Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn cho người Việt tại Libya
Libya đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ 2011
Sáng 30/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ tiến hành phiên họp thường kỳ tháng 7/2014 dự kiến kéo dài trong hai ngày.
Tại phiên họp, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya. Nước này đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hồi năm 2011. Giao tranh suốt hai tuần qua giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng ủng hộ thế tục ở Tripoli, Benghazi đã làm ít nhất 150 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương, khiến hầu hết hoạt động hàng không ở Libya bị tê liệt.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển cho doanh nghiệp; báo cáo một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;…
Chính phủ cũng sẽ thảo luận về một số dự án luật như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; dự án Luật An toàn vệ sinh lao động; dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; dự án Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi…
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ trên cơ sở báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;… trên tinh thần không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2014.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng đi sâu dự báo, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; thảo luận các giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014; các giải pháp tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu; đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính về thuế, hải quan, đất đai, giảm số lần, số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 của Chính phủ, các nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi qua từng tháng; sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển tốt; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao…
Tại phiên họp, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya. Nước này đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hồi năm 2011. Giao tranh suốt hai tuần qua giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng ủng hộ thế tục ở Tripoli, Benghazi đã làm ít nhất 150 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương, khiến hầu hết hoạt động hàng không ở Libya bị tê liệt.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển cho doanh nghiệp; báo cáo một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;…
Chính phủ cũng sẽ thảo luận về một số dự án luật như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; dự án Luật An toàn vệ sinh lao động; dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; dự án Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi…
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ trên cơ sở báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;… trên tinh thần không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2014.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng đi sâu dự báo, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; thảo luận các giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014; các giải pháp tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu; đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính về thuế, hải quan, đất đai, giảm số lần, số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 của Chính phủ, các nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi qua từng tháng; sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển tốt; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao…