Thua lỗ nặng, Sharp “cầu cứu” Samsung
Việc Sharp phải bán cổ phần cho Samsung được xem là một cú sốc lớn đối với ngành điện tử Nhật Bản
Sharp cho biết sẽ bán số cổ phiếu trị giá 10,4 tỷ Yên (110 triệu USD) cho Samsung, trong bối cảnh hãng sản xuất màn hình tivi LCD hàng đầu của Nhật Bản đang cố gắng thoát ra khỏi tình trạng thua lỗ kỷ lục.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, Sharp sẽ bán 3% cổ phần cho Samsung (290 Yên/ cổ phiếu), đưa hãng điện tử Hàn Quốc trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Sharp. Tuy nhiên, nguồn tin từ Samsung cho hay, khoản đầu tư này là nhằm vào mảng kinh doanh màn hình tinh thể lỏng của Sharp, chứ không giành quyền quản lý công ty Nhật.
Hiroshi Sakai, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Nghiên cứu SMBC Friend, cho rằng quyết định chấp nhận vốn từ một công ty nước ngoài, về mặt lịch sử là rất hiếm thấy với một công ty Nhật Bản. Thương vụ này về ý nghĩa sẽ không chỉ đánh dấu bước lùi lớn của chính công ty này, mà còn cho thấy sự suy giảm của cả các hãng chế tạo Nhật Bản.
“Với Nhật Bản, tin tức về Sharp mang tính biểu tượng và là một cú sốc. Hãng này đã luôn dẫn đầu trong ngành công nghệ cao, đang gặp khó khăn, trong khi đối thủ Samsung đang nhanh chóng qua mặt,” ông Sakai nói.
Thêm vào đó, khoản tiền đầu tư 10,4 tỷ Yên nghe có vẻ lớn nhưng thực ra vẫn rất nhỏ, so với nhu cầu thực tế hiện nay của Sharp. Trước đó, hãng đã phải cắt giảm nhân sự và đồng ý bán cổ phần cho nhà sản xuất chip điện thoại lớn nhất thế giới Qualcomm để tái cơ cấu. Năm ngoái, Sharp đã vuột mất khoản tiền từ tập đoàn công nghệ Foxconn sau gần một năm đàm phán.
Ngành sản xuất thiết bị điện tử của Nhật gặp hàng loạt vấn đề, từ đồng Yên tăng giá, mức cầu yếu, cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, cũng như các sai lầm chiến lược của chính các hãng Nhật Bản. Trong một bối cảnh như vậy, sự thụt lui của Sharp không phải là ngoại lệ. Hãng dự tính mức thua lỗ cả năm tài khóa 2012 (kết thúc ngày 31/3/2013) có thể lên tới 450 tỷ Yên.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Sakai, tình hình khó khăn hiện tại sẽ khiến các thỏa thuận mua bán giữa các công ty Nhật và doanh nghiệp nước ngoài gia tăng. “Nhiều hãng chế tạo điện tử Nhật Bản đang phải vật lộn để tồn tại. Nhưng họ vẫn có các công nghệ hấp dẫn và một số đối thủ nước ngoài sẽ quan tâm”, ông nói.
Sean Kim, một nhà phân tích của ngân hàng Standard Chartered ở Seoul cho hay, “Sharp hiện đang ở trong một tình huống rất là bấp bênh”. Theo ông, thỏa thuận này sẽ giúp Samsung “nắm được thế thượng phong” trong việc kiểm soát lượng cung ứng màn hình. “Có được một liên minh chiến lược với Sharp mà chỉ chi từng đó tiền thì quả là thỏa thuận hời với Samsung”, ông nói thêm.
Thỏa thuận mua bán cổ phần này dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 28/3 tới. Sharp dự tính dùng 6,9 tỷ Yên từ thương vụ này để mua công nghệ màn hình LCD mới và 3,23 tỷ Yên còn lại vào những kế hoạch đầu tư liên quan tới thiết bị di động.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, Sharp sẽ bán 3% cổ phần cho Samsung (290 Yên/ cổ phiếu), đưa hãng điện tử Hàn Quốc trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Sharp. Tuy nhiên, nguồn tin từ Samsung cho hay, khoản đầu tư này là nhằm vào mảng kinh doanh màn hình tinh thể lỏng của Sharp, chứ không giành quyền quản lý công ty Nhật.
Hiroshi Sakai, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Nghiên cứu SMBC Friend, cho rằng quyết định chấp nhận vốn từ một công ty nước ngoài, về mặt lịch sử là rất hiếm thấy với một công ty Nhật Bản. Thương vụ này về ý nghĩa sẽ không chỉ đánh dấu bước lùi lớn của chính công ty này, mà còn cho thấy sự suy giảm của cả các hãng chế tạo Nhật Bản.
“Với Nhật Bản, tin tức về Sharp mang tính biểu tượng và là một cú sốc. Hãng này đã luôn dẫn đầu trong ngành công nghệ cao, đang gặp khó khăn, trong khi đối thủ Samsung đang nhanh chóng qua mặt,” ông Sakai nói.
Thêm vào đó, khoản tiền đầu tư 10,4 tỷ Yên nghe có vẻ lớn nhưng thực ra vẫn rất nhỏ, so với nhu cầu thực tế hiện nay của Sharp. Trước đó, hãng đã phải cắt giảm nhân sự và đồng ý bán cổ phần cho nhà sản xuất chip điện thoại lớn nhất thế giới Qualcomm để tái cơ cấu. Năm ngoái, Sharp đã vuột mất khoản tiền từ tập đoàn công nghệ Foxconn sau gần một năm đàm phán.
Ngành sản xuất thiết bị điện tử của Nhật gặp hàng loạt vấn đề, từ đồng Yên tăng giá, mức cầu yếu, cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, cũng như các sai lầm chiến lược của chính các hãng Nhật Bản. Trong một bối cảnh như vậy, sự thụt lui của Sharp không phải là ngoại lệ. Hãng dự tính mức thua lỗ cả năm tài khóa 2012 (kết thúc ngày 31/3/2013) có thể lên tới 450 tỷ Yên.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Sakai, tình hình khó khăn hiện tại sẽ khiến các thỏa thuận mua bán giữa các công ty Nhật và doanh nghiệp nước ngoài gia tăng. “Nhiều hãng chế tạo điện tử Nhật Bản đang phải vật lộn để tồn tại. Nhưng họ vẫn có các công nghệ hấp dẫn và một số đối thủ nước ngoài sẽ quan tâm”, ông nói.
Sean Kim, một nhà phân tích của ngân hàng Standard Chartered ở Seoul cho hay, “Sharp hiện đang ở trong một tình huống rất là bấp bênh”. Theo ông, thỏa thuận này sẽ giúp Samsung “nắm được thế thượng phong” trong việc kiểm soát lượng cung ứng màn hình. “Có được một liên minh chiến lược với Sharp mà chỉ chi từng đó tiền thì quả là thỏa thuận hời với Samsung”, ông nói thêm.
Thỏa thuận mua bán cổ phần này dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 28/3 tới. Sharp dự tính dùng 6,9 tỷ Yên từ thương vụ này để mua công nghệ màn hình LCD mới và 3,23 tỷ Yên còn lại vào những kế hoạch đầu tư liên quan tới thiết bị di động.