Thủ tướng Anh thừa nhận dính líu vụ Panama Papers
Ông Cameron lần đầu tiên thừa nhận có cổ phần trong một công ty ở nước ngoài
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 7/4 đã lần đầu tiên thừa nhận có cổ phần trong một công ty ở nước ngoài của người cha thân sinh đã quá cố Ian Cameron. Tuy nhiên, ông Cameron cho biết đã thoái vốn khỏi công ty này từ 6 năm trước.
Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Anh đã chịu sức ép lớn buộc ông phải cung cấp thông tin cụ thể về lợi ích cá nhân trong Blairmore Holdings Inc.. Đây là một công ty được đề cập trong loạt bài báo của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức đưa ra ánh sáng vụ rò rỉ tài liệu gây chấn động Panama Papers.
Cho tới trước ngày hôm qua, ông Cameron chỉ nói rằng vợ ông, bà Samantha, và các con của họ không có tài sản gì trong các công ty ở hải ngoại ở cả thời điểm hiện tại và tương lai. Nhưng đến hôm qua, ông Cameron đã đưa ra lời thú nhận của mình.
“Samantha và tôi có một tài khoản chung. Chúng tôi sở hữu 5.000 đơn vị trong quỹ Blairmore Investment Trust và đã bán ra vào tháng 1/2010”, ông Cameron nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn của ITV News. Đó là thời điểm chỉ vài tháng trước khi ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh.
Cổ phần này “trị giá khoảng 30.000 Bảng”, tương đương 42.000 USD, ông Cameron cho biết. Ông cũng nói rằng vợ chồng ông lãi khi bán cổ phần này, nhưng mức lãi không đủ lớn để họ phải đóng thuế tài sản gia tăng. Ông khẳng định đã đóng thuế thu nhập đối với cổ tức nhận được từ cổ phần này.
Vụ Panama Papers xảy ra vào thời điểm Thủ tướng Anh phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, bao gồm sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ cầm quyền về việc liệu Anh nên ở lại hay ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng như những hoài nghi xung quanh khả năng tồn tại của ngành công nghiệp sản xuất thép tại Anh.
Sau một tuần bị giới truyền thông Anh săm soi về mối liên hệ của gia đình Cameron với công ty được nhắc đến trong vụ Panama Papers, ông Cameron đang nỗ lực gác lại cuộc tranh cãi này. Nhưng đối với Công Đảng đối lập, sự thừa nhận của ông Cameron như vậy là chưa đủ.
Phó thủ lĩnh Công Đảng Tom Watson gọi sự thừa nhận của ông Cameron là một “sự thừa nhận bất thường từ Thủ tướng”. Theo ông Watson, sự thừa nhận như vậy không thể kết thúc vụ việc, và “những câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra... Tại sao phải mất tới 6 năm việc này mới được đưa ra ánh sáng?”
Theo ông Cameron, sự chỉ trích nhằm vào ông xuất phát từ “sự hiểu lầm căn bản” cho rằng quỹ Blairmore được lập ra nhằm mục đích trốn thuế. “Không phải vậy. Tôi nghĩ quỹ này đã bị nhìn nhận không công bằng, và người ta đã viết về cha tôi một cách không công bằng”, ông nói.
Đầu tuần này, tờ báo Anh The Guardian, một tờ báo thuộc ICIJ, nói Blairmore đã không hề đóng một đồng thuế lợi nhuận nào ở Anh trong suốt 3 thập kỷ.
Ông Cameron nói Blairmore được kiểm toán đầy đủ mỗi năm và báo cáo với thuế vụ Anh. “Quỹ này tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế của Anh”, ông nói.
Thủ tướng Anh cũng khẳng định vấn đề tài chính của ông là “rất minh bạch” và ông sẵn sàng đưa vấn đề này trở nên minh bạch hơn nữa. “Thực lòng mà nói, tôi chẳng có gì để giấu”, ông nói.
Về việc bán cổ phần, cổ phiếu vào năm 2010, ông Cameron giải thích “đó là do tôi sắp trở thành Thủ tướng. Tôi không muốn bất kỳ ai nói tôi còn bận việc khác”.
