Hà Tĩnh lập hội đồng đánh giá thiệt hại Formosa gây ra
Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả lĩnh vực bị ảnh hưởng
Ngày 1/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã ký quyết định thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Quyết định được đưa ra ngay sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân gây ra tình trạng thuỷ hải sản chết hàng loạt tại Hà Tĩnh và 3 tỉnh miền Trung hồi tháng 4 vừa qua.
Theo đó, hội đồng có 18 thành viên do ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm Chủ tịch. Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm Phó chủ tịch.
Thành viên hội đồng là đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phat triển nông thôn, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội, Tài chính cùng chủ tịch UBND các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch Đặng Quốc Khánh, hội đồng có nhiệm vụ xây dựng đề cương nhằm đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập các hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện.
Từ đó, đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả lĩnh vực bị ảnh hưởng, trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, hội đồng phải đề xuất giải pháp tổng thể khôi phục sau sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương.
Hội đồng có quyền yêu cầu, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành liên quan, hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Hội đồng còn được sử dụng con dấu của UBND tỉnh Hà Tĩnh khi thực hiện các nhiệm vụ. Thành viên hội đồng này có quyền điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.
Kinh phí hoạt động do Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh tính toán, tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, hội đồng sẽ tự giải thể.
Trước đó, vào chiều 30/6, Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân khiến thuỷ hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế hồi tháng 4.
Tại đây, bằng những chứng cứ thu thập được tại thực địa cùng những diễn biến có liên quan tại dự án thép Formosa Hà Tĩnh, các cơ quan chức năng đã kết luận Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) là “thủ phạm” gây ra sự cố môi trường nói trên, thông qua việc vận hành thử nhà máy.
Phía Formosa Hà Tĩnh cũng đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường cho Việt Nam 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD, nhằm khắc phục môi trường và cuộc sống của ngư dân 4 tỉnh nói trên.
Quyết định được đưa ra ngay sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân gây ra tình trạng thuỷ hải sản chết hàng loạt tại Hà Tĩnh và 3 tỉnh miền Trung hồi tháng 4 vừa qua.
Theo đó, hội đồng có 18 thành viên do ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm Chủ tịch. Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm Phó chủ tịch.
Thành viên hội đồng là đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phat triển nông thôn, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội, Tài chính cùng chủ tịch UBND các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch Đặng Quốc Khánh, hội đồng có nhiệm vụ xây dựng đề cương nhằm đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập các hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện.
Từ đó, đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả lĩnh vực bị ảnh hưởng, trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, hội đồng phải đề xuất giải pháp tổng thể khôi phục sau sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương.
Hội đồng có quyền yêu cầu, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành liên quan, hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Hội đồng còn được sử dụng con dấu của UBND tỉnh Hà Tĩnh khi thực hiện các nhiệm vụ. Thành viên hội đồng này có quyền điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.
Kinh phí hoạt động do Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh tính toán, tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, hội đồng sẽ tự giải thể.
Trước đó, vào chiều 30/6, Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân khiến thuỷ hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế hồi tháng 4.
Tại đây, bằng những chứng cứ thu thập được tại thực địa cùng những diễn biến có liên quan tại dự án thép Formosa Hà Tĩnh, các cơ quan chức năng đã kết luận Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) là “thủ phạm” gây ra sự cố môi trường nói trên, thông qua việc vận hành thử nhà máy.
Phía Formosa Hà Tĩnh cũng đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường cho Việt Nam 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD, nhằm khắc phục môi trường và cuộc sống của ngư dân 4 tỉnh nói trên.