Thực hiện cơ chế giá với học phí, viện phí
Qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí, một số khoản phí, lệ phí hiện hành đã lạc hậu
Qua 13 năm thực hiện, đến nay một số khoản phí đã và đang chuyển sang cơ chế giá theo quy định của luật chuyên ngành, đặc biệt là một số khoản phí có tác động lớn đến người dân như học phí, viện phí,..., Chính phủ lý giải sự cần thiết phải ban hành Luật Phí và Lệ phí.
Chiều 6/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này.
Tại tờ trình, Chính phủ nêu rõ, qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, một số khoản phí, lệ phí hiện hành đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần rà soát hoàn thiện để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Sau khi bổ sung cũng nhiều và bãi bỏ không ít, danh mục phí, lệ phí kèm theo dự thảo luật bao gồm 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí.
Trong 18 khoản phí cần đưa ra khỏi danh mục có phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay phí hoạt động giám định...
Có 5 khoản phí quy định trong danh mục nhưng pháp luật chuyên ngành đã quy định thực hiện theo cơ chế giá, cần đưa các khoản phí này ra khỏi danh mục, gồm: viện phí, phí đấu thầu, học phí, phí giám định tư pháp, phí kiểm định đo lường chất lượng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày.
Chính phủ cũng cho rằng cần bổ sung 15 khoản phí như phí công chứng, phí bay qua vùng trời... theo quy định của một số luật chuyên ngành.
Thẩm tra sơ bộ dự án luật, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận xét, một số quy định trong dự thảo còn chung chung, chưa rõ về nội hàm của từng khái niệm. Như khái niệm về phí, lệ phí, dịch vụ công, giá dịch vụ dẫn đến chưa rõ ràng trong phân loại giữa phí và lệ phí, giữa phí, lệ phí và giá dịch vụ.
Bên cạnh đó, một số nội dung quan trọng, cơ bản của luật chưa được quy định chi tiết trong dự thảo luật mà giao Chính phủ quy định, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng còn hai loại ý kiến về phạm vi điều chỉnh của dự luật.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, phạm vi điều chỉnh theo quy định của dự thảo luật, điều chỉnh bao gồm cả phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện là chưa thực phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong một số lĩnh vực cần khuyến khích.
Theo đó, đề nghị phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do Cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện .
Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện sẽ được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, một số khoản phí có tính chất giá dịch vụ nhưng có tác động lớn đến an sinh xã hội và sự vận động của nền kinh tế, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, nâng giá như: phí sử dụng đường bộ thuộc các dự án BOT, phí dịch vụ thuộc các khu chung cư do các Ban quản lý dự án quản lý....
Do vậy, các ý kiến này nhất trí rằng luật sẽ điều chỉnh quản lý thu, nộp phí, lệ phí đối với dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhất trí với loại ý kiến thứ nhất, ông Hiển cho biết.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng nhất trí chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí và thực hiện theo cơ chế giá đã được thể hiện tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Giá. Theo quy định này, viện phí và học phí sẽ thuộc nhóm các hoạt động dịch vụ do Nhà nước định giá, ông Hiển giải thích.
Đề xuất chuyển thuế môn bài là khoản lệ phí cũng được cơ quan thẩm tra đồng ý.
Cho rằng dự án luật đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, song các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần giải thích từ ngữ cụ thể hơn, rà soát lại danh mục phí và lệ phí và đánh giá tác động đến nguồn thu, đồng thời cần minh bạch các khoản thu phí và lệ phí.
Chiều 6/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này.
Tại tờ trình, Chính phủ nêu rõ, qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, một số khoản phí, lệ phí hiện hành đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần rà soát hoàn thiện để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Sau khi bổ sung cũng nhiều và bãi bỏ không ít, danh mục phí, lệ phí kèm theo dự thảo luật bao gồm 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí.
Trong 18 khoản phí cần đưa ra khỏi danh mục có phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay phí hoạt động giám định...
Có 5 khoản phí quy định trong danh mục nhưng pháp luật chuyên ngành đã quy định thực hiện theo cơ chế giá, cần đưa các khoản phí này ra khỏi danh mục, gồm: viện phí, phí đấu thầu, học phí, phí giám định tư pháp, phí kiểm định đo lường chất lượng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày.
Chính phủ cũng cho rằng cần bổ sung 15 khoản phí như phí công chứng, phí bay qua vùng trời... theo quy định của một số luật chuyên ngành.
Thẩm tra sơ bộ dự án luật, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận xét, một số quy định trong dự thảo còn chung chung, chưa rõ về nội hàm của từng khái niệm. Như khái niệm về phí, lệ phí, dịch vụ công, giá dịch vụ dẫn đến chưa rõ ràng trong phân loại giữa phí và lệ phí, giữa phí, lệ phí và giá dịch vụ.
Bên cạnh đó, một số nội dung quan trọng, cơ bản của luật chưa được quy định chi tiết trong dự thảo luật mà giao Chính phủ quy định, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng còn hai loại ý kiến về phạm vi điều chỉnh của dự luật.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, phạm vi điều chỉnh theo quy định của dự thảo luật, điều chỉnh bao gồm cả phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện là chưa thực phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong một số lĩnh vực cần khuyến khích.
Theo đó, đề nghị phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do Cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện .
Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện sẽ được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, một số khoản phí có tính chất giá dịch vụ nhưng có tác động lớn đến an sinh xã hội và sự vận động của nền kinh tế, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, nâng giá như: phí sử dụng đường bộ thuộc các dự án BOT, phí dịch vụ thuộc các khu chung cư do các Ban quản lý dự án quản lý....
Do vậy, các ý kiến này nhất trí rằng luật sẽ điều chỉnh quản lý thu, nộp phí, lệ phí đối với dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhất trí với loại ý kiến thứ nhất, ông Hiển cho biết.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng nhất trí chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí và thực hiện theo cơ chế giá đã được thể hiện tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Giá. Theo quy định này, viện phí và học phí sẽ thuộc nhóm các hoạt động dịch vụ do Nhà nước định giá, ông Hiển giải thích.
Đề xuất chuyển thuế môn bài là khoản lệ phí cũng được cơ quan thẩm tra đồng ý.
Cho rằng dự án luật đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, song các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần giải thích từ ngữ cụ thể hơn, rà soát lại danh mục phí và lệ phí và đánh giá tác động đến nguồn thu, đồng thời cần minh bạch các khoản thu phí và lệ phí.