Ông Cameron cho hay, người cha quá cố để lại cho ông 300.000 Bảng, một phần số tiền này đến từ một quỹ ở Channel Island of Jersey. “Tôi không thể chỉ ra nguồn gốc của từng đồng tiền. Mà cha tôi thì không có mặt ở đây để trả lời”, ông Cameron nói.
Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Anh đã chịu sức ép lớn buộc ông phải cung cấp thông tin cụ thể về lợi ích cá nhân trong Blairmore Holdings Inc.. Đây là một công ty được đề cập trong loạt bài báo của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức đưa ra ánh sáng vụ rò rỉ tài liệu gây chấn động Panama Papers.
Cho tới trước ngày hôm qua, ông Cameron chỉ nói rằng vợ ông, bà Samantha, và các con của họ không có tài sản gì trong các công ty ở hải ngoại ở cả thời điểm hiện tại và tương lai. Nhưng đến hôm qua, ông Cameron đã đưa ra lời thú nhận của mình.
“Samantha và tôi có một tài khoản chung. Chúng tôi sở hữu 5.000 đơn vị trong quỹ Blairmore Investment Trust và đã bán ra vào tháng 1/2010”, ông Cameron nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn của ITV News. Đó là thời điểm chỉ vài tháng trước khi ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh.
Cổ phần này “trị giá khoảng 30.000 Bảng”, tương đương 42.000 USD, ông Cameron cho biết. Ông cũng nói rằng vợ chồng ông lãi khi bán cổ phần này, nhưng mức lãi không đủ lớn để họ phải đóng thuế tài sản gia tăng. Ông khẳng định đã đóng thuế thu nhập đối với cổ tức nhận được từ cổ phần này.
Vụ Panama Papers xảy ra vào thời điểm Thủ tướng Anh phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, bao gồm sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ cầm quyền về việc liệu Anh nên ở lại hay ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng như những hoài nghi xung quanh khả năng tồn tại của ngành công nghiệp sản xuất thép tại Anh.
Sau một tuần bị giới truyền thông Anh săm soi về mối liên hệ của gia đình Cameron với công ty được nhắc đến trong vụ Panama Papers, ông Cameron đang nỗ lực gác lại cuộc tranh cãi này. Nhưng đối với Công Đảng đối lập, sự thừa nhận của ông Cameron như vậy là chưa đủ.
Phó thủ lĩnh Công Đảng Tom Watson gọi sự thừa nhận của ông Cameron là một “sự thừa nhận bất thường từ Thủ tướng”. Theo ông Watson, sự thừa nhận như vậy không thể kết thúc vụ việc, và “những câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra... Tại sao phải mất tới 6 năm việc này mới được đưa ra ánh sáng?”
Theo ông Cameron, sự chỉ trích nhằm vào ông xuất phát từ “sự hiểu lầm căn bản” cho rằng quỹ Blairmore được lập ra nhằm mục đích trốn thuế. “Không phải vậy. Tôi nghĩ quỹ này đã bị nhìn nhận không công bằng, và người ta đã viết về cha tôi một cách không công bằng”, ông nói.
Đầu tuần này, tờ báo Anh The Guardian, một tờ báo thuộc ICIJ, nói Blairmore đã không hề đóng một đồng thuế lợi nhuận nào ở Anh trong suốt 3 thập kỷ.
Ông Cameron nói Blairmore được kiểm toán đầy đủ mỗi năm và báo cáo với thuế vụ Anh. “Quỹ này tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế của Anh”, ông nói.
Thủ tướng Anh cũng khẳng định vấn đề tài chính của ông là “rất minh bạch” và ông sẵn sàng đưa vấn đề này trở nên minh bạch hơn nữa. “Thực lòng mà nói, tôi chẳng có gì để giấu”, ông nói.
Về việc bán cổ phần, cổ phiếu vào năm 2010, ông Cameron giải thích “đó là do tôi sắp trở thành Thủ tướng. Tôi không muốn bất kỳ ai nói tôi còn bận việc khác”.
Ông Cameron cho hay, người cha quá cố để lại cho ông 300.000 Bảng, một phần số tiền này đến từ một quỹ ở Channel Island of Jersey. “Tôi không thể chỉ ra nguồn gốc của từng đồng tiền. Mà cha tôi thì không có mặt ở đây để trả lời”, ông Cameron nói.