Thủ tướng: Không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách
Thủ tướng làm rõ thêm một số vấn đề trước khi trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội
"Chủ trương nhất quán của Chính phủ là không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách. Toàn bộ số vay bù đắp bội chi ngân sách được dành cho đầu tư phát triển”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh điều này tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 19/11.
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng cũng đã giải trình thêm về một số nội dung nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn và cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện.
Tiếp tục kích thích kinh tế
Về các giải pháp nhằm phục hồi tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chủ trương là cần phải tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, kích thích thiết thực để vừa hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa để cho các doanh nghiệp thích ứng dần với lãi suất thị trường và không để lạm phát cao trở lại.
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện các chính sách đã áp dụng trong năm 2009, Chính phủ sẽ xem xét toàn diện để chính thức ban hành trong tháng 12 năm 2009 các chính sách hỗ trợ cụ thể áp dụng trong năm 2010. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng báo cáo.
Thủ tướng nhấn mạnh, chủ trương nhất quán của Chính phủ là không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách. Toàn bộ số vay bù đắp bội chi ngân sách được dành cho đầu tư phát triển. Việc điều hành chính sách tiền tệ phải theo nguyên tắc thị trường và chủ yếu thông qua các công cụ thị trường mở. Chủ động giữ ổn định và từng bước hạ mặt bằng lãi suất cho phù hợp với yêu cầu khôi phục tăng trưởng, nhất là sau khi Nhà nước giảm dần và kết thúc các giải pháp hỗ trợ kích thích kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng quát của kế hoạch năm 2010.
Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá linh hoạt hơn theo quan hệ cung cầu và lợi ích tổng hợp của nền kinh tế, ứng phó có hiệu quả với biến động của các luồng vốn, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, giữ an toàn cán cân thanh toán tổng thể và mức dự trữ ngoại hối cần thiết. Kiểm tra chất lượng tín dụng, bảo đảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Tăng cường công tác thông tin về các chính sách của Nhà nước và về tình hình thị trường tài chính tiền tệ; chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động đầu cơ, tung tin thất thiệt làm rối loạn thị trường.
Giảm dần hệ số ICOR
Về băn khoăn của một số vị đại biểu Quốc hội liên quan đến tiến độ giải ngân, về chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư, về việc không thực hiện hết kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2009 trong khi chúng ta lại vẫn tiếp tục tăng đầu tư trong kế hoạch năm 2010, Thủ tướng cho biết đây cũng là một trọng tâm mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.
Để đạt được mức huy động đầu tư cao nhất, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, giải quyết kịp thời và có hiệu quả các khó khăn vướng mắc trong các khâu thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng; cải cách mạnh thủ tục xây dựng cơ bản, quy chế đấu thầu và cách bố trí vốn nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và tăng tốc độ quay vòng vốn của nền kinh tế.
Riêng về nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo ngay với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ cho kế hoạch năm 2010 và chỉ phát hành trái phiếu vay vốn khi đã có nhu cầu giải ngân, Thủ tướng báo cáo.
Một số đại biểu đề cập về một thực tế đáng quan tâm là hệ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) khá cao và đang có xu hướng tăng lên. Theo Thủ tướng, hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta còn lạc hậu xa so với nhiều nước và đang là một điểm nghẽn của sự phát triển; đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội là cần thiết, cấp bách nhưng yêu cầu vốn rất lớn, lại chưa tạo ra ngay được nhiều sản phẩm và nhất là đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, hải đảo nhưng nếu không đầu tư thì các vùng này không thể phát triển, cuộc sống của đồng bào ở đây (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo) sẽ không được cải thiện và việc bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các địa bàn này cũng sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, hệ số ICOR cao có phần là do đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiệu quả còn thấp, thất thoát, lãng phí còn lớn và còn do thủ tục đầu tư phức tạp, phiền hà gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc của các nhà đầu tư.
