Lãnh đạo châu Âu nổi giận với Hy Lạp
Tuần này, châu Âu có thể sẽ đưa ra những quyết định khó khăn về địa vị thành viên của Hy Lạp trong Eurozone
Cuộc đàm phán nhằm chấm dứt thế bế tắc giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế ngày 14/6 đã rơi vào thất bại. Các nhà lãnh đạo châu Âu nổi giận trước việc Athens nhích lại gần hơn nguy cơ phá sản cấp quốc gia, đe dọa tương lai của chính Hy Lạp trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Hãng tin Reuters cho biết, giới chức Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi khiến đàm phán thất bại lên Hy Lạp, nói rằng Athens đã không đưa ra được ý tưởng nào mới nhằm đảm bảo có đủ số tiền để trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khoản nợ 1,6 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD, trước cuối tháng này.
Về phần mình, Hy Lạp “chống chế” rằng họ vẫn sẵn sàng đàm phán nhưng các quan chức EU và IMF nói họ không được đàm phán nữa. Athens một mực khẳng định sẽ không bao giờ chấp thuận các yêu cầu mà chủ nợ đưa ra về cắt giảm thêm lương hưu và tiền lương công chức.
“Điều này rất đáng buồn và đáng thất vọng. Cuộc đàm phán là nỗ lực cuối cùng để giải quyết các bất đồng, nhưng khoảng cách là quá lớn, như một đại dương vậy”, một nguồn tin thân cận nói với Reuters.
Cả Hy Lạp và chủ nợ cùng thừa nhận rằng cuộc đàm phán ngày 14/6 đã kéo dài chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Hy Lạp nói đã đàm phán trong 45 phút, còn EU nói đàm phán chỉ kéo dài nửa giờ.
Sau khi tuyên bố về “nỗ lực cuối cùng” để đạt giải pháp cho vấn đề Hy Lạp, Ủy ban Châu Âu (EC) nói các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone sẽ bàn về chủ đề này khi có cuộc gặp vào ngày thứ Năm tới. Tại cuộc họp này, với khả năng đạt một thỏa thuận kỹ thuật là hầu như không có, các bộ trưởng có thể sẽ đưa ra những quyết định khó khăn về địa vị thành viên của Hy Lạp trong Eurozone.
Nếu Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng và hai gói cứu trợ trị giá 240 tỷ Euro dành cho Athens, thì nước này có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường và đây cũng sẽ là một đòn lịch sử giáng vào dự án tham vọng nhất của EU.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã gây sức ép đòi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đưa ra những nhượng bộ lớn về chính sách cắt giảm chi tiêu công nhằm đạt thỏa thuận với bộ ba chủ nợ gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Tuy vậy, ông Tsipras nói việc “thắt lưng buộc bụng” thêm đối với một nền kinh tế vốn dĩ đã suy giảm 1/4 trong mấy năm nay sẽ không đem lại kết quả mà sẽ chỉ khiến người dân Hy Lạp khốn khổ thêm giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, Hy Lạp sẽ phá sản trong hai tuần tới.
“Nguy cơ Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone đang ngày càng trở nên rõ ràng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức kiêm Phó thủ tướng nước này Sigmar Gabriel viết trong một bài bình luận đăng trên tờ Bild ngày 15/6. “Các nhà lý thuyết trò chơi của Hy Lạp đang đánh bạc với tương lai của đất nước họ và của châu Âu nữa”.
Hãng tin Reuters cho biết, giới chức Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi khiến đàm phán thất bại lên Hy Lạp, nói rằng Athens đã không đưa ra được ý tưởng nào mới nhằm đảm bảo có đủ số tiền để trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khoản nợ 1,6 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD, trước cuối tháng này.
Về phần mình, Hy Lạp “chống chế” rằng họ vẫn sẵn sàng đàm phán nhưng các quan chức EU và IMF nói họ không được đàm phán nữa. Athens một mực khẳng định sẽ không bao giờ chấp thuận các yêu cầu mà chủ nợ đưa ra về cắt giảm thêm lương hưu và tiền lương công chức.
“Điều này rất đáng buồn và đáng thất vọng. Cuộc đàm phán là nỗ lực cuối cùng để giải quyết các bất đồng, nhưng khoảng cách là quá lớn, như một đại dương vậy”, một nguồn tin thân cận nói với Reuters.
Cả Hy Lạp và chủ nợ cùng thừa nhận rằng cuộc đàm phán ngày 14/6 đã kéo dài chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Hy Lạp nói đã đàm phán trong 45 phút, còn EU nói đàm phán chỉ kéo dài nửa giờ.
Sau khi tuyên bố về “nỗ lực cuối cùng” để đạt giải pháp cho vấn đề Hy Lạp, Ủy ban Châu Âu (EC) nói các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone sẽ bàn về chủ đề này khi có cuộc gặp vào ngày thứ Năm tới. Tại cuộc họp này, với khả năng đạt một thỏa thuận kỹ thuật là hầu như không có, các bộ trưởng có thể sẽ đưa ra những quyết định khó khăn về địa vị thành viên của Hy Lạp trong Eurozone.
Nếu Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng và hai gói cứu trợ trị giá 240 tỷ Euro dành cho Athens, thì nước này có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường và đây cũng sẽ là một đòn lịch sử giáng vào dự án tham vọng nhất của EU.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã gây sức ép đòi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đưa ra những nhượng bộ lớn về chính sách cắt giảm chi tiêu công nhằm đạt thỏa thuận với bộ ba chủ nợ gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Tuy vậy, ông Tsipras nói việc “thắt lưng buộc bụng” thêm đối với một nền kinh tế vốn dĩ đã suy giảm 1/4 trong mấy năm nay sẽ không đem lại kết quả mà sẽ chỉ khiến người dân Hy Lạp khốn khổ thêm giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, Hy Lạp sẽ phá sản trong hai tuần tới.
“Nguy cơ Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone đang ngày càng trở nên rõ ràng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức kiêm Phó thủ tướng nước này Sigmar Gabriel viết trong một bài bình luận đăng trên tờ Bild ngày 15/6. “Các nhà lý thuyết trò chơi của Hy Lạp đang đánh bạc với tương lai của đất nước họ và của châu Âu nữa”.