Thủ tướng: “Sẽ loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy”
Thủ tướng khẳng định sẽ xử lý quyết liệt tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy
Sau khi bốn bộ trưởng đã rời "ghế nóng" tại nghị trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dành thời gian từ 8h30 sáng 17/11 để thực hiện trả lời chất vấn.
Đây cũng là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trên cương vị người đứng đầu Chính phủ.
Theo chương trình, thời gian dành cho ông là từ 8h30 đến 11 giờ (trong đó có 20 phút giải lao).
Còn vấn đề ông sẽ trả lời là những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn trong ngày 2 ngày trước đó.
Một số vị đại biểu, trong khi chất vấn các bộ trưởng cũng đã gửi trước đến Thủ tướng một số vấn đề.
Chiều 16/11, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nêu tình trạng hàng loạt vụ cán bộ công chức, viên chức đánh người hành hung nhà báo trong thời gian gần đây khiến dư luận đặt câu hỏi liệu một số cán bộ công chức bây giờ có còn là công bộc của dân nữa không.
Ông Cương muốn Bộ trưởng cho biết ý kiến, liệu có thể xây dựng được một Nhà nước liêm chính với một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức như thế và giải pháp nào cho việc nâng cao ý thức đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức.
"Tôi biết nhiều vụ việc Thủ tướng đã quan tâm và có ý kiến chỉ đạo xử lý, tôi đề nghị Thủ tướng chia sẻ về vấn đề này", đại biểu Cương nói.
8h30 phút, Thủ tướng dành 15 phút để báo cáo trước khi trả lời chất vấn trực tiếp.
Sẽ loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy
Thủ tướng báo cáo xong có 27 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng.
Người đầu tiên nêu chất vấn là Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu tình hình kỷ luật kỷ cương không nghiêm, nhiều cán bộ thoái hoá, biến chất và hỏi Thủ tướng có quyết tâm chấn chỉnh thực trạng nêu trên hay không?
Thủ tướng trả lời sẽ xử lý quyết liệt tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy. Bác Hồ nói cán bộ lấy đức làm gốc nên xử lý cá nhân vi phạm là hình thức pháp trị cần thiết hiện nay. Quyền lực phải được kiểm soát, Thủ tướng khẳng định.
Hồi âm đại biểu, Thủ tướng nói nợ xấu là bài toán đặt ra trong nền kinh tế, sắp tới phải có khung thể chế tốt hơn cho VAMC, kiểm soát chặt chẽ không phát sinh nợ xấu mới và có biện pháp đồng bộ hơn để nợ xấu được minh bạch và được giải quyết tốt, phải có tiền tươi thóc thật trong xử lý nợ xấu để cục máu đông này nhỏ đi, đây là vấn đề rất lo lắng của Chính phủ, Quốc hội, ông nói.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) muốn Thủ tướng cho biết biện pháp nâng cao việc hoàn thiện thể chế, Thủ tướng khẳng định đây là công việc quan trọng, thời gian qua Chính phủ đã rất tập trung cho công tác này và thời gian tới sẽ dành thời gian nhiều hơn.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) về quan điểm xử lý các dự án thua lỗ, Thủ tướng cho biết tinh thần là không dùng tiền thuế của dân để bù lỗ, Thủ tướng khẳng định. Thời gian tới là cắt lỗ, bán khoán cho thuê thậm chí phá sản để các dự án này không còn là gánh nặng của nền kinh tế. Chính phủ sẽ xem xét từng dự án và báo cáo kết quả với Quốc hội.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) muốn Thủ tướng cho biết sau 7 tháng hoạt động và hai ngày qua, Thủ tướng có nhận xét đánh giá gì về phẩm chất, năng lực hiệu quả của các thành viên Chính phủ, họ có phải cộng sự tốt để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính kiến tạo hay không?
Theo Thủ tướng, Chính phủ mới được phê chuẩn 7 tháng, đó là tập thể đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng. 5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng đều hướng về phục vụ đất nước, Thủ tướng nói.
Ông nhận xét, trong 27 thành viên có nhiều đồng chí xuất sắc. Tinh thần đoàn kết thống nhất rất quan trọng, muốn xây dựng Chính phủ liêm chính kiến tạo thì các thành viên Chính phủ cũng phải liêm chính, kiến tạo.
"Với sự lãnh đạo của Thủ tướng, tôi tin các thành viên Chính phủ sẽ hoàn thành nhiệm vụ được nhân dân giao phó", Thủ tướng kết lại phần trả lời chất vấn của đại biểu Vân.
Độc lập, tự chủ trong mọi mối quan hệ
Liên quan đến chất vấn về quan hệ Việt - Mỹ khi Mỹ có tổng thống mới, Thủ tướng khẳng định vẫn tiếp tục chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ cũng như độc lập, tự chủ trong mọi mối quan hệ. Thủ tướng tin tưởng Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển quan hệ tốt đẹp vì lợi ích chung của 2 nước.
Trả lời chất vấn về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi Mỹ có Tổng thống mới, Thủ tướng khẳng định Việt Nam là 1 trong 12 nước tham gia. Mỹ đã tuyên bố dừng trình Quốc hội phê chuẩn TPP nên Việt Nam cũng đang cân nhắc việc này.
Dù có tham gia TPP hay không thì Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục trên đường hội nhập quốc tế, với 12 hiệp định thương mại tự do khác đã ký.
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân rằng làm thế nào GDP tăng được 6,5% - 7% trong 5 năm tới mà vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô và an toàn nợ công, Thủ tướng nói nền kinh tế Việt Nam có quy mô GDP chưa đến 200 tỷ USD, quy mô như vậy còn khá nhỏ, nợ công tỷ trọng lại cao.
Ông nói, chỉ tiêu phát triển GDP 6,7% trong giai đoạn tới là khó nhưng Chính phủ sẽ quyết tâm, đề ra nhiều biện pháp từ đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, chi tiêu công. Tạo môi trường tốt hơn nữa đề người dân hăng hái lao động tạo thêm nguồn lực.
Về sự tự chủ độc lập của nền kinh tế được đại biểu Ngân chất vấn, Thủ tướng cho biết hội nhập sâu rộng nhưng phải luôn độc lập tự chủ. Trước hết là không phụ thuộc vào một thị trường, vào một đối tác... phải có nhiều biện pháp mới thực hiện được, trong đó có tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng thể chế, phát huy các thế mạnh của Việt Nam, mở rộng thị trường.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định sự tự chủ về kinh tế sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tự chủ, độc lập về chủ quyền.
Trước khi Quốc hội giải lao, đến loạt đại biểu thứ hai đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng.
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đề nghị Thủ tướng trình bày giải pháp để thực hiện chủ trương đóng cửa rừng nhưng vẫn đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu vấn đề nhạy cảm về công tác bổ nhiệm cán bộ vừa qua như bổ nhiệm người thân, họ hàng, bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn… nhưng tất cả vẫn đều "đúng quy trình". Kết luận về những hạn chế trong công tác này đã được nêu ra. Thủ tướng cũng nêu thông điệp khi nhậm chức là làm sao để con cháu người nghèo, người dân tộc thiểu số cũng có cơ hội tiến thân. Ông Trí đặt câu hỏi làm sao để chọn, bổ nhiệm cho được người tài, người giỏi, dù họ có là con cháu ai, ở góc rừng, góc bể nào?
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) nói về 5 dự án nghìn tỷ thua lỗ lớn. Ông Minh cho rằng việc làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những dự án gây thiệt hại lớn này đang rất chậm và việc xử lý chậm sẽ càng ngày càng gây thua lỗ lớn.
Thủ tướng cần chỉ đạo quyết liệt việc này để lấy lại niềm tin của người dân. Kết quả cải cách hành chính công, người dân chưa hài lòng về đạo đức công vụ của cán bộ công chức viên chức. Chính phủ đang quyết tâm xây dựng theo hướng liêm chính, kiến tạo, phục vụ thì giải pháp gì trước hết cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công?, ông Minh chất vấn.
Sau giải lao, Thủ tướng tiếp tục trả lời nốt chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân, ông nói việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết. Bên cạnh FDI có chính sách phát triển kinh tế trong nước, không thể để thua ngay trên sân nhà.
Về giải pháp cho nông nghiệp Việt, Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp để tích tụ ruộng đất, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và không thể thiếu doanh nghiệp, hợp tác xã...
