Thủ tướng bắt đầu thăm Trung Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 20-23/10
Sáng 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã đến thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam), bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 20-23/10 và tham dự Hội nghị Cấp cao Á- Âu lần thứ bảy (ASEM 7) tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 24-25/10.
Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị Thủ tướng, theo lời mời của Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo và Phu nhân.
Tham gia đoàn cùng Thủ tướng có Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu và lãnh đạo một số bộ, tỉnh, thành phố.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, cụ thể hóa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước với trọng tâm là đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, du lịch, thiết lập các cơ chế đối thoại, khuôn khổ hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng.
Quan hệ Việt-Trung đã có những bước phát triển rất quan trọng. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008.
Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, giữa hai nước có nhiều tiền triển tích cực. Về cơ bản, hai nước đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ.
Về hợp tác kinh tế, thương mại, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam từ năm 2004. Kim ngạch hai chiều đạt 16 tỷ USD năm 2007, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2010, và dự kiến đạt khoảng 21 tỷ USD trong năm 2008.
Tính đến hết tháng 7/2008, Trung Quốc có 606 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ 12 trong số 82 nước và vùng lãnh thổ. Các dự án đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong đó lớn nhất là nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận với số vốn giai đoạn đầu khoảng 900 triệu USD.
Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải và y tế. Hai nước cũng tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các dự án lớn, nhất là các dự án trong khuôn khổ thỏa thuận “Hai lành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”.
Tháng 11/2005, hai bên ký thỏa thuận về hợp tác giáo dục giai đoạn 2005-2009. Hiện nay, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc là 9.730 người, đứng thứ 4 trong số các nước có lưu học sinh tại Trung Quốc, tập trung các ngành ngôn ngữ, kinh tế, thương mại. Trung Quốc cũng giúp Việt Nam huấn luyện và đào tạo nhiều vận động viên tham gia các đấu trường thể thao lớn.
Trung Quốc hiện là thị trường nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam năm 2007 là hơn 600.000 người và trong 7 tháng đầu 2008 là khoảng 300.000 người.
(TTXVN)
Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị Thủ tướng, theo lời mời của Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo và Phu nhân.
Tham gia đoàn cùng Thủ tướng có Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu và lãnh đạo một số bộ, tỉnh, thành phố.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, cụ thể hóa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước với trọng tâm là đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, du lịch, thiết lập các cơ chế đối thoại, khuôn khổ hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng.
Quan hệ Việt-Trung đã có những bước phát triển rất quan trọng. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008.
Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, giữa hai nước có nhiều tiền triển tích cực. Về cơ bản, hai nước đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ.
Về hợp tác kinh tế, thương mại, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam từ năm 2004. Kim ngạch hai chiều đạt 16 tỷ USD năm 2007, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2010, và dự kiến đạt khoảng 21 tỷ USD trong năm 2008.
Tính đến hết tháng 7/2008, Trung Quốc có 606 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ 12 trong số 82 nước và vùng lãnh thổ. Các dự án đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong đó lớn nhất là nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận với số vốn giai đoạn đầu khoảng 900 triệu USD.
Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải và y tế. Hai nước cũng tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các dự án lớn, nhất là các dự án trong khuôn khổ thỏa thuận “Hai lành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”.
Tháng 11/2005, hai bên ký thỏa thuận về hợp tác giáo dục giai đoạn 2005-2009. Hiện nay, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc là 9.730 người, đứng thứ 4 trong số các nước có lưu học sinh tại Trung Quốc, tập trung các ngành ngôn ngữ, kinh tế, thương mại. Trung Quốc cũng giúp Việt Nam huấn luyện và đào tạo nhiều vận động viên tham gia các đấu trường thể thao lớn.
Trung Quốc hiện là thị trường nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam năm 2007 là hơn 600.000 người và trong 7 tháng đầu 2008 là khoảng 300.000 người.
(TTXVN)