Thủ tướng Australia nhận lương “khủng”
Thủ tướng Australia là một trong số các nhà lãnh đạo ăn lương cao nhất trong nhóm G-20
Dù đã là một trong số các nhà lãnh đạo ăn lương cao nhất trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), Thủ tướng Australia, bà Julia Gillard, lại vừa được tăng lương.
Báo Wall Street Journal cho biết, đây là lần tăng lương thứ hai của Thủ tướng Gillard trong vòng 3 tháng trở lại đây. Lần này, lương bà tăng thêm 14.430 Đôla Australia, tương đương 14.827 USD. Như vậy, lương bà lên mức 495.430 Đôla Australia, cao hơn 25% so với lương của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cao hơn gấp đôi lương của Thủ tướng Anh David Cameron, đồng thời cao hơn nhiều so với lương của các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Pháp và Canada.
Văn phòng của Thủ tướng Gillard chưa nói gì về việc liệu bà có chấp nhận lần tăng lương này hay không. Việc tăng lương cho Thủ tướng Australia là kết quả của một đợt điều chỉnh tiền lương cho tất cả các chính trị gia của "xứ chuột túi" và được thông qua vào ngày 4/7.
Việc Thủ tướng Gillard được tăng lương đối lập với việc một số nhà lãnh đạo khác trên thế giới bị cắt giảm lương trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Một trong những việc làm đầu tiên của tân Tổng thống Pháp Francois Hollande sau khi đắc cử là tự cắt giảm lương của bản thân 30% nhằm mục đích thể hiện đoàn kết với người dân giữa lúc Chính phủ thắt chặt chi tiêu công.
Sau vụ động đất và sóng thần vào năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã nhất trí giảm lương của ông 1/3 để góp phần vào nỗ lực tái thiết đất nước.
Tuy nhiên, các chính trị gia Australia đang được hưởng lợi từ nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 4.3% mỗi năm của nước này, mạnh nhất trong số các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Sau đợt tăng lương mới nhất này, các nghị sỹ trong Quốc hội Australia được nhận lương 190.550 Đôla Australia mỗi năm, tăng 106 Đôla Australia mỗi tuần. Trong đợt tăng lương này và đợt tăng hồi tháng 3, lương của các ông bà nghị Australia tăng tổng cộng gần 1.000 Đôla Australia mỗi tuần.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia (RBA), ông Glenn Stevens cũng được tăng lương mạnh, lên mức 1 triệu Đôla Australia mỗi năm, đưa ông vào nhóm những thống đốc ngân hàng trung ương ăn lương cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, những đợt tăng lương cho các quan chức Australia cũng vấp phải sự phản đối của người dân, khi mà Chính phủ nước này đang thực hiện cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm cân bằng ngân sách trước cuộc tổng bầu cử vào năm 2013.
“Việc các chính trị gia được tăng lương trong vòng chưa đầy một tuần sau khi Quốc hội rơi vào thế bế tắc trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn, và chỉ vài ngày sau khi thuế carbon được áp dụng sẽ chỉ dẫn tới sự phản đối của công chúng”, ông Nick Xenophon, một nghị sỹ độc lập, nhận định. Theo ông Xenophon, đợt tăng lương này nên bị hủy bỏ.
Hiện văn phòng của Thủ tướng Gillard chưa có bình luận gì về sự việc này.
Sinh ra ở xứ Wales của Anh vào năm 1961, bà Gillard cùng gia đình nhập cư vào Australia khi bà còn là một cô bé. Bà là một thành viên tích cực của đảng Lao động Australia và làm việc với tư cách một luật sư trước khi trở thành phát ngôn viên về giáo dục của Quốc hội nước này. Ở cương vị Thủ tướng, bà Gillard đã thành công trong việc giảm gánh nặng thuế má cho các gia đình trung lưu và gần đây đã thắng lợi trong việc áp thuế mới vào lợi nhuận của ngành khai mỏ và các công ty gây ô nhiễm.
Các đợt thăm dò ý kiến mới đây cho rằng, việc áp thuế mới nói trên sẽ không cải thiện được khả năng thắng cử của đảng Lao động trong cuộc bầu cử tới. Nhưng cho dù đảng Lao động có nguy cơ thất bại, thì mức lương mà bà Gillard nhận được vẫn đang cao gấp 9 lần so với lương của người dân Australia.
