hoạch sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác đã được đề cập tại phiên họp đại hội đồng cổ đông vừa qua…
Đây là lần đầu tiên một nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đảm nhận vị trí quản trị cao nhất tại một ngân hàng thương mại. Với ông Cao Sỹ Kiêm là sự thay đổi từ vị trí thành viên độc lập (từ năm 2012) thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại DongA Bank.
Nguyên lãnh đạo cao cấp nhà nước sau khi nghỉ hưu về tham gia quản trị và điều hành tại doanh nghiệp, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại, đã khá phổ biến những năm gần đây. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh và thử thách nói chung tại các thời điểm là khác nhau.
Bối cảnh hiện nay, nhiều thử thách đang đặt ra đối với ông Cao Sỹ Kiêm.
Sinh năm 1941, là tiến sĩ kinh tế, đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một thời gian khá dài (từ 1989 - 1997), là đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13 từ năm 2006 đến nay, là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Cao Sỹ Kiêm am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ, có điều kiện bám sát thực tế kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp…
Nhưng trước mắt, với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị DongA Bank, hẳn ông Kiêm sẽ có thêm những trải nghiệm mới cùng với nhiều áp lực.
Trên thị trường và trong hệ thống, DongA Bank được biết đến là một ngân hàng tầm trung, có hoạt động từ năm 2011 trở về trước khá ổn định. Đây cũng là thương hiệu được chú ý nhiều trong mảng dịch vụ khách hàng cá nhân, nổi bật trong hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ…
Với nhà đầu tư, đơn thuần theo báo cáo và sổ sách, có thể xem DongA Bank là ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết có ý thức và mức độ minh bạch tốt nhất trong hệ thống. Nhiều năm liền ngân hàng này luôn duy trì chế độ báo cáo tài chính và cập nhật tình hình hoạt động sớm và đầy đủ nhất.
Về tình hình hoạt động, cũng như tại nhiều ngân hàng thương mại khác, từ năm 2012, DongA Bank bắt đầu gặp nhiều khó khăn - điểm xuất phát cho những thử thách đối với tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cao Sỹ Kiêm.
Năm 2012, DongA Bank bắt đầu đón đà sụt giảm mạnh của lợi nhuận, giảm tới 38,1% so với năm 2011. Đáng lo ngại hơn, nợ xấu đã gia tăng đột biến từ mức 1,69% lên 3,95%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 3,99%, nhưng tỷ lệ này cần xem xét đến “những yếu tố hỗ trợ” mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong phân loại và trích lập dự phòng, và phía trước còn là yêu cầu thực hiện Thông tư 09 (Thông tư 02 sau sửa đổi và bổ sung).
Nợ xấu là áp lực lớn nhất đối với “ghế” chủ tịch của ông Cao Sỹ Kiêm tại DongA Bank. Ngay trong năm vừa qua, chính nợ xấu cũng đã “cắt bỏ” một phần lớn lợi nhuận của ngân hàng này, phải trích lập dự phòng tới 558,8 tỷ đồng. Năm nay, chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông thông qua là phải giảm được nợ xấu về dưới 3%.
Chỉ tiêu chỉ là tương đối. DongA Bank cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đều có thể làm đẹp nợ xấu bằng cách đẩy mạnh bán lại cho VAMC, hoặc tìm cách mở thật rộng mẫu số tổng dư nợ để co tỷ lệ nợ xấu lại bên cạnh việc tự xử lý và thu hồi được… Nhưng thử thách thực sự lớn khi năm nay các ngân hàng thương mại sẽ từng bước thực hiện cơ chế phân loại và trích lập dự phòng khắt khe hơn, sự nhân nhượng của cơ chế cho cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm cũng dần hết, và đến 2015 khó khăn sẽ thể hiện một cách đầy đủ hơn.
Đi cùng với nợ xấu là áp lực lợi nhuận. So với khả năng của DongA Bank những năm trước, có vẻ áp lực năm nay không quá lớn khi chỉ tiêu đề ra chỉ 500 tỷ đồng trước thuế. Nhưng, DongA Bank đang gặp nhiều khó khăn ở khả năng mở rộng tín dụng trước thực tế lãi biên ngày càng co hẹp.
Năm 2013, DongA Bank chỉ tăng trưởng tín dụng được 7,3%, thấp hơn nhiều so với bình quân ngành; tỷ lệ cho vay trên huy động vốn thị trường 1 giảm khá mạnh, từ 92% về 81%. Năm 2014, Hội đồng Quản trị cũng nhìn nhận, cạnh tranh cho vay thậm chí còn quyết liệt hơn giữa các ngân hàng, trong khi xu hướng gia tăng nợ xấu nói chung lại đòi hỏi chính sách tín dụng càng phải thận trọng.
Ngoài ra, ở các kênh đầu tư khác, liệu DongA Bank đã lấp đầy và xử lý dứt điểm các rủi ro tiềm ẩn hay chưa, hay có thể sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2014? Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận. Như trong năm 2013, khoản lỗ liên quan là lên tới 180 tỷ đồng.
Nhưng DongA Bank cho biết, trong năm qua ngân hàng đã mạnh dạn thực hiện tái cơ cấu lại danh mục đầu tư dài hạn, kiên quyết thoái vốn đối với các danh mục không hiệu quả nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính nên dẫn tới khoản lỗ khá lớn nói trên.
Và cũng không loại trừ khả năng, các điều kiện quản trị và điều hành, những thử thách trên thực tế đối với DongA Bank cũng như với riêng tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cao Sỹ Kiêm sẽ có nhiều thay đổi căn bản, không chỉ ở bối cảnh kinh doanh mà ở kế hoạch sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác đã được đề cập tại phiên họp đại hội đồng cổ đông vừa qua…