Nhận thức được những yếu kém này, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý đầu tư công, bao gồm cả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế; đồng thời, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư (chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao trong tổng đầu tư toàn xã hội) vào kinh doanh cơ sở hạ tầng và nhất là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vì đây là những khu vực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn. Thực hiện tích cực, đồng bộ và có kết quả các giải pháp trên đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và giảm dần hệ số ICOR của nước ta.
Tái cấu trúc kinh tế từ năm 2010
Trong thảo luận, một số đại biểu Quốc hội đặt yêu cầu phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế ngay trong năm 2010. Theo Thủ tướng, đây là một vấn đề lớn, phải được thực hiện liên tục, lâu dài, trên cơ sở của sự phát triển khoa học - công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.
Mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và từng sản phẩm. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng đây phải là một quá trình vận động chuyển đổi liên tục, tích cực từ thấp đến cao. Mặt khác, do điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo và nhất là lao động có chất lượng cao chưa nhiều, thị trường công nghệ chưa phát triển, nên chưa thể ngay lập tức từ bỏ việc phát triển theo “chiều rộng” để chuyển hẳn sang phát triển theo “chiều sâu”, mà phải kết hợp hài hoà và có bước chuyển dịch khẩn trương, thích hợp.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ chủ trương tiếp tục tăng đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển thị trường trong nước. Ngân sách năm 2010 bố trí tăng thêm cho công tác xúc tiến thương mại và triển khai cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phấn đấu để ngày càng có nhiều hàng hoá Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Nhà nước sử dụng pháp luật và các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng để hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, Thủ tướng nói.
Cũng theo Thủ tướng, những nội dung chủ yếu của tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ được đề cập đầy đủ trong Đề án và quá trình thảo luận thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Ngay trong kế hoạch năm 2010, cũng đã thể hiện một số bước cụ thể nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc tiếp tục huy động vốn đầu tư toàn xã hội tương đương khoảng 41% GDP, đồng thời bảo đảm giải ngân nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, trong đó vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ trong kế hoạch năm 2010 chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, để tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ tạo thêm một bước quan trọng trong việc giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Sau khi trình bày báo cáo, Thủ tướng sẽ trả lời trực tiếp các chất vấn của các đại biểu Quốc hội đến 10h45 sáng nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh điều này tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 19/11.
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng cũng đã giải trình thêm về một số nội dung nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn và cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện.
Tiếp tục kích thích kinh tế
Về các giải pháp nhằm phục hồi tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chủ trương là cần phải tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, kích thích thiết thực để vừa hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa để cho các doanh nghiệp thích ứng dần với lãi suất thị trường và không để lạm phát cao trở lại.
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện các chính sách đã áp dụng trong năm 2009, Chính phủ sẽ xem xét toàn diện để chính thức ban hành trong tháng 12 năm 2009 các chính sách hỗ trợ cụ thể áp dụng trong năm 2010. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng báo cáo.
Thủ tướng nhấn mạnh, chủ trương nhất quán của Chính phủ là không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách. Toàn bộ số vay bù đắp bội chi ngân sách được dành cho đầu tư phát triển. Việc điều hành chính sách tiền tệ phải theo nguyên tắc thị trường và chủ yếu thông qua các công cụ thị trường mở. Chủ động giữ ổn định và từng bước hạ mặt bằng lãi suất cho phù hợp với yêu cầu khôi phục tăng trưởng, nhất là sau khi Nhà nước giảm dần và kết thúc các giải pháp hỗ trợ kích thích kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng quát của kế hoạch năm 2010.
Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá linh hoạt hơn theo quan hệ cung cầu và lợi ích tổng hợp của nền kinh tế, ứng phó có hiệu quả với biến động của các luồng vốn, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, giữ an toàn cán cân thanh toán tổng thể và mức dự trữ ngoại hối cần thiết. Kiểm tra chất lượng tín dụng, bảo đảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Tăng cường công tác thông tin về các chính sách của Nhà nước và về tình hình thị trường tài chính tiền tệ; chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động đầu cơ, tung tin thất thiệt làm rối loạn thị trường.