Lãnh đạo đảng đối lập của Australia, ông Tony Abbott, không mấy phản đối mức lương cao ngất ngưởng của Thủ tướng Gillard. Với lần tăng lương mới nhất, lương của ông Abbott lên mức 352.517 Đôla Australia.
Báo Wall Street Journal cho biết, đây là lần tăng lương thứ hai của Thủ tướng Gillard trong vòng 3 tháng trở lại đây. Lần này, lương bà tăng thêm 14.430 Đôla Australia, tương đương 14.827 USD. Như vậy, lương bà lên mức 495.430 Đôla Australia, cao hơn 25% so với lương của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cao hơn gấp đôi lương của Thủ tướng Anh David Cameron, đồng thời cao hơn nhiều so với lương của các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Pháp và Canada.
Văn phòng của Thủ tướng Gillard chưa nói gì về việc liệu bà có chấp nhận lần tăng lương này hay không. Việc tăng lương cho Thủ tướng Australia là kết quả của một đợt điều chỉnh tiền lương cho tất cả các chính trị gia của "xứ chuột túi" và được thông qua vào ngày 4/7.
Việc Thủ tướng Gillard được tăng lương đối lập với việc một số nhà lãnh đạo khác trên thế giới bị cắt giảm lương trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Một trong những việc làm đầu tiên của tân Tổng thống Pháp Francois Hollande sau khi đắc cử là tự cắt giảm lương của bản thân 30% nhằm mục đích thể hiện đoàn kết với người dân giữa lúc Chính phủ thắt chặt chi tiêu công.
Sau vụ động đất và sóng thần vào năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã nhất trí giảm lương của ông 1/3 để góp phần vào nỗ lực tái thiết đất nước.
Tuy nhiên, các chính trị gia Australia đang được hưởng lợi từ nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 4.3% mỗi năm của nước này, mạnh nhất trong số các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Sau đợt tăng lương mới nhất này, các nghị sỹ trong Quốc hội Australia được nhận lương 190.550 Đôla Australia mỗi năm, tăng 106 Đôla Australia mỗi tuần. Trong đợt tăng lương này và đợt tăng hồi tháng 3, lương của các ông bà nghị Australia tăng tổng cộng gần 1.000 Đôla Australia mỗi tuần.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia (RBA), ông Glenn Stevens cũng được tăng lương mạnh, lên mức 1 triệu Đôla Australia mỗi năm, đưa ông vào nhóm những thống đốc ngân hàng trung ương ăn lương cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, những đợt tăng lương cho các quan chức Australia cũng vấp phải sự phản đối của người dân, khi mà Chính phủ nước này đang thực hiện cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm cân bằng ngân sách trước cuộc tổng bầu cử vào năm 2013.
“Việc các chính trị gia được tăng lương trong vòng chưa đầy một tuần sau khi Quốc hội rơi vào thế bế tắc trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn, và chỉ vài ngày sau khi thuế carbon được áp dụng sẽ chỉ dẫn tới sự phản đối của công chúng”, ông Nick Xenophon, một nghị sỹ độc lập, nhận định. Theo ông Xenophon, đợt tăng lương này nên bị hủy bỏ.
Hiện văn phòng của Thủ tướng Gillard chưa có bình luận gì về sự việc này.
Sinh ra ở xứ Wales của Anh vào năm 1961, bà Gillard cùng gia đình nhập cư vào Australia khi bà còn là một cô bé. Bà là một thành viên tích cực của đảng Lao động Australia và làm việc với tư cách một luật sư trước khi trở thành phát ngôn viên về giáo dục của Quốc hội nước này. Ở cương vị Thủ tướng, bà Gillard đã thành công trong việc giảm gánh nặng thuế má cho các gia đình trung lưu và gần đây đã thắng lợi trong việc áp thuế mới vào lợi nhuận của ngành khai mỏ và các công ty gây ô nhiễm.
Các đợt thăm dò ý kiến mới đây cho rằng, việc áp thuế mới nói trên sẽ không cải thiện được khả năng thắng cử của đảng Lao động trong cuộc bầu cử tới. Nhưng cho dù đảng Lao động có nguy cơ thất bại, thì mức lương mà bà Gillard nhận được vẫn đang cao gấp 9 lần so với lương của người dân Australia.
Lãnh đạo đảng đối lập của Australia, ông Tony Abbott, không mấy phản đối mức lương cao ngất ngưởng của Thủ tướng Gillard. Với lần tăng lương mới nhất, lương của ông Abbott lên mức 352.517 Đôla Australia.