Thủ tướng Nhật tuyên bố sắp thoát giảm phát
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố nước này “không còn ở trong giai đoạn giảm phát”
Trong thông điệp năm mới 2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố nước này “không còn ở trong giai đoạn giảm phát”. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, phát biểu này của ông Abe mâu thuẫn mới những thống kê gần đây cho thấy lạm phát của Nhật vẫn ở ngưỡng gần 0%.
Tờ báo trên đánh giá, tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ Nhật cho thấy sự “sốt sắng” của ông trong việc công bố thành quả kinh tế với công chúng. Chương trình chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics mà ông Abe theo đuổi đã bước sang năm thứ tư liên tục, và cuộc bầu cử Thượng viện Nhật sẽ diễn ra vào mùa hè năm nay.
Tuy nhiên, với tuyên bố Nhật đang trên đà thoát khỏi giảm phát, ông Abe tự đặt mình vào “thế khó” trong trường hợp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chuyển xấu và đòi hỏi phải có thêm một gói kích thích kinh tế bổ sung.
Ông Abe thừa nhận “chúng tôi chưa hoàn toàn thoát khỏi giảm phát”, nhưng tiền lương và đầu tư tăng đồng nghĩa với việc thoát khỏi giảm phát đang tới gần.
“Tôi cho rằng chỉ còn một bước nữa là chúng tôi có thể tuyên bố hoàn toàn thoát khỏi giảm phát”, vị Thủ tướng nói. “Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda đã nói sẽ làm bất kỳ điều gì để đạt mục tiêu này”.
Theo số liệu mới nhất, giá cả ở Nhật trong tháng 11 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính biến động giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát lõi tháng 11 của Nhật là 0,9%.
BOJ cho rằng sự tăng lên của lạm phát lõi phản ánh xu hướng tiến tới lạm phát, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại rằng đó chỉ là hiệu ứng nhất thời của đồng Yên xuống giá, và xu hướng này sẽ đảo chiều trước khi đạt mục tiêu lạm phát 2% mà BOJ đề ra. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm sâu cũng khiến việc Nhật Bản thoát giảm phát khó khăn hơn.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt năm tới của Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản, ông Kuroda nói năm 2016 “chắc chắn là thời điểm hành động hay là chết” đối với nền kinh tế Nhật, đồng thời hứa sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ nếu cần thiết.
“Chúng tôi sẽ làm bất kỳ việc gì cần thiết, và sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2%”, ông Kuroda nói.
Tuy nhiên, vào mùa thu năm 2015, BOJ đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi không nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, bất chấp giới doanh nghiệp Nhật giảm kỳ vọng về lạm phát trong tương lai.
Tờ báo trên đánh giá, tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ Nhật cho thấy sự “sốt sắng” của ông trong việc công bố thành quả kinh tế với công chúng. Chương trình chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics mà ông Abe theo đuổi đã bước sang năm thứ tư liên tục, và cuộc bầu cử Thượng viện Nhật sẽ diễn ra vào mùa hè năm nay.
Tuy nhiên, với tuyên bố Nhật đang trên đà thoát khỏi giảm phát, ông Abe tự đặt mình vào “thế khó” trong trường hợp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chuyển xấu và đòi hỏi phải có thêm một gói kích thích kinh tế bổ sung.
Ông Abe thừa nhận “chúng tôi chưa hoàn toàn thoát khỏi giảm phát”, nhưng tiền lương và đầu tư tăng đồng nghĩa với việc thoát khỏi giảm phát đang tới gần.
“Tôi cho rằng chỉ còn một bước nữa là chúng tôi có thể tuyên bố hoàn toàn thoát khỏi giảm phát”, vị Thủ tướng nói. “Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda đã nói sẽ làm bất kỳ điều gì để đạt mục tiêu này”.
Theo số liệu mới nhất, giá cả ở Nhật trong tháng 11 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính biến động giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát lõi tháng 11 của Nhật là 0,9%.
BOJ cho rằng sự tăng lên của lạm phát lõi phản ánh xu hướng tiến tới lạm phát, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại rằng đó chỉ là hiệu ứng nhất thời của đồng Yên xuống giá, và xu hướng này sẽ đảo chiều trước khi đạt mục tiêu lạm phát 2% mà BOJ đề ra. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm sâu cũng khiến việc Nhật Bản thoát giảm phát khó khăn hơn.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt năm tới của Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản, ông Kuroda nói năm 2016 “chắc chắn là thời điểm hành động hay là chết” đối với nền kinh tế Nhật, đồng thời hứa sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ nếu cần thiết.
“Chúng tôi sẽ làm bất kỳ việc gì cần thiết, và sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2%”, ông Kuroda nói.
Tuy nhiên, vào mùa thu năm 2015, BOJ đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi không nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, bất chấp giới doanh nghiệp Nhật giảm kỳ vọng về lạm phát trong tương lai.