Trả lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương về môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng nói Việt Nam đã có những tiến bôj. Ngay đầu năm tới sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về cải thiện môi trường đầu tư môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông nhắc đến những yếu tố cần cải thiện như vốn, đất đai, giảm số giờ nộp thuế...
Về chất vấn của đại biểu Xuân về đóng cửa rừng tự nhiên, Thủ tướng khẳng định đây là việc làm cần thiết, được nhân dân ủng hộ. Để thực hiện được thì cần xử lý nghiêm bất cứ lực lượng nào vi phạm, hạn chế di dân tự do, hạn chế phá rừng tự nhiên.
Với vấn đề dân tộc, Thủ tướng nói tỷ lệ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số gấp ba lần mức trung bình cả nước nên cần có chính sách xử lý vấn đề này. Gốc là nâng cao dân trí, năm nay ngân sách khó khăn về dành trái phiếu để xây dựng nhiều trường học khu vực này.
Hồi âm đại biểu Trí về công tác cán bộ, Thủ tướng nói quy trình đã có được triển khai cơ bản có cái tốt, tới đây sẽ bổ sung để có quy trình minh bạch hơn. Theo ông thì cần đột phá ở cạnh tranh, qua thi cử, bầu có số dư, quy hoạch bồi dưỡng, đánh giá công khai minh bạch, nếu làm tốt thì công tác cán bộ sẽ tốt hơn.
Chất vấn của đại biểu Minh về trách nhiệm của các dự án thua lỗ, Thủ tướng bày tỏ đồng ý là không nên kéo dài dự án thua lỗ, nếu cần phá sản chứ không nên đắp chiếu, việc này sẽ làm trong thời gian tới, ông cho biết.
Xây thể chế để không dám tham nhũng
8h30 phút, Thủ tướng dành 15 phút để báo cáo trước khi trả lời chất vấn trực tiếp.
Sẽ loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy
Thủ tướng báo cáo xong có 27 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng.
Người đầu tiên nêu chất vấn là Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu tình hình kỷ luật kỷ cương không nghiêm, nhiều cán bộ thoái hoá, biến chất và hỏi Thủ tướng có quyết tâm chấn chỉnh thực trạng nêu trên hay không?
Thủ tướng trả lời sẽ xử lý quyết liệt tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp, loại bỏ cán bộ hư hỏng ra khỏi bộ máy. Bác Hồ nói cán bộ lấy đức làm gốc nên xử lý cá nhân vi phạm là hình thức pháp trị cần thiết hiện nay. Quyền lực phải được kiểm soát, Thủ tướng khẳng định.
Hồi âm đại biểu, Thủ tướng nói nợ xấu là bài toán đặt ra trong nền kinh tế, sắp tới phải có khung thể chế tốt hơn cho VAMC, kiểm soát chặt chẽ không phát sinh nợ xấu mới và có biện pháp đồng bộ hơn để nợ xấu được minh bạch và được giải quyết tốt, phải có tiền tươi thóc thật trong xử lý nợ xấu để cục máu đông này nhỏ đi, đây là vấn đề rất lo lắng của Chính phủ, Quốc hội, ông nói.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) muốn Thủ tướng cho biết biện pháp nâng cao việc hoàn thiện thể chế, Thủ tướng khẳng định đây là công việc quan trọng, thời gian qua Chính phủ đã rất tập trung cho công tác này và thời gian tới sẽ dành thời gian nhiều hơn.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) về quan điểm xử lý các dự án thua lỗ, Thủ tướng cho biết tinh thần là không dùng tiền thuế của dân để bù lỗ, Thủ tướng khẳng định. Thời gian tới là cắt lỗ, bán khoán cho thuê thậm chí phá sản để các dự án này không còn là gánh nặng của nền kinh tế. Chính phủ sẽ xem xét từng dự án và báo cáo kết quả với Quốc hội.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) muốn Thủ tướng cho biết sau 7 tháng hoạt động và hai ngày qua, Thủ tướng có nhận xét đánh giá gì về phẩm chất, năng lực hiệu quả của các thành viên Chính phủ, họ có phải cộng sự tốt để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính kiến tạo hay không?
