Thủ tướng sẽ duyệt cụ thể “room” sở hữu ngân hàng
Thông tin từ Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hướng nới “room” sở hữu cổ phần ngân hàng yếu kém
Đăng đàn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2013 sáng 3/6, Phó thống đốc Lê Minh Hưng đã nói về VAMC, Thông tư 02 và hướng nới tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng nội yếu kém của nhà đầu tư ngoại.
Ông Hưng cho biết việc xử lý nợ xấu và thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm xử lý nợ xấu bao gồm trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập rủi ro này.
Việc Chính phủ ban hành nghị định lập VAMC là một trong các nỗ lực để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản đảm bảo, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm đưa công ty đi vào hoạt động.
Liên quan tới việc hoãn thực hiện Thông tư 02, ông Hưng nói thông tư này là một bước tiến lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch của các ngân hàng, đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu, từ đó phục vụ quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và đánh giá tác động tiềm năng của Thông tư 02, ngày 27/5/2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 12 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02, theo đó thời hạn hiệu lực của Thông tư 02 được sửa đổi từ ngày 1/6/2013 sang ngày 1/6/2014.
Phó thống đốc nhấn mạnh, việc thay đổi thời gian thực hiện Thông tư 02 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thêm thời gian để chủ động xây dựng lộ trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện áp dụng đầy đủ.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ ban hành chỉ thị của Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các tại Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2013 về việc phân loại đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư 02 và triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.
Liên quan đến đề xuất tăng tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, theo ông Hưng, hiện nay Nghị định 69 quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan đối với các ngân hàng Việt Nam ở mức 30% là “phù hợp với cam kết mở rộng thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO”.
Tuy nhiên, căn cứ trên cơ sở chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng cổ phần yếu kém tại Quyết định 254, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng trình Chính phủ ký ban hành nghị định thay thế Nghị định 69 và bổ sung quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể”.
Phó thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết về định hướng các giải pháp điều hành trong những tháng còn lại của năm 2013.
Cụ thể, về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, điều hành mức lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP.
Về điều hành tỷ giá, quản lý thị trường ngoại tệ, sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục triển khai lộ trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu và tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng; đồng thời sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Ông Hưng cho biết việc xử lý nợ xấu và thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm xử lý nợ xấu bao gồm trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập rủi ro này.
Việc Chính phủ ban hành nghị định lập VAMC là một trong các nỗ lực để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản đảm bảo, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm đưa công ty đi vào hoạt động.
Liên quan tới việc hoãn thực hiện Thông tư 02, ông Hưng nói thông tư này là một bước tiến lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch của các ngân hàng, đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu, từ đó phục vụ quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và đánh giá tác động tiềm năng của Thông tư 02, ngày 27/5/2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 12 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02, theo đó thời hạn hiệu lực của Thông tư 02 được sửa đổi từ ngày 1/6/2013 sang ngày 1/6/2014.
Phó thống đốc nhấn mạnh, việc thay đổi thời gian thực hiện Thông tư 02 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thêm thời gian để chủ động xây dựng lộ trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện áp dụng đầy đủ.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ ban hành chỉ thị của Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các tại Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2013 về việc phân loại đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư 02 và triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.
Liên quan đến đề xuất tăng tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, theo ông Hưng, hiện nay Nghị định 69 quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan đối với các ngân hàng Việt Nam ở mức 30% là “phù hợp với cam kết mở rộng thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO”.
Tuy nhiên, căn cứ trên cơ sở chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng cổ phần yếu kém tại Quyết định 254, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng trình Chính phủ ký ban hành nghị định thay thế Nghị định 69 và bổ sung quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể”.
Phó thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết về định hướng các giải pháp điều hành trong những tháng còn lại của năm 2013.
Cụ thể, về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, điều hành mức lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP.
Về điều hành tỷ giá, quản lý thị trường ngoại tệ, sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục triển khai lộ trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu và tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng; đồng thời sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.