Giảm dần hệ số ICOR
Về băn khoăn của một số vị đại biểu Quốc hội liên quan đến tiến độ giải ngân, về chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư, về việc không thực hiện hết kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2009 trong khi chúng ta lại vẫn tiếp tục tăng đầu tư trong kế hoạch năm 2010, Thủ tướng cho biết đây cũng là một trọng tâm mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.
Để đạt được mức huy động đầu tư cao nhất, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, giải quyết kịp thời và có hiệu quả các khó khăn vướng mắc trong các khâu thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng; cải cách mạnh thủ tục xây dựng cơ bản, quy chế đấu thầu và cách bố trí vốn nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và tăng tốc độ quay vòng vốn của nền kinh tế.
Riêng về nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo ngay với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ cho kế hoạch năm 2010 và chỉ phát hành trái phiếu vay vốn khi đã có nhu cầu giải ngân, Thủ tướng báo cáo.
Một số đại biểu đề cập về một thực tế đáng quan tâm là hệ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) khá cao và đang có xu hướng tăng lên. Theo Thủ tướng, hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta còn lạc hậu xa so với nhiều nước và đang là một điểm nghẽn của sự phát triển; đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội là cần thiết, cấp bách nhưng yêu cầu vốn rất lớn, lại chưa tạo ra ngay được nhiều sản phẩm và nhất là đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, hải đảo nhưng nếu không đầu tư thì các vùng này không thể phát triển, cuộc sống của đồng bào ở đây (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo) sẽ không được cải thiện và việc bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các địa bàn này cũng sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, hệ số ICOR cao có phần là do đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiệu quả còn thấp, thất thoát, lãng phí còn lớn và còn do thủ tục đầu tư phức tạp, phiền hà gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc của các nhà đầu tư.
Nhận thức được những yếu kém này, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý đầu tư công, bao gồm cả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế; đồng thời, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư (chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao trong tổng đầu tư toàn xã hội) vào kinh doanh cơ sở hạ tầng và nhất là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vì đây là những khu vực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn. Thực hiện tích cực, đồng bộ và có kết quả các giải pháp trên đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và giảm dần hệ số ICOR của nước ta.
Tái cấu trúc kinh tế từ năm 2010
Trong thảo luận, một số đại biểu Quốc hội đặt yêu cầu phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế ngay trong năm 2010. Theo Thủ tướng, đây là một vấn đề lớn, phải được thực hiện liên tục, lâu dài, trên cơ sở của sự phát triển khoa học - công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.
Mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và từng sản phẩm. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng đây phải là một quá trình vận động chuyển đổi liên tục, tích cực từ thấp đến cao. Mặt khác, do điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo và nhất là lao động có chất lượng cao chưa nhiều, thị trường công nghệ chưa phát triển, nên chưa thể ngay lập tức từ bỏ việc phát triển theo “chiều rộng” để chuyển hẳn sang phát triển theo “chiều sâu”, mà phải kết hợp hài hoà và có bước chuyển dịch khẩn trương, thích hợp.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ chủ trương tiếp tục tăng đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển thị trường trong nước. Ngân sách năm 2010 bố trí tăng thêm cho công tác xúc tiến thương mại và triển khai cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phấn đấu để ngày càng có nhiều hàng hoá Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Nhà nước sử dụng pháp luật và các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng để hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, Thủ tướng nói.
Cũng theo Thủ tướng, những nội dung chủ yếu của tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ được đề cập đầy đủ trong Đề án và quá trình thảo luận thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Ngay trong kế hoạch năm 2010, cũng đã thể hiện một số bước cụ thể nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc tiếp tục huy động vốn đầu tư toàn xã hội tương đương khoảng 41% GDP, đồng thời bảo đảm giải ngân nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, trong đó vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ trong kế hoạch năm 2010 chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, để tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ tạo thêm một bước quan trọng trong việc giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Sau khi trình bày báo cáo, Thủ tướng sẽ trả lời trực tiếp các chất vấn của các đại biểu Quốc hội đến 10h45 sáng nay.