Theo Thủ tướng, Chính phủ mới được phê chuẩn 7 tháng, đó là tập thể đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng. 5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng đều hướng về phục vụ đất nước, Thủ tướng nói.
Ông nhận xét, trong 27 thành viên có nhiều đồng chí xuất sắc. Tinh thần đoàn kết thống nhất rất quan trọng, muốn xây dựng Chính phủ liêm chính kiến tạo thì các thành viên Chính phủ cũng phải liêm chính, kiến tạo.
"Với sự lãnh đạo của Thủ tướng, tôi tin các thành viên Chính phủ sẽ hoàn thành nhiệm vụ được nhân dân giao phó", Thủ tướng kết lại phần trả lời chất vấn của đại biểu Vân.
Độc lập, tự chủ trong mọi mối quan hệ
Liên quan đến chất vấn về quan hệ Việt - Mỹ khi Mỹ có tổng thống mới, Thủ tướng khẳng định vẫn tiếp tục chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ cũng như độc lập, tự chủ trong mọi mối quan hệ. Thủ tướng tin tưởng Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển quan hệ tốt đẹp vì lợi ích chung của 2 nước.
Trả lời chất vấn về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi Mỹ có Tổng thống mới, Thủ tướng khẳng định Việt Nam là 1 trong 12 nước tham gia. Mỹ đã tuyên bố dừng trình Quốc hội phê chuẩn TPP nên Việt Nam cũng đang cân nhắc việc này.
Dù có tham gia TPP hay không thì Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục trên đường hội nhập quốc tế, với 12 hiệp định thương mại tự do khác đã ký.
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân rằng làm thế nào GDP tăng được 6,5% - 7% trong 5 năm tới mà vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô và an toàn nợ công, Thủ tướng nói nền kinh tế Việt Nam có quy mô GDP chưa đến 200 tỷ USD, quy mô như vậy còn khá nhỏ, nợ công tỷ trọng lại cao.
Ông nói, chỉ tiêu phát triển GDP 6,7% trong giai đoạn tới là khó nhưng Chính phủ sẽ quyết tâm, đề ra nhiều biện pháp từ đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, chi tiêu công. Tạo môi trường tốt hơn nữa đề người dân hăng hái lao động tạo thêm nguồn lực.
Về sự tự chủ độc lập của nền kinh tế được đại biểu Ngân chất vấn, Thủ tướng cho biết hội nhập sâu rộng nhưng phải luôn độc lập tự chủ. Trước hết là không phụ thuộc vào một thị trường, vào một đối tác... phải có nhiều biện pháp mới thực hiện được, trong đó có tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng thể chế, phát huy các thế mạnh của Việt Nam, mở rộng thị trường.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định sự tự chủ về kinh tế sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tự chủ, độc lập về chủ quyền.
Trước khi Quốc hội giải lao, đến loạt đại biểu thứ hai đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng.
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đề nghị Thủ tướng trình bày giải pháp để thực hiện chủ trương đóng cửa rừng nhưng vẫn đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu vấn đề nhạy cảm về công tác bổ nhiệm cán bộ vừa qua như bổ nhiệm người thân, họ hàng, bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn… nhưng tất cả vẫn đều "đúng quy trình". Kết luận về những hạn chế trong công tác này đã được nêu ra. Thủ tướng cũng nêu thông điệp khi nhậm chức là làm sao để con cháu người nghèo, người dân tộc thiểu số cũng có cơ hội tiến thân. Ông Trí đặt câu hỏi làm sao để chọn, bổ nhiệm cho được người tài, người giỏi, dù họ có là con cháu ai, ở góc rừng, góc bể nào?
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) nói về 5 dự án nghìn tỷ thua lỗ lớn. Ông Minh cho rằng việc làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những dự án gây thiệt hại lớn này đang rất chậm và việc xử lý chậm sẽ càng ngày càng gây thua lỗ lớn.
Thủ tướng cần chỉ đạo quyết liệt việc này để lấy lại niềm tin của người dân. Kết quả cải cách hành chính công, người dân chưa hài lòng về đạo đức công vụ của cán bộ công chức viên chức. Chính phủ đang quyết tâm xây dựng theo hướng liêm chính, kiến tạo, phục vụ thì giải pháp gì trước hết cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công?, ông Minh chất vấn.
