Thuế giảm, giá lại tăng, vì sao?
Đã có 26 mặt hàng được cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Đã có 26 mặt hàng được cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng mong đợi là giá hàng hóa sẽ giảm đã không xảy ra, thậm chí có mặt hàng còn tăng thêm. Vì sao?
Tăng 10-20%
Đến thời điểm này, thị trường hàng hóa vẫn trong chiều hướng tăng giá. Chỉ trong vòng ba tuần đầu năm, giá dầu ăn đã điều chỉnh bốn lần, tăng 28% (tương đương 5.000-8.000 đồng/lít).
Nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng giá: nhựa gia dụng tăng 2-5%, thực phẩm đóng hộp tăng 10%, áo quần tăng 5-10%... Các mặt hàng như giày dép, nhôm... cũng nhúc nhích tăng giá. Các nhà cung cấp khẳng định xu hướng tăng giá từ nay đến Tết Nguyên đán là không thể tránh khỏi. Bình quân giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng 10-20%.
Theo cam kết, những mặt hàng được cắt giảm thuế ngay là: thịt chế biến (đóng hộp) giảm 20%, mỹ phẩm các loại và xà phòng 20-40%, sản phẩm nhựa dùng trong gia đình 20%, giày dép, mũ các loại 20%, bia giảm 20%...
Với mặt hàng nhựa gia dụng có mức thuế giảm ngay tức khắc 20%, theo ông Võ Văn Đức Bảy - Phó giám đốc Công ty Nhựa Chợ Lớn, sản phẩm nhựa ngoại nhập khó lòng vào Việt Nam trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất đang đứng ở mức cao, nên giá thành khi đến tay người tiêu dùng sẽ cao gấp 3-4 lần so với giá sản xuất trong nước.
Đây chính là lý do tại sao mức thuế nhập khẩu có giảm nhưng hàng nhập khẩu không về, hoặc về rất ít (chủ yếu bán ở một số siêu thị dành cho người nước ngoài) nên cũng không ảnh hưởng đến thị trường chung.
Giá không giảm, vì sao?
Theo ông Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Nguyễn Trãi (Tp.HCM), ít nhất phải hơn một tháng nữa người tiêu dùng mới được mua hàng với giá rẻ hơn nhờ giảm thuế.
Không riêng gì siêu thị Citimart Nguyễn Trãi, hàng loạt siêu thị khác đều ký hợp đồng nhập khẩu vào thời điểm gần cuối năm 2006 nhằm chuẩn bị lượng hàng bán tết nên giá các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo nói chung khó lòng được giảm giá ngay trong dịp tết này.
Ông Tuấn cho biết, giá bánh kẹo nhập khẩu hiện đang bán tại siêu thị chưa hạ, dù thuế nhập khẩu cam kết theo lộ trình giảm trung bình 20-30% so với trước.
“Lý do là hợp đồng nhập khẩu hàng của chúng tôi được ký từ tháng 11/2006, lúc đó thuế vẫn chưa được giảm nên hàng về vẫn bán với giá thuế cũ”, ông Tuấn phân tích.
Tương tự, đại diện Metro & Cash cho biết: “Dù thuế suất trung bình trong WTO đối với mỹ phẩm giảm từ 44% xuống 17,9% nhưng giá mỹ phẩm, xà phòng đến thời điểm này hoàn toàn ổn định, không hề giảm vì các mặt hàng mỹ phẩm hiện nay chủ yếu do trong nước sản xuất. Một số lô hàng mỹ phẩm ngoại nhập được ký trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực”.
Một nhà nhập khẩu hóa mỹ phẩm cũng cho hay đơn vị sắp nhập về rất nhiều mỹ phẩm từ Thái Lan, Malaysia nhưng chủ yếu hưởng thuế suất ưu đãi theo AFTA (khu vực tự do mậu dịch ASEAN) chứ không phải theo WTO vì thuế suất trong AFTA đã giảm từ trước đó, chỉ còn 0-5%.
Cũng có mặt hàng giảm giá, trong đó có bia nhập khẩu. Bà Nguyễn Thị Hồng Lĩnh - giám đốc nhà phân phối bia Corona - cho biết ngay khi cam kết của Việt Nam với WTO có hiệu lực, mức thuế giảm 20% đã kéo giá bán bia Corona thùng 24 chai giảm 44.000 đồng/thùng so với trước.
Thế nhưng, mức giá này người tiêu dùng chỉ có thể mua được trong hệ thống các siêu thị, chứ mua lẻ ngoài thị trường giá vẫn còn ở “trên trời” vì “tâm lý của người bán lẻ lúc nào cũng đẩy giá lên cao, đặc biệt là vào thời điểm cận tết như hiện nay”.
Ngoài những lý do trên, yếu tố tâm lý, nhu cầu mua sắm của người dân dịp tết tăng mạnh, việc điều chỉnh giá điện, giá than... cũng đã đẩy giá cả nhiều mặt hàng lên cao hoặc khó giảm giá.
Tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng mong đợi là giá hàng hóa sẽ giảm đã không xảy ra, thậm chí có mặt hàng còn tăng thêm. Vì sao?
Tăng 10-20%
Đến thời điểm này, thị trường hàng hóa vẫn trong chiều hướng tăng giá. Chỉ trong vòng ba tuần đầu năm, giá dầu ăn đã điều chỉnh bốn lần, tăng 28% (tương đương 5.000-8.000 đồng/lít).
Nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng giá: nhựa gia dụng tăng 2-5%, thực phẩm đóng hộp tăng 10%, áo quần tăng 5-10%... Các mặt hàng như giày dép, nhôm... cũng nhúc nhích tăng giá. Các nhà cung cấp khẳng định xu hướng tăng giá từ nay đến Tết Nguyên đán là không thể tránh khỏi. Bình quân giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng 10-20%.
Theo cam kết, những mặt hàng được cắt giảm thuế ngay là: thịt chế biến (đóng hộp) giảm 20%, mỹ phẩm các loại và xà phòng 20-40%, sản phẩm nhựa dùng trong gia đình 20%, giày dép, mũ các loại 20%, bia giảm 20%...
Với mặt hàng nhựa gia dụng có mức thuế giảm ngay tức khắc 20%, theo ông Võ Văn Đức Bảy - Phó giám đốc Công ty Nhựa Chợ Lớn, sản phẩm nhựa ngoại nhập khó lòng vào Việt Nam trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất đang đứng ở mức cao, nên giá thành khi đến tay người tiêu dùng sẽ cao gấp 3-4 lần so với giá sản xuất trong nước.
Đây chính là lý do tại sao mức thuế nhập khẩu có giảm nhưng hàng nhập khẩu không về, hoặc về rất ít (chủ yếu bán ở một số siêu thị dành cho người nước ngoài) nên cũng không ảnh hưởng đến thị trường chung.
Giá không giảm, vì sao?
Theo ông Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Nguyễn Trãi (Tp.HCM), ít nhất phải hơn một tháng nữa người tiêu dùng mới được mua hàng với giá rẻ hơn nhờ giảm thuế.
Không riêng gì siêu thị Citimart Nguyễn Trãi, hàng loạt siêu thị khác đều ký hợp đồng nhập khẩu vào thời điểm gần cuối năm 2006 nhằm chuẩn bị lượng hàng bán tết nên giá các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo nói chung khó lòng được giảm giá ngay trong dịp tết này.
Ông Tuấn cho biết, giá bánh kẹo nhập khẩu hiện đang bán tại siêu thị chưa hạ, dù thuế nhập khẩu cam kết theo lộ trình giảm trung bình 20-30% so với trước.
“Lý do là hợp đồng nhập khẩu hàng của chúng tôi được ký từ tháng 11/2006, lúc đó thuế vẫn chưa được giảm nên hàng về vẫn bán với giá thuế cũ”, ông Tuấn phân tích.
Tương tự, đại diện Metro & Cash cho biết: “Dù thuế suất trung bình trong WTO đối với mỹ phẩm giảm từ 44% xuống 17,9% nhưng giá mỹ phẩm, xà phòng đến thời điểm này hoàn toàn ổn định, không hề giảm vì các mặt hàng mỹ phẩm hiện nay chủ yếu do trong nước sản xuất. Một số lô hàng mỹ phẩm ngoại nhập được ký trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực”.
Một nhà nhập khẩu hóa mỹ phẩm cũng cho hay đơn vị sắp nhập về rất nhiều mỹ phẩm từ Thái Lan, Malaysia nhưng chủ yếu hưởng thuế suất ưu đãi theo AFTA (khu vực tự do mậu dịch ASEAN) chứ không phải theo WTO vì thuế suất trong AFTA đã giảm từ trước đó, chỉ còn 0-5%.
Cũng có mặt hàng giảm giá, trong đó có bia nhập khẩu. Bà Nguyễn Thị Hồng Lĩnh - giám đốc nhà phân phối bia Corona - cho biết ngay khi cam kết của Việt Nam với WTO có hiệu lực, mức thuế giảm 20% đã kéo giá bán bia Corona thùng 24 chai giảm 44.000 đồng/thùng so với trước.
Thế nhưng, mức giá này người tiêu dùng chỉ có thể mua được trong hệ thống các siêu thị, chứ mua lẻ ngoài thị trường giá vẫn còn ở “trên trời” vì “tâm lý của người bán lẻ lúc nào cũng đẩy giá lên cao, đặc biệt là vào thời điểm cận tết như hiện nay”.
Ngoài những lý do trên, yếu tố tâm lý, nhu cầu mua sắm của người dân dịp tết tăng mạnh, việc điều chỉnh giá điện, giá than... cũng đã đẩy giá cả nhiều mặt hàng lên cao hoặc khó giảm giá.