Thủ tướng yêu cầu rà soát lao động nước ngoài tại Việt Nam
Lượng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây
Lượng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 129/TB-VPCP, thông báo ý kiến của Thủ tướng về tình hình đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài và lao động từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
Theo nội dung thông báo này, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về lao động nước ngoài tại Việt Nam, nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động hoặc cố tình vi phạm pháp luật về quản lý lao động.
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phải tiến hành tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động nước ngoài làm việc, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động theo đúng quy định và báo cáo Thủ tướng trước 31/5 tới.
Bộ này cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về công tác quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật.
Trả lời VnEconomy trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết theo các quy định hiện hành, Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc, chứ không tiếp nhận lao động phổ thông nước ngoài. Tuy nhiên, ở một số địa phương, sau khi kiểm tra ở nhiều nhà thầu, có tình trạng nhiều lao động nước ngoài không có giấy phép lao động, không có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Ông Trung cũng cho biết đối với những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam làm việc không có giấy phép, trước hết cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời sẽ thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 113 đối với những trường hợp vi phạm. Nếu trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu vẫn cố tình không thực hiện thì sở lao động - thương binh xã hội phải có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an trục xuất lao động phổ thông nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 129/TB-VPCP, thông báo ý kiến của Thủ tướng về tình hình đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài và lao động từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
Theo nội dung thông báo này, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về lao động nước ngoài tại Việt Nam, nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động hoặc cố tình vi phạm pháp luật về quản lý lao động.
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phải tiến hành tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động nước ngoài làm việc, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động theo đúng quy định và báo cáo Thủ tướng trước 31/5 tới.
Bộ này cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về công tác quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật.
Trả lời VnEconomy trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết theo các quy định hiện hành, Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc, chứ không tiếp nhận lao động phổ thông nước ngoài. Tuy nhiên, ở một số địa phương, sau khi kiểm tra ở nhiều nhà thầu, có tình trạng nhiều lao động nước ngoài không có giấy phép lao động, không có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Ông Trung cũng cho biết đối với những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam làm việc không có giấy phép, trước hết cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời sẽ thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 113 đối với những trường hợp vi phạm. Nếu trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu vẫn cố tình không thực hiện thì sở lao động - thương binh xã hội phải có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an trục xuất lao động phổ thông nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.