Sau giải lao, Thủ tướng tiếp tục trả lời nốt chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân, ông nói việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết. Bên cạnh FDI có chính sách phát triển kinh tế trong nước, không thể để thua ngay trên sân nhà.
Về giải pháp cho nông nghiệp Việt, Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp để tích tụ ruộng đất, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và không thể thiếu doanh nghiệp, hợp tác xã...
Trả lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương về môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng nói Việt Nam đã có những tiến bôj. Ngay đầu năm tới sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về cải thiện môi trường đầu tư môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông nhắc đến những yếu tố cần cải thiện như vốn, đất đai, giảm số giờ nộp thuế...
Về chất vấn của đại biểu Xuân về đóng cửa rừng tự nhiên, Thủ tướng khẳng định đây là việc làm cần thiết, được nhân dân ủng hộ. Để thực hiện được thì cần xử lý nghiêm bất cứ lực lượng nào vi phạm, hạn chế di dân tự do, hạn chế phá rừng tự nhiên.
Với vấn đề dân tộc, Thủ tướng nói tỷ lệ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số gấp ba lần mức trung bình cả nước nên cần có chính sách xử lý vấn đề này. Gốc là nâng cao dân trí, năm nay ngân sách khó khăn về dành trái phiếu để xây dựng nhiều trường học khu vực này.
Hồi âm đại biểu Trí về công tác cán bộ, Thủ tướng nói quy trình đã có được triển khai cơ bản có cái tốt, tới đây sẽ bổ sung để có quy trình minh bạch hơn. Theo ông thì cần đột phá ở cạnh tranh, qua thi cử, bầu có số dư, quy hoạch bồi dưỡng, đánh giá công khai minh bạch, nếu làm tốt thì công tác cán bộ sẽ tốt hơn.
Chất vấn của đại biểu Minh về trách nhiệm của các dự án thua lỗ, Thủ tướng bày tỏ đồng ý là không nên kéo dài dự án thua lỗ, nếu cần phá sản chứ không nên đắp chiếu, việc này sẽ làm trong thời gian tới, ông cho biết.
Xây thể chế để không dám tham nhũng
Ở loạt đại biểu thứ ba chất vấn Thủ tướng, đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) nêu hệ quả của biến đối khí hậu, nhưng kinh phí còn hạn chế, bà muốn biết năm 2017 Chính phủ có dự báo và giải pháp nào để hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu.
Nội dung thứ hai đại biểu Hoa muốn biết là giải pháp tái cơ cấu lại nông nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) chất vấn về các dự án thua lỗ có lỗ hổng lớn trong quản lý và giải pháp khắc phục.
Chất vấn tiếp theo là Thủ tướng có giải pháp đột phá nào để ngăn chặn nạn tham nhũng hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp.HCM) cũng muốn nghe ý kiến của Thủ tướng về phòng chống tham nhũng. Bà đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả phòng chống tham nhũng lãng phí chưa đạt có hay không việc chưa phát huy đúng tầm vai trò của nhân dân?
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) muốn biết Thủ tướng suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng cần tiến hành cuộc cách mạng về nông nghiệp chứ không chỉ là cơ cấu lại.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa chất vấn về phát triển kinh tế biển gắn với chủ quyền biển đảo. Ông Nghĩa đề nghị các thành viên Chính phủ có chương trình hành động công khai vào đầu năm 2017 và hỏi Thủ tướng có đồng ý hay không?
Đại biểu Thái Trường Giang hỏi Thủ tướng khi nào Việt Nam mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thủ tướng có giải pháp nào để loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ?
Trả lời về biến đổi khí hậu, Thủ tướng nói đã có chương trình ứng phó và dành kinh phí cần thiết, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên tìm nhiều nguồn cả vốn bên ngoài để xử lý vấn đề này.
Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thủ tướng nói ông cũng đã trả lời, đây là vấn đề cấp bách, liên quan đến đời sống của đông đảo người dân.
Hồi âm về lỗ hổng quản lý doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng nói Trung ương đã cho phép thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Sẽ tiến hành cổ phần hoá nhưng không phải với bất cứ giá nào, có những doanh nghiệp, ngân hàng thì nhà nước vẫn phải nắm.
Với giải pháp chống tham nhũng, Thủ tướng nhấn mạnh phải xây dựng thể chế để không dám không nên tham nhũng và hạn chế tối đa xin cho và nghiêm trị, điều tra xét xử nghiêm minh những vụ việc tham nhũng và tăng cường kiểm soát quyền lực, quan tâm đến đời sống cán bộ công chức. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân.
Hồi âm đại biểu Nghĩa, Thủ tướng cho biết đã có nghị quyết về kinh tế biển, tới đây sẽ hoàn thiện đề án kết hợp quốc phòng với kinh tế. Thủ tướng cũng cho biết các địa phương đang triển khai chương trình tín dụng rất lớn để hỗ trợ cho ngư dân.
Về đề nghị các thành viên Chính phủ đều cần có chương trình hành động, Thủ tướng nói Chính phủ đã có chương trình hành động, nên sẽ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem có cần thiết hay không.
Với chất vấn của đại biểu Giang về sánh vai với các cường quốc năm châu, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đồng tâm hiệp lực, quyết tâm xây dựng đất nước đàng hoàng hơn to đẹp hơn.
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu hiện tượng phổ biến trong đời sống bộ máy công quyền làm phá vỡ kỷ cương, đó là phạt cho tồn tại, để lại dư địa rất lớn cho thương lượng mặc cả để tư túi. Đại biểu cho rằng cần phải chấm dứt hiện tượng này và muốn biết ý kiến Thủ tướng, nếu Thủ tướng tán thành thì nhiệm kỳ này có cam kết loại bỏ hoàn toàn phạt cho tồn tại hay không?
Nhắc lại vấn đề văn hoá từ chức ông đã nêu từ nhiệm kỳ trước, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng văn hoá từ chức giờ đây đã chín muồi. Vậy thì có cần tạo hành lang cho người liêm chính nhưng năng lực hạn chế có thể từ chức?
Cùng quan tâm, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) chất vấn tại sao văn hoá từ chức chưa áp dụng tại Việt Nam và Thủ tướng có mong muốn văn hoá này phát triển ở Việt Nam hay không?
“Văn hóa từ chức là cần thiết”
Trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ thống nhất với đại biểu và cho rằng cần nghiên cứu đầy đủ hơn xem trường hợp nào cần thẻ vàng và trường hợp nào cần thẻ đỏ luôn. Thủ tướng cũng cho biết sẽ nghiên cứu để hoàn thiện các quy định, hạn chế tiêu cực như đại biểu nêu.
Về văn hoá từ chức, Thủ tướng cũng tiếp thu ý kiến đại biểu và giao cho Bộ Nội vụ nghiên cứu thể chế tạo điều kiện cho những người năng lực hạn chế được từ chức. Văn hóa từ chức là cần thiết, Thủ tướng khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu lại sự cố Formosa và chất vấn Thủ tướng có giải pháp đột phá gì?
Trả lời đại biểu, Thủ tướng khẳng định nếu Formosa lặp lại sai phạm thì đóng cửa, dứt khoát không tha thứ.
Còn 7 đại biểu đăng ký, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị đại biểu chất vấn và Thủ tướng trả lời bằng văn bản. Như vậy, cả 36 đại biểu đều đã được nêu chất vấn.
Nội dung thứ hai đại biểu Hoa muốn biết là giải pháp tái cơ cấu lại nông nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) chất vấn về các dự án thua lỗ có lỗ hổng lớn trong quản lý và giải pháp khắc phục.
Chất vấn tiếp theo là Thủ tướng có giải pháp đột phá nào để ngăn chặn nạn tham nhũng hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp.HCM) cũng muốn nghe ý kiến của Thủ tướng về phòng chống tham nhũng. Bà đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả phòng chống tham nhũng lãng phí chưa đạt có hay không việc chưa phát huy đúng tầm vai trò của nhân dân?
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) muốn biết Thủ tướng suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng cần tiến hành cuộc cách mạng về nông nghiệp chứ không chỉ là cơ cấu lại.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa chất vấn về phát triển kinh tế biển gắn với chủ quyền biển đảo. Ông Nghĩa đề nghị các thành viên Chính phủ có chương trình hành động công khai vào đầu năm 2017 và hỏi Thủ tướng có đồng ý hay không?
Đại biểu Thái Trường Giang hỏi Thủ tướng khi nào Việt Nam mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thủ tướng có giải pháp nào để loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ?
Trả lời về biến đổi khí hậu, Thủ tướng nói đã có chương trình ứng phó và dành kinh phí cần thiết, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên tìm nhiều nguồn cả vốn bên ngoài để xử lý vấn đề này.
Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thủ tướng nói ông cũng đã trả lời, đây là vấn đề cấp bách, liên quan đến đời sống của đông đảo người dân.
Hồi âm về lỗ hổng quản lý doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng nói Trung ương đã cho phép thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Sẽ tiến hành cổ phần hoá nhưng không phải với bất cứ giá nào, có những doanh nghiệp, ngân hàng thì nhà nước vẫn phải nắm.
Với giải pháp chống tham nhũng, Thủ tướng nhấn mạnh phải xây dựng thể chế để không dám không nên tham nhũng và hạn chế tối đa xin cho và nghiêm trị, điều tra xét xử nghiêm minh những vụ việc tham nhũng và tăng cường kiểm soát quyền lực, quan tâm đến đời sống cán bộ công chức. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân.
Hồi âm đại biểu Nghĩa, Thủ tướng cho biết đã có nghị quyết về kinh tế biển, tới đây sẽ hoàn thiện đề án kết hợp quốc phòng với kinh tế. Thủ tướng cũng cho biết các địa phương đang triển khai chương trình tín dụng rất lớn để hỗ trợ cho ngư dân.
Về đề nghị các thành viên Chính phủ đều cần có chương trình hành động, Thủ tướng nói Chính phủ đã có chương trình hành động, nên sẽ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem có cần thiết hay không.
Với chất vấn của đại biểu Giang về sánh vai với các cường quốc năm châu, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đồng tâm hiệp lực, quyết tâm xây dựng đất nước đàng hoàng hơn to đẹp hơn.
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu hiện tượng phổ biến trong đời sống bộ máy công quyền làm phá vỡ kỷ cương, đó là phạt cho tồn tại, để lại dư địa rất lớn cho thương lượng mặc cả để tư túi. Đại biểu cho rằng cần phải chấm dứt hiện tượng này và muốn biết ý kiến Thủ tướng, nếu Thủ tướng tán thành thì nhiệm kỳ này có cam kết loại bỏ hoàn toàn phạt cho tồn tại hay không?
Nhắc lại vấn đề văn hoá từ chức ông đã nêu từ nhiệm kỳ trước, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng văn hoá từ chức giờ đây đã chín muồi. Vậy thì có cần tạo hành lang cho người liêm chính nhưng năng lực hạn chế có thể từ chức?
Cùng quan tâm, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) chất vấn tại sao văn hoá từ chức chưa áp dụng tại Việt Nam và Thủ tướng có mong muốn văn hoá này phát triển ở Việt Nam hay không?
“Văn hóa từ chức là cần thiết”
Trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ thống nhất với đại biểu và cho rằng cần nghiên cứu đầy đủ hơn xem trường hợp nào cần thẻ vàng và trường hợp nào cần thẻ đỏ luôn. Thủ tướng cũng cho biết sẽ nghiên cứu để hoàn thiện các quy định, hạn chế tiêu cực như đại biểu nêu.
Về văn hoá từ chức, Thủ tướng cũng tiếp thu ý kiến đại biểu và giao cho Bộ Nội vụ nghiên cứu thể chế tạo điều kiện cho những người năng lực hạn chế được từ chức. Văn hóa từ chức là cần thiết, Thủ tướng khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu lại sự cố Formosa và chất vấn Thủ tướng có giải pháp đột phá gì?
Trả lời đại biểu, Thủ tướng khẳng định nếu Formosa lặp lại sai phạm thì đóng cửa, dứt khoát không tha thứ.
Còn 7 đại biểu đăng ký, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị đại biểu chất vấn và Thủ tướng trả lời bằng văn bản. Như vậy, cả 36 đại biểu đều đã được nêu chất vấn.