Thu từ dầu khí 10 tháng chưa đạt 60% dự toán
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước
Số thu từ các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) ước thực hiện 10 tháng chỉ đạt 59% dự toán và giảm trên 14,8 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ.
Thông tin này được nêu tại báo cáo giải trình trước khi Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, chiều 11/11.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phản ánh, một số ý kiến đại biểu đề nghị báo cáo việc bán cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp, với tiến độ chậm trong 9 tháng đầu năm thì cả năm có đạt kế hoạch đề ra không.
Đồng thời, đề nghị giải trình nguyên nhân thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp.
Về thu từ bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo giải trình nêu số liệu từ Chính phủ, thu từ bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp trong 9 tháng mới thực hiện được 10.000 tỷ đồng là chậm.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn đầu tư, để đảm bảo thu đủ 30 nghìn tỷ đồng vào ngân sách theo nghị quyết Quốc hội nhằm đảm bảo khả năng cân đối chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương.
Về thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, dự toán là 256,3 nghìn tỷ đồng, thực hiện thu 10 tháng ước đạt 176,4 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán, giảm 1,8% so cùng kỳ 2015. Ước cả năm đạt 239,95 nghìn tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán.
Nguyên nhân thu không đạt dự toán chủ yếu do tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch, trong đó có khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã có tác động làm giảm nguồn thu ngân sách và thu ngân sách trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Lý do thứ hai là hoạt động sản xuất - kinh doanh một số ngành trọng điểm gặp khó khăn.
Như giảm thu từ ngành dầu, khí do giá dầu, khí giảm. Thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 56,5% dự toán, giảm 52,3% (khoảng 10,86 nghìn tỷ đồng); cụm khí - điện - đạm Cà Mau đạt 59% dự toán, giảm 23% (280 tỷ đồng) so cùng kỳ; Tổng công ty Khí bằng 26,1% so cùng kỳ (giảm 2,9 nghìn tỷ đồng).
Giảm thu còn đến từ các doanh nghiệp thủy điện do hạn hán diện rộng, kéo dài trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó là giảm thu từ ngành than do giá than giảm, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Một số ngành gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán, nên doanh thu tăng thấp, có ngành còn giảm, không đạt được mức tăng trưởng như: ngành cao su, hóa chất, dệt may, da giày, thủy sản, sắt, thép, thuốc lá... cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, còn có nguyên nhân chủ quan trong công tác quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, rà soát, đổi mới công tác quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động làm tăng nguồn thu từ khu vực này.
Thông tin này được nêu tại báo cáo giải trình trước khi Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, chiều 11/11.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phản ánh, một số ý kiến đại biểu đề nghị báo cáo việc bán cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp, với tiến độ chậm trong 9 tháng đầu năm thì cả năm có đạt kế hoạch đề ra không.
Đồng thời, đề nghị giải trình nguyên nhân thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp.
Về thu từ bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo giải trình nêu số liệu từ Chính phủ, thu từ bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp trong 9 tháng mới thực hiện được 10.000 tỷ đồng là chậm.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn đầu tư, để đảm bảo thu đủ 30 nghìn tỷ đồng vào ngân sách theo nghị quyết Quốc hội nhằm đảm bảo khả năng cân đối chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương.
Về thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, dự toán là 256,3 nghìn tỷ đồng, thực hiện thu 10 tháng ước đạt 176,4 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán, giảm 1,8% so cùng kỳ 2015. Ước cả năm đạt 239,95 nghìn tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán.
Nguyên nhân thu không đạt dự toán chủ yếu do tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch, trong đó có khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã có tác động làm giảm nguồn thu ngân sách và thu ngân sách trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Lý do thứ hai là hoạt động sản xuất - kinh doanh một số ngành trọng điểm gặp khó khăn.
Như giảm thu từ ngành dầu, khí do giá dầu, khí giảm. Thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 56,5% dự toán, giảm 52,3% (khoảng 10,86 nghìn tỷ đồng); cụm khí - điện - đạm Cà Mau đạt 59% dự toán, giảm 23% (280 tỷ đồng) so cùng kỳ; Tổng công ty Khí bằng 26,1% so cùng kỳ (giảm 2,9 nghìn tỷ đồng).
Giảm thu còn đến từ các doanh nghiệp thủy điện do hạn hán diện rộng, kéo dài trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó là giảm thu từ ngành than do giá than giảm, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Một số ngành gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán, nên doanh thu tăng thấp, có ngành còn giảm, không đạt được mức tăng trưởng như: ngành cao su, hóa chất, dệt may, da giày, thủy sản, sắt, thép, thuốc lá... cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, còn có nguyên nhân chủ quan trong công tác quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, rà soát, đổi mới công tác quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động làm tăng nguồn thu từ